Ngày 28/10/2024, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.
Tham dự buổi Lễ có TS. Trần Hoàng Long, Bí thư Chi bộ, Phó Viện trưởng điều hành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; TS. Ngô Hương Lan, Phó Bí thư chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; tập thể Lãnh đạo cấp phòng, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Trong kỷ nguyên kinh tế “bình thường mới” (新常态), Chính phủ Trung Quốc đang hướng tới mô hình tăng trưởng định tính thay cho mô hình tăng trưởng định lượng hiện có. Để phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất sang phát triển công nghệ cao, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chiến lược “Khởi nghiệp và đổi mới đại chúng” (大众创业,万众创新) thông qua việc đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới mang tính bền vững. Các chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc đã khiến văn hóa khởi nghiệp, cơ sở hạ tầng và các nền tảng hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh chóng. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng, những thành tựu và hạn chế của hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2022, trên cơ sở đó bước đầu làm rõ vị thế, đặc thù, năng lực cạnh tranh, triển vọng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trung Quốc trong thời gian tới.
Nằm trong kế hoạch hoạt động khoa học chung năm 2024, ngày 31 tháng 10 năm 2024, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á phối hợp với Đại học Senshu, Nhật Bản tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội nổi bật của Nhật Bản” tại Trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 176 Thái Hà. Tham dự hội thảo, về phía các học giả đến từ Trường Kinh tế, Đại học Shenshu, có GS. Ohashi Hideo, GS. Ikebe Ryo, GS. Inada Juichi, GS. Xu Jirui, GS. Fu Hoi Yee. Ngoài ra còn có GS. Yoshikawa Sumie đến từ trường Luật Đại học Senshu và GS. Isozaki Atsuhito đến từ Trường Đại học Keio. Về phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, có TS. Trần Hoàng Long – Phó Viện trưởng điều hành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cùng toàn thể cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Ngày 04/10/2024, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã có buổi làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á rất vinh dự được tiếp đón Ngài Wee Joonseok, tham tán Công sứ; Bà Ryu Mina, Bí thư thứ nhất; Bà An Soyeon, chuyên viên, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tham dự có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành; TS. Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc; Ths. Phạm Thị Nhung, Phó trưởng phòng Phòng Hành chính – Tổng hợp.
Ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với quan điểm bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và chính sách phát triển văn hóa của Việt Nam cụ thể là: “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước” và “phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.
Tác giả: PGS. TS. Phạm Hồng Thái chủ biên
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020, 247 trang
Kí hiệu: Vv2932