Ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với quan điểm bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và chính sách phát triển văn hóa của Việt Nam cụ thể là: “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước” và “phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.
Vào chiều ngày 28/10/2024, Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề lần thứ hai với chủ đề “Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế”. Buổi sinh hoạt tiếp tục nhằm mục tiêu củng cố, mở rộng hiểu biết về tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tạo môi trường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn cho các cán bộ, đảng viên trong Viện. Buổi sinh hoạt do đồng chí Phó Bí thư Chi bộ Ngô Hương Lan chủ trì cùng sự tham gia của toàn thể đảng viên trong Chi bộ.
Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2017 đến nay tiếp tục được hai nước đặc biệt quan tâm đẩy mạnh, nhằm đáp ứng hiệu quả với các cam kết trong Bản Ghi nhớ về Hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương được ký năm 2011Những nội dung này được thể hiện cụ thể như sau:
Vào chiều ngày 27/9/2024, Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế”. Đây là buổi sinh hoạt nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ, đảng viên và nghiên cứu viên trong Viện về tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là cơ hội để mọi người học hỏi, trao đổi các kiến thức lý luận và thực tiễn trong công tác nghiên cứu. Đ/c Phó Bí thư Chi bộ Ngô Hương Lan chủ trì buổi sinh hoạt và có sự tham dự của toàn thể đảng viên trong Chi bộ.
Chứng kiến những tổn thất nặng nề của người dân ở các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ lụt lịch sử do hoàn lưu của cơn bão số 3 vừa qua, được sự đồng ý của Chi ủy và Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, với tinh thần “Tương thân tương ái”, Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã triển khai một loạt các hoạt động có ý nghĩa, cụ thể như sau:
Sáng ngày 20/9/2024, được sự đồng ý của Chi ủy, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã cùng với một số chi đoàn trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức đến thăm và tặng quà cho các bệnh nhi tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội). Hoạt động thiện nguyện này nằm trong chuỗi chương trình “Kết nối yêu thương”, hướng tới mục tiêu chia sẻ, động viên và mang lại niềm vui cho các em nhỏ đang điều trị tại bệnh viện trong dịp Trung thu năm 2024.
Vào lúc 6 giờ sáng ngày 02/9/2024, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trong không khí trang nghiêm và ngập tràn niềm xúc động, tự hào, đoàn viên chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á do đồng chí Phan Thị Diễm Huyền – Bí thư Chi đoàn làm trưởng đoàn cùng với các đoàn viên, thanh niên thuộc Khối các cơ quan Trung ương, những nghệ sỹ, những người có ảnh hưởng tích cực tới giới trẻ đã tề tựu để cùng nhau tham gia Nghi lễ Chào cờ và hát Quốc ca nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024).
Theo UNESCO, công nghiệp văn hóa xuất hiện khi các hàng hóa và dịch vụ văn hóa được sản xuất và tái sản xuất, được lưu trữ và phân phối trên dây chuyền công nghiệp và thương mại, tức là trên quy mô lớn, phù hợp với chiến lược kinh tế hơn là phát triển văn hóa. Công nghiệp văn hóa là những ngành sản xuất ra những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình mang tính nghệ thuật, sáng tạo và có tiềm năng tạo ra thu nhập, của cải thông qua việc khai thác các tài sản văn hóa, sản xuất hàng hóa, dịch vụ dựa trên tri thức (cả truyền thống và đương đại).
Hòa chung không khí của những ngày tháng 7 lịch sử chào mừng kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 – 15/7/2024) và 77 năm Ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), các đoàn viên của Chi đoàn Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Cương lĩnh, đường lối chính trị, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành trên nền tảng lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, cương lĩnh, đường lối chính trị, quan điểm của Đảng luôn được bổ sung, phát triển hoàn thiện để đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn và cách mạng đi đến thắng lợi, nhất là sự thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị không từ bỏ ý đồ chống phá, xuyên tạc, phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, cần có sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí, xuất bản.