Trang chủ

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 10

Quan hệ Nhật Bản - ASEAN trong kỷ nguyên mới: Hướng tới một xã hội phát triển bền vững thông qua hợp tác và đồng sáng tạo

Đăng ngày: 14-06-2024, 11:48

Kể từ khi học thuyết Fukuda ra đời vào năm 1977, Nhật Bản luôn coi ASEAN là đối tác hợp tác quan trọng trong khu vực trên mọi lĩnh vực và mọi cấp độ. Sự hợp tác này trong những năm qua đã góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước ASEAN và ở phạm vi khu vực nói chung. ASEAN chiếm một vị trí quan trọng, là nền tảng cho sự ổn định và thịnh vượng của thế giới trong chiến lược mới của Nhật Bản về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). ASEAN cũng đưa ra “Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP)”, nhấn mạnh sự cần thiết của một khuôn khổ đa phương bao trùm và hợp tác. Tăng cường hợp tác với ASEAN càng trở nên quan trọng hơn đối với Nhật Bản, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhật Bản bởi đây sẽ là đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư để cùng tạo ra các giá trị mới, hướng tới hiện thực hóa một xã hội bền vững và mở ra một kỷ nguyên mới.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 10

Vấn nạn tự tử ở thanh niên Hàn Quốc hiện nay: Thực trạng và nguyên nhân

Đăng ngày: 14-06-2024, 11:45

Tự tử, vấn nạn lớn Hàn Quốc đối mặt hơn một thập kỷ qua, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với thanh niên nước này. Động cơ chính dẫn đến hành vi tự tử ở lứa tuổi thanh niên xuất phát từ các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và các vấn đề kinh tế, sau đó là đến các vấn đề về gia đình. Thanh niên là nhóm đối tượng đang trong quá trình định hình nhân cách, lối sống, do vậy những khó khăn, biến động trong cuộc sống, những cú sốc tâm lý… rất dễ khiến họ rơi vào trạng thái khủng hoảng, tâm lý bị cô lập, mối liên kết xã hội trở nên đứt gẫy. Vấn nạn tự tử gây ra những chi phí kinh tế và xã hội rất lớn cho Hàn Quốc, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc gia đình, nhận thức của công chúng về đất nước và hình ảnh quốc gia. Trong nhiều thập niên qua Hàn Quốc đã coi việc ngăn ngừa và phòng chống nạn tử tử là vấn đề ưu tiên, bức thiết của xã hội.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 10

Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên của Nhật Bản

Đăng ngày: 14-06-2024, 11:41

Nhật Bản là quốc gia đang hứng chịu nhiều rủi ro khi phải trải qua những thảm họa kinh hoàng từ thiên nhiên mà một nguyên nhân quan trọng là do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Rất khó, nếu không muốn nói là không thể ngăn chặn các thảm họa thiên nhiên tại quốc gia này. Để ứng phó, Nhật Bản luôn có sự đổi mới, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến; không ngừng đúc rút kinh nghiệm qua những thảm họa đã xảy ra; luôn có sự cập nhật đổi mới các chính sách, chương trình và giải pháp thích ứng; xây dựng cho mình những kinh nghiệm về Quản lý rủi ro thiên tai (DRM). “Xây dựng trở lại tốt hơn” là một trong những đường lối phục hồi và tái thiết sau thảm họa của Nhật Bản. Đây là nét độc đáo của một Nhật Bản luôn sẵn sàng ứng phó với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 10

Vai trò của thị trường Đông Bắc Á đối với ngoại thương Việt Nam đầu thế kỷ XX

Đăng ngày: 14-06-2024, 11:34

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên việc khai thác các báo cáo của người Anh về Đông Dương thuộc Pháp để phân tích vai trò của thị trường Đông Bắc Á đối với ngoại thương Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu góp phần quan trọng bổ sung cho các công trình trước đó về vấn đề này khi đưa ra cái nhìn đối chiếu khách quan để một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Đông Bắc Á (gồm Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản) đối với hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Dù cho Pháp tìm cách độc quyền thương mại nhưng thị trường này vẫn thể hiện được giá trị lớn qua tỉ trọng đóng góp, các mặt hàng xuất nhập khẩu, số tàu bè ra vào Đông Dương. Bài viết do đó khẳng định sự cần thiết phải duy trì quan hệ buôn bán với khu vực này dù trong bất cứ hoàn cảnh thương mại nào bởi tầm quan trọng của thị trường này.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 10

Hợp tác an ninh phi truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc trong đại dịch COVID-19

Đăng ngày: 14-06-2024, 11:23

Thuật ngữ “an ninh phi truyền thống” xuất hiện vào cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 đã mở rộng nội hàm khái niệm an ninh. Năm 2020, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 một lần nữa buộc các quốc gia phải tăng cường quan tâm, nghiên cứu, xây dựng chính sách đối với vấn đề an ninh phi truyền thống nhằm ứng phó với đại dịch và những thách thức mới xuất hiện vào giai đoạn hậu COVID-19. Bài viết làm rõ một số nội dung cơ bản về an ninh phi truyền thống, khái quát và phân tích hoạt động hợp tác trong một số lĩnh vực an ninh phi truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc trước và trong đại dịch, từ đó đưa ra đánh giá về sự hợp tác này.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 9

Những dấu hiệu tích cực trong quan hệ liên Triều dưới thời Tổng thống Moon Jae-in

Đăng ngày: 29-03-2024, 21:29

Quan hệ liên Triều cho đến nay tuy vẫn rơi vào trạng thái “nóng lạnh thất thường” song đã ấm lên một cách tích cực trong thời gian gần đây. Bài viết làm rõ dấu hiệu tích cực của mối quan hệ này dưới thời Tổng thống Moon Jae-in để thấy được thiện chí trên chặng đường cải thiện quan hệ cũng như tương lai của mối quan hệ liên Triều, đặc biệt kể từ sau các hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức vào năm 2018.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 9

Phong trào Hoa Hướng Dương và tác động của nó tới chính sách của đảng cầm quyền

Đăng ngày: 22-03-2024, 21:26

Phong trào Hoa Hướng Dương giữa nhiệm kỳ thứ 2 của ông Mã Anh Cửu được xem như hình ảnh thu nhỏ sự phản đối của đa số người dân vùng lãnh thổ Đài Loan đối với chính sách thúc đẩy hội nhập kinh tế hai bờ eo biển của Quốc dân Đảng. Nỗ lực của đảng cầm quyền nhằm thông qua thỏa thuận thương mại dịch vụ hai bờ eo biển tại Lập pháp Viện (Quốc hội) vào tháng 3 năm 2014 như một chất xúc tác kích hoạt phong trào phản đối quy mô lớn trên toàn Đài Loan. Phong trào này đã làm thay đổi đáng kể cục diện chính trị của Đài Loan và mối quan hệ của nó với Trung Quốc đại lục. Bài viết này làm rõ nguồn gốc và bản chất của phong trào Hoa Hướng Dương, thảo luận thái độ của giới trẻ về bản sắc dân tộc và sự quan tâm của họ tới vấn đề chính trị, đồng thời đánh giá tác động của phong trào Hoa Hướng Dương tới chính sách của đảng cầm quyền ở cả đại lục và Đài Loan.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 9

Chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạocủa Hàn Quốc hiện nay

Đăng ngày: 22-03-2024, 21:23

Chiến lược Quốc gia về trí tuệ nhân tạo (AI) đã được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra năm 2019 với tư cách là kết quả của quá trình hoàn thiện chính sách, chiến lược quốc gia về AI được bắt đầu từ năm 2016. Mục tiêu chiến lược quốc gia của Hàn Quốc trong lĩnh vực AI là vươn lên vị trí dẫn đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở phân tích khái quát về quá trình xây dựng chiến lược AI, bài viết làm rõ những điểm nổi bật về nội dung chiến lược AI của Hàn Quốc hiện nay, đồng thời bước đầu đưa ra những đánh giá về quá trình triển khai Chiến lược Quốc gia về AI thời gian vừa qua.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 9

30 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc và những chuyển biến trong nghiên cứu và đào tạo về Hàn Quốc tại Việt Nam

Đăng ngày: 18-03-2024, 21:18

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ Việt - Hàn, nghiên cứu và đào tạo về Hàn Quốc tại Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cả về lượng và về chất. Đứng trước ngưỡng cửa 30 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc và hứa hẹn mở ra một giai đoạn mới của mối quan hệ hai nước cũng như triển vọng phát triển của nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam, bài viết sẽ phân tích, đánh giá tình hình tổ chức, đội ngũ nghiên cứu và đào tạo, công trình nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam trong ba thập niên qua. Đồng thời, trên cơ sở sử dụng dữ liệu của Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á trong hơn 20 năm như một trường hợp nghiên cứu, bài viết phân tích những chuyển biến trên nhiều phương diện trong nghiên cứu và đào tạo về Hàn Quốc tại Việt Nam.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 9

Vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên tại Nhật Bản hiện nay

Đăng ngày: 15-03-2024, 21:11

Nền giáo dục Nhật Bản nói chung và giáo dục, đào tạo nghề nói riêng được coi là một trong những hệ thống ưu việt, tiên tiến trên thế giới. Cũng như nhiều quốc gia khác, trước sự thay đổi của kinh tế và thị trường lao động, Nhật Bản đã liên tục có những thay đổi trong hệ thống giáo dục và đào tạo nghề nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống đào tạo nghề cho thanh niên tại Nhật Bản, từ đó nhìn nhận những ưu điểm và hạn chế của hệ thống này ở Nhật Bản hiện nay.