Bài viết* tập trung phân tích bối cảnh lao động thị trường Trung Quốc hiện nay; di cư lao động của Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2020; đánh giá chính sách quản lý di cư lao động ở Trung Quốc.
Kể từ khi đặt quan hệ hợp tác chính thức năm 1973, mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản ngày càng mở rộng về nhiều mặt, đạt được những thành tựu rực rỡ trên nhiều phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính phủ hai nước đã và đang xúc tiến những chương trình, dự án hợp tác như: liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên, giảng viên, các chương trình học bổng của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản…
Trong giai đoạn 1955-1972, Việt Nam Cộng hòa và Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) thiết lập quan hệ ngoại giao trên nhiều lĩnh vực như chính trị, văn hóa, giáo dục và kinh tế... Những kinh nghiệm xây dựng, phục hồi và phát triển kinh tế sau nội chiến của Trung Hoa Dân quốc luôn được Việt Nam Cộng hòa đánh giá cao và học hỏi.
Ito Hirobumi (伊藤博文/1841-1909) là nhà lãnh đạo nổi bật nhất trong giai đoạn thứ hai của Minh Trị duy tân. Sau khi “Duy tân tam kiệt” là Saigo Takamori, Okubo Toshimichi và Kido Takayoshi mất, Ito Hirobumi trở thành nhân vật trung tâm của nền chính trị Nhật Bản cận đại. Ông là kiến trúc sư trưởng của Hiến pháp Minh Trị, là người từng 4 lần giữ chức Thủ tướng, là nhà ngoại giao tài ba của Nhật Bản.
Bài viết giới thiệu khái quát về tình hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng từ năm 2012 đến nay, qua đó phân tích những điều chỉnh mang tính chiến lược của Nhật Bản nhằm tăng cường hợp tác an ninh với các nước Đông Nam Á. Trong đó, đi sâu phân tích hợp tác an ninh của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á trên cả hai phương diện đa phương và song phương. Cuối cùng, bài viết trình bày những tác động của sự hợp tác này đến tình hình an ninh trong khu vực.
Sang những năm 1980, manga Nhật Bản đã phát triển đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật biểu hiện, lẫn sự đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung. Sự pha trộn giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, cùng với công nghệ hiện đại đã tạo nên một loại hình văn hóa đại chúng đặc sắc của Nhật Bản.
Tổng thống Park Geun-hye lên nắm quyền vào tháng 2 năm 2013, khi đó nhiều người cho rằng bà sẽ tiếp tục thực hiện đường lối chính sách của người tiền nhiệm, bao gồm cả chính sách năng lượng, bởi vì Tổng thống Park và Tổng thống Lee đều cùng một đảng phái chính trị. Tuy nhiên, một số chính sách cơ bản về năng lượng dưới thời Tổng thống Park có nhiều thay đổi so với thời Tổng thống Lee, do bối cảnh thế giới và nhu cầu năng lượng trong nước thay đổi.
Diễn ngôn nữ quyền ra đời như một hệ quả tất yếu từ quá trình đấu tranh của lịch sử thể hiện sự chi phối bởi các cơ chế quyền lực nhất định trong xã hội. Mục đích của bài viết là thông qua nghiên cứu lý thuyết về diễn ngôn nữ quyền trong văn học tiến tới định hình những đặc điểm diễn ngôn nữ quyền thể hiện trong tiểu thuyết của Shin Kyung Sook
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia gần nhau về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa… và có mối quan hệ từ rất sớm. Hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/9/1973 song từ năm 2002 đến nay, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản mới thực sự phát triển mạnh mẽ, thực chất và toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Sự lây lan không ngừng của đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay đã khiến nền kinh tế nói chung và toàn bộ hệ thống sản xuất, kinh doanh nghề thủ công truyền thống Nhật Bản nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, chính phủ và chính quyền các địa phương tại quốc gia này đã ngay lập tức nhìn nhận những khó khăn và thi hành các biện pháp kích thích sản xuất, hỗ trợ quảng bá nhằm đưa nghề thủ công thoát khỏi những bế tắc chồng chất.