Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 7

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC NHÌN TỪ ASEAN

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:11

ASEAN là tổ chức Hợp tác của các nước khu vực Đông Nam Á, bao gồm 5 nước lục địa (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma và Thái Lan) và 5 nước hải đảo (Malaixia, Brunây, Xingapo, Inđônêxia và Philippin). Hơn 40 năm thành lập và phát triển, ASEAN ngày càng vững mạnh, phát huy tác dụng duy trì hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế khu vực, có chính sách ngoại giao uyển chuyển và linh hoạt, vị trí ASEAN ngày càng quan trọng trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Trong chính sách ngoại giao với các nước láng giềng, quan hệ với các nước ASEAN cũng là một trong những ưu tiên quan trọng hàng đầu của ngoại giao Trung Quốc. Trung Quốc là nước lớn ở khu vực Đông Á, là láng giềng kề cận, quan hệ với Trung Quốc có vị trí quan trọng đối với các nước ASEAN, tìm hiểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với khu vực có ý nghĩa quan trọng và giúp chúng ta có nhìn nhận đúng về Trung Quốc từ đó có chiến lược để “chung sống hòa bình” với người láng giềng khổng lồ này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở HỘI AN THẾ KỶ XVI ĐẾN XIX

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:08

Hội An là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn, cách Đà Nẵng khoảng 30 km về phía đông nam. Từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, do nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, vùng cửa sông có mực nước ăn sâu vào đất liền khoảng 5 km, lại được dãy Cù Lao Chàm trên biển chắn sóng rất an toàn nên cảng thị Hội An rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến và trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy, Hội An sớm được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong quan tâm và xây dựng trở thành một đô thị thương nghiệp, thu hút thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán. Trong đó, người Hoa là một trong những thương nhân chính, định cư khá sớm trên mảnh đất Hội An và điều tiết mọi hoạt động kinh tế nơi đây.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

CÁCH DÙNG ĐỘNG TỪ "NARU"

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:06

Động từ "Naru" trong tiếng Nhật là một nội động từ, một trong một số nội động từ có nhiều cách dùng linh hoạt mang phong cách Nhật Bản. Thông thường nội động từ là loại động từ biểu thị động tác hoặc sự tồn tại không gây tác động đối với sự vật khác. Ví dụ như "Kazega fuku" (Từ "thổi" trong câu "Gió thổi"), "Hanaga saku" (Từ "nở" trong câu "Hoa nở") v.v...Nhưng riêng động từ "naru" thì không thể giữ vai trò là một vị ngữ độc lập như động từ "thổi", "nở" trong các câu "Gió thổi" "Hoa nở" kể trên, mà phải kết hợp với các thành phần khác như danh từ + trợ từ, tính từ biến đổi đuôi để tạo ra một vị ngữ hay một cụm động từ có nghĩa.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 6

KINH TẾ NHẬT BẢN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:59

Sau hơn một thập kỷ mất mát do suy thoái kinh tế kể từ sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng đầu những năm 1990, tiếp theo là sự gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 với những suy giảm nghiêm trọng chưa từng có so với hàng chục năm trước đó, nền kinh tế Nhật Bản kể từ giữa năm 2009 đến nay đã có sự chuyển biến rất đáng khích lệ, đặc biệt là trong 6 tháng vừa qua.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 6

VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI NHẬT

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:54

“Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử để thỏa mãn chính nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người”, với ý nghĩa đó, nội dung văn hóa vật chất trong Nhân học (hiểu một cách tương đối) là ẩm thực, trang phục, nhà cửa, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển đi lại, vũ khí, nhạc cụ dân gian. Như vậy, có khá nhiều vấn đề cần tiếp cận và lý giải song trong phạm vi một bài viết, chúng tôi chỉ có thể giới hạn ở những lĩnh vực cơ bản nhất là ẩm thực, trang phục, nhà cửa truyền thống của người Nhật Bản, do vậy, về mặt thời gian được xác định (một cách tương đối) từ xưa cho đến năm 1945 khi quốc gia này bước vào thời Hiện đại (1945- nay).

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ĐA DẠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:52

Thảo luận về đa dạng hoá nguồn nhân lực lần đầu tiên được bắt đầu tại Mỹ và trong nhiều thập niên vấn đề quản lý nguồn nhân lực đa dạng đã trở thành một chủ đề chính trong các doanh nghiệp Mỹ. Ngày nay, không chỉ tại nước Mỹ mà ở hầu khắp các nước trên thế giới, cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự phát triển kinh tế xuyên quốc gia, sự tăng nhanh số nhân viên ngoại quốc, sự tham gia sôi nổi của nữ giới vào hoạt động kinh tế. v.v… đã trở thành hiện tượng phổ biến. Điều này đã làm biến đổi thành phần của nguồn nhân lực dẫn tới hình thành nên nguồn nhân lực đa dạng và phương thức quản lý đa dạng tại các quốc gia. Lực lượng lao động và vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có những biến đổi tương tự.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THEO MÔ HÌNH DỰ ÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:50

Đầu tư nhà ở theo mô hình dự án là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ... vào việc sử dụng nhà ở theo kế hoạch và phương án cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Ở nước ta hiện nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển đô thị, nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị tăng lên nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề này đã có nhiều hình thức đầu tư phát triển nhà ở, song thực tiễn cho thấy các mô hình đầu tư phát triển nhà ở nước ta đang bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm của một số nước châu Á có điều kiện tương đồng với Việt Nam về vấn đề này với mục tiêu đáp ứng hài hoà về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu của người dân và thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước là vấn đề rất có ý nghĩa.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 6

CỦNG CỐ QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ NHẬT BẢN - MỘT ƯU TIÊN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:46

Nhận thức về quan hệ quốc tế của chính quyền hiện nay ở Hàn Quốc khác xa với những người tiền nhiệm. Tổng thống Lee Myung Pak cho rằng Hàn Quốc đã trải qua một thập kỷ “mất mát” về kinh tế và chính sách đối ngoại. Hàn Quốc không thể áp dụng những gì đã làm trong quá khứ cho tình hình hiện nay vì bối cảnh quốc tế đã thay đổi, và vẫn còn nhiều thách thức đang ở phía trước. Nhiều nhà phân tích chính trị quốc tế cho rằng, chính quyền hiện nay ở Hàn Quốc phải lường được những khó khăn phức tạp cả ở trong nước và quốc tế, đồng thời phải có những điều chỉnh thích hợp mới có thể đạt tới những mục tiêu đã vạch ra trong chính sách đối ngoại.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 6

NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG “LÊN ĐỒNG” CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ “KUT” CỦA NGƯỜI HÀN

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:43

Trong văn hóa dân gian Việt Nam và Hàn Quốc, các loại hình tín ngưỡng mang yếu tố shaman giáo đóng một vai trò khá quan trọng, trong đó lên đồng của người Việt và kut (굿) của người Hàn là những ví dụ tiêu biểu.Trước hết, cả kut và lên đồng đều không phải là một tín ngưỡng độc lập mà chỉ là một nghi lễ quan trọng và điển hình của một loại hình tín ngưỡng khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 5

THƯƠNG CẢNG MANILA THẾ KỶ XVII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á

Đăng ngày: 12-08-2014, 22:35

Năm 1565, sau khi đánh chiếm Philippin, để khai thác tối đa lợi thế của Philippin và các thuộc địa ở Mỹ Latinh, Tây Ban Nha đã mở ra tuyến mậu dịch hàng hải thuyền buồm lớn từ Manila đến Acapulco của Mexico, vận chuyển bạc của Mexico đến Manila để lấy tơ sống và lụa của Trung Quốc. Tây Ban Nha đã biến Manila trở thành trung tâm mậu dịch quan trọng của Philippin và của cả khu vực, là đầu mối quan trọng trong tuyến thương mại Châu Á và Mỹ Latinh. Tơ lụa và các hàng hoá khác từ thị trường Đông Á được đưa qua Mexico, rồi từ Mexico hàng hoá lại được tái xuất khẩu vào các nước Châu Âu. Cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, thương cảng Manila trở nên phồn thịnh và trở thành một trong những thương cảng với tư cách là trạm trung chuyển quan trọng trong những hoạt động mậu dịch khu vực và thế giới. Trong hoàn cảnh đó, thị trường Đông Bắc Á là một trong những nhân tố vô cùngquan trọng ảnh hưởng tới sự hưng thịnh cũng như suy tàn của cảng thị này.