Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 8

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU NĂM 1960

Đăng ngày: 1-10-2014, 04:02

Hiện nay nông nghiệp Nhật Bản chỉ chiếm hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 4% lực lượng lao động. Với dân số 127 triệu người và diện tích đất nông nghiệp là 4,69 triệu héc ta vào năm 2005 thì diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người của Nhật Bản vào loại thấp nhất thế giới. Nông nghiệp Nhật Bản có những đặc điểm như trình độ kỹ thuật cao, qui mô canh tác nhỏ, tỉ lệ nông dân làm nông nghiệp bán thời gian cao, mức độ bảo hộ cao, tỉ lệ tự cấp lương thực tính theo ca lo thấp, chi phí sản xuất cao. Cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản đã có sự thay đổi lớn từ sau khi Luật nông nghiệp cơ bản ra đời năm 1961 (từ nay trở đi gọi tắt là Luật cơ bản). Mục tiêu của Luật cơ bản là nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập của nông dân, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về lương thực thực phẩm trong nước. Để thực hiện các mục tiêu của Luật cơ bản, hàng loạt chính sách, biện pháp về cơ cấu đã được thông qua. Bài viết này sẽ phân tích sự thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp Nhật Bản từ sau năm 1960, những chính sách chủ yếu tác động đến sự thay đổi này, bài học rút ra và những gợi ý cho nông nghiệp Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 8

BIẾN ĐỔI TRONG QUAN HỆ TAM GIÁC TRUNG QUỐC – ASEAN – NHẬT BẢN VỚI TRIỂN VỌNG NHẤT THỂ HOÁ ĐÔNG Á

Đăng ngày: 1-10-2014, 04:00

Quan hệ tam giác Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc thiết lập cục diện quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á. Trong mức độ nhất định, cấu trúc quan hệ này đang trực tiếp thúc đẩy và quyết định chiều hướng vận động của tiến trình hợp tác phát triển khu vực. Bài viết vận dụng phương pháp phân tích quan hệ “Tam giác chiến lược” để tìm hiểu quan hệ tương hỗ giữa Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản, qua đó đưa ra những khả năng và triển vọng về mô hình nhất thể hóa Đông Á trong tương lai.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 8

CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT - HÀN

Đăng ngày: 1-10-2014, 03:58

Truyện cổ tích phản ánh trí tưởng tượng lạc quan của người bình dân, họ tin rằng mọi khó khăn đều có thể vượt qua và những người chăm chỉ, hiền lành, lương thiện sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, còn những kẻ gian ác, tham lam thì phải chấp nhận sự trừng phạt. Vì thế, khác với truyền thuyết, truyện cổ tích không xây dựng trên những sự kiện lịch sử. Ở một số truyện, nhân vật chính vượt qua những ranh giới để tìm đến cuộc sống có tình yêu. Nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú, đa dạng, có nhiều kiểu nhân vật khác nhau: nhân vật quan lại, người giàu, người anh, người dì ghẻ, người mẹ chồng; nhân vật người em, nhân vật mồ côi, nhân vật mang lốt, nhân vật người con dâu… Nhân vật thường được chia thành hai tuyến: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Các loại nhân vật này khác nhau về cảnh ngộ, phẩm chất, tài năng và kết cục số phận. Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi truyện đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Ở đây, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất quyết liệt nhưng bao giờ cái thiện cũng chiến thắng.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 8

VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC PHẬT ĐÁ HÀN QUỐC

Đăng ngày: 1-10-2014, 03:56

Phật đá Hàn Quốc tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc Hàn. Nét đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc Phật đá Hàn Quốc thể hiện rõ nét ở chất liệu tạc tượng, công thức cấu trúc tượng, các thể loại tượng, mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên của tác phẩm, các khuynh hướng nghệ thuật thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc Phật đá. Bài viết phân tích các đặc trưng tiêu biểu để hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa Hàn qua nghệ thuật điêu khắc Phật đá.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 8

SO SÁNH THẦN THOẠI MẶT TRỜI CỦA VIỆT NAM, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Đăng ngày: 1-10-2014, 03:53

Từ xa xưa các cộng đồng dân tộc trên thế giới đã biết dùng tưởng tượng, mượn tưởng tượng sáng tạo cho mình những kho tàng thần thoại bay bổng và phong phú. Thần thoại mặt trời rất phổ biến và khá độc đáo trong kho tàng thần thoại của nhiều nước trên thế giới trong đó có ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu so sánh thần thoại mặt trời của ba nước không những có thể thấy được sự tương đồng của “các hình thái ý thức xã hội đã được trí tưởng tượng chế biến đi một cách vô ý thức”(1) mà còn có thể thấy được sự khác biệt của “hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới…”(2). Trên cơ sở những nét tương đồng và dị biệt ở thần thoại mặt trời của ba nước, bài viết lí giải nguyên nhân và ý nghĩa của những hiện tượng trên, đặc biệt là môtip mặt trời lặn và mọc, môtip người anh hùng chinh phục mặt trời.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 8

PHONG TRÀO LÀNG MỚI Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày: 1-10-2014, 03:50

Trong những thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, Phong trào Saemaul hay Phong trào Làng mới đã tạo ra một bước đột phá cho sự phát triển của nông thôn Hàn Quốc. Đây thực sự là một cuộc cải tổ về ý thức nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Phong trào Làng mới đã thực sự làm cho nông thôn Hàn Quốc thay đổi lớn lao. Từ chỗ là địa bàn nghèo đói xác xơ của một quốc gia nghèo nhất ở Châu Á vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nhưng chỉ trong vòng 20 năm sau, nông thôn Hàn Quốc đã vươn lên trở thành khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân trở  nên ấm no, hạnh phúc. Sự phát triển của nông thôn Hàn Quốc đồng thời còn làm nền tảng vô cùng quan trọng, góp phần vào sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế Hàn Quốc trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX. Dựa trên những tư liệu của cuốn “Phong trào Làng mới (Saemaul) – Hàn Quốc” do Korea Saemaulundong Center xuất bản năm 2008 và kết quả cuộc trao đổi trực tiếp với Ngài Dong Cheol Lee, Chủ tịch Trung ương Phong trào vận động Saemaul Hàn Quốc, chúng tôi trình bày những nét khái quát nhất về phong trào này. Từ những kinh nghiệm đi lên đó của Hàn Quốc chắc chắn sẽ giúp cho Việt Nam có những bài học bổ ích trong chiến lược xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 8

ĐỊNH DẠNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG Ở ĐÔNG BẮC Á SAU KHỦNG HOẢNG 2007-2009

Đăng ngày: 1-10-2014, 03:48

Có một thực tế là từ câu chuyện giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Bắc á trong vòng gần 1 thập kỷ qua đã để lại nhiều điều gây tranh luận cho giới nghiên cứu kinh tế về việc có cần hay không cần phải định dạng lại mô hình phát triển của nó trong thời gian tới. Chính vì thế, khi khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu đã qua đi, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục thì người ta bắt đầu trở lại câu hỏi rằng trong thập kỷ tới khu vực Đông bắc á sẽ làm gì để định dạng lại mô hình phát triển của mình?  Đông Bắc á hoặc lựa chọn theo hướng nội nhu? hoặc vẫn phát huy khai thác mô hình định hương xuất khẩu theo kiểu truyền thống của Đông á trước đây trong thập kỷ 60,70,80.. của thế kỷ XX, lấy nhu cầu thị trường thế giới là trọng tâm của động lực tăng trưởng; hay cần có sự đan xen mô hình mới nào đó? Để trả lời câu hỏi này, tác giả bài viết cố gắng phân tích và làm rõ hơn từ góc độ cơ sở lý luận tới thực tiễn của việc định dạng lại mô hình phát triển ở Đông Bắc á trong thời gian tới đây.