Động từ "Naru" trong tiếng Nhật là một nội động từ, một trong một số nội động từ có nhiều cách dùng linh hoạt mang phong cách Nhật Bản. Thông thường nội động từ là loại động từ biểu thị động tác hoặc sự tồn tại không gây tác động đối với sự vật khác. Ví dụ như "Kazega fuku" (Từ "thổi" trong câu "Gió thổi"), "Hanaga saku" (Từ "nở" trong câu "Hoa nở") v.v...Nhưng riêng động từ "naru" thì không thể giữ vai trò là một vị ngữ độc lập như động từ "thổi", "nở" trong các câu "Gió thổi" "Hoa nở" kể trên, mà phải kết hợp với các thành phần khác như danh từ + trợ từ, tính từ biến đổi đuôi để tạo ra một vị ngữ hay một cụm động từ có nghĩa.
Ví dụ :
a)Bさんは、医者になる
Anh B sẽ trở thành Bác sĩ. (Danh từ + trợ từ "ni")
b) 部屋がきれいになった。
Phòng ở đã sạch. (Tính từ 2 đổi đuôi "na"➝"ni")
c)日本語の勉強がだんだんむずかしくなった。
Việc học tiếng Nhật ngày càng khó.(Tính từ 1 đổi đuôi "i"➝"ku")
Hai câu (b) và (c) nguyên cách diễn đạt của tiếng Nhật là "Phòng ở đã trở nên sạch", "Việc học tiếng Nhật dần dần trở nên khó".
Như vậy, ý nghĩa chính của động từ "naru" là biểu thị một sự vật thay đổi mà sự thay đổi ấy là sự thay đổi tự nhiên của bản thân sự vật ấy.
Ví dụ :
a) 木が切り倒されて山が裸になってしまった。
Cây cối bị chặt hết, đồi núi trở nên trọc lốc.
b) このあたりは、昔は静かなところだったのですが、ずいぶんにぎやか になったものですね。
Vùng này hồi xưa rất yên tĩnh, nhưng bây giờ trở nên quá nhộn nhịp.
c) 酒を飲んで顔が赤くなりました。
Uống rượu vào mặt đỏ gay. (Uống rượu, mặt trở nên đỏ"
d) タンさんは、病気がよくなりましたか。
Anh Tân đã khỏi ốm chưa chị ?(Anh Tân, bệnh đã trở nên tốt chưa?)
1. Dùng động từ "naru" ở dạng trạng thái "...N ni natteiru"
Biểu thị trạng thái thực tế là như vậy, người ta đã xây dựng như vậy.
ví dụ :
a)別荘の前は庭園で、両側は廊下になっている。
Phía trước biệt thự là vườn hoa, hai bên là dãy hành lang.
b)廊下の南側は病室で、北側は窓になっている。
Phía nam hành lang là phòng bệnh nhân, phía bắc là cửa sổ.
c)寮の後ろは山になっている。
Phía sau ký túc xá là núi.
2. Phân biệt cách dùng "...ni naru" và "...to naru"
Thông thường thành phần đi trước động từ "naru" (danh từ, tính từ 2) phải đi với trợ từ "ni", nhưng vẫn có trường hợp danh từ đi trước động từ "naru" đi với trợ từ "to". Vậy phân biệt cách dùng hai trường hợp này ra sao. Sau đây xin nêu ý nghĩa và những ví dụ cụ thể.
2.1. Trường hợp dùng "N になる "
Chỉ kết quả được tạo ra bởi sự quyết định hoặc thoả thuận nào đó về hành vi trong tương lai. Có nghĩa là trường hợp này được sử dụng khi đã có quyết định do ý chí của người khác hoặc điều kiện khách quan.
Ví dụ :
a)大学の門のそばの畑が駐車場になりました。
Khu đất ruộng cạnh cổng Trường đã được làm bãi để xe.
b)来年から5月4日は休校日になります。
Từ sang năm, ngày 4 tháng 5 sẽ là ngày nghỉ của Trường.
c)19日のビール工場の見学は中止になりました。
Việc đi tham quan nhà máy bia ngày 19 hoãn lại rồi.
Nghĩa của ba câu trên "...đã được làm...", "...sẽ là...", "...hoãn lại rồi" đều có nghĩa chung là do cơ quan hoặc tập thể quyết định như vậy.
2.2. Trường hợp dùng " Nとなる "
Có nghĩa là trở thành một vấn đề được nhiều người công nhận.
Ví dụ :
a)初めて戦後生まれの人物がアメリカの大統領となった。
Lần đầu tiên một nhân vật sinh ra sau chiến tranh đã trở thành Tổng thống Mỹ.
b)彼はまだ20歳なのに、もうすぐ一児の父となります。
Anh ta mới 20 tuổi, vậy mà sắp thành người bố của một đứa trẻ.
c)人々は次々に島を出て行き、ついにそこは無人島となった。
Mọi người lần lượt rời khỏi đảo, cuối cùng nơi ấy đã trở thành hòn đảo hoang.
Xin nêu thêm những ví dụ về kinh tế để thấy rõ đây là những vấn đề thực tế được nhiều người công nhận.
d) ドルを必要とする原料やエネルギーの輸入が増えたとき、それに見合うドルを獲得する輸出がなければ、ドル不足となる。
Khi nhập nguyên liệu, nhiên liệu bằng đồng dola tăng lên, nếu không có xuất khẩu để bù lại khoản dola tương ứng thì sẽ rơi vào tình trạng thiếu dola.
e)占領軍(主としてアメリカ軍)からの様々な特需が日本の経済復興の
契機となったのである。
Nhu cầu đặc biệt của Quân Đồng minh (chủ yếu là quân Mỹ) đã trở thành cơ hội phục hồi kinh tế của Nhật Bản.
g)財閥の支配を離れた各企業は互いに競争試合い、それが後の高度
経済成長を築く基盤となった。
Các công ty tách ra khỏi sự chi phối của tài phiệt đã cạnh tranh với nhau và chính sự cạnh tranh đó đã trở thành cơ sở tạo nên bước tăng trưởng kinh tế cao độ sau này.
Mặc dù cách dùng của hai trường hợp " N ni naru" và " N to naru" khác nhau như đã nêu ở trên. Thế nhưng vì " N ni naru" và "N to naru" đều biểu thị sự thay đổi, nên có một vài trường hợp dùng "N to naru" có thể chuyển sang dùng "N ni naru". Vì rằng, sự thay đổi ấy là thực tế khách quan, mọi người đều thừa nhận.
Ví dụ :
a)彼女は、結婚して3年で2児の母親になった。(となるO)
Cô ấy sau 3 năm xây dựng gia đình đã là một người mẹ hai con.
b)実験の失敗で、10年間の苦労がすべて無駄になった。(となるO)
Sau cuộc thí nghiệm thất bại, bao nỗi vất vả trong 10 năm tất cả chỉ bằng không (....tất cả đã trở nên vô ích, vô dụng).
Hai trường hợp này đều có thể chuyển sang dùng "N to naru" được, vì thực tế đó là rõ ràng và mọi người thấy đều thừa nhận.
Còn những trường hợp sau đây là những thay đổi thực tế khách quan, là tất nhiên, không cần sự công nhận của nhiều người, nên không thể chuyển sang cách dùng "N to naru" được.
Ví dụ :
a)O゜Cで水は氷になる。(となるx)
Khi ở nhiệt độ O độ C, nước sẽ biến thành băng.
b)大学を出たら先生になりたい。(となるx)
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi muốn trở thành giáo viên.
c)信号が赤になったら止まりなさい。(となるx)
Hãy dừng lại khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ.
d)貿易大学の新学長になったのはホアン・バン・チャウ氏です。(となるx)
Ông H.V.C. đã trở thành Hiệu trưởng mới của Trường ĐH Ngoại thương.
e)子供の火遊びが大火事になった。(となるx)
Do chuyện nghịch lửa của trẻ con đã biến thành đám cháy lớn.
Tất cả các câu trên đều không được chuyển sang dùng(となるx)
3. Dùng mẫu câu "...kotoni natta" và "...kototo natta".
3.1.Trường hợp dùng "...ことになった"
Biểu thị một kết quả do một quyết định hay sự thoả thuận nào đó về hành vi trong tương lai. Đây là kết quả của sự quyết định hay thoả thuận khách quan đem lại. Nếu là kết quả của sự quyết định chủ quan thì dùng mẫu câu "...kotoni suru". Mẫu câu tương đương trong tiếng Việt thường là "...đã được (hay đã bị)...".
Ví dụ :
a)今日から皆さんに日本語を教えることになりました。
Từ hôm nay tôi được phân công giảng dạy tiếng Nhật cho các em.
b)この結果、明治期から日本の近代化に非常に大きな役割を果たした地主階級ることになった。
Kết quả là giai cấp địa chủ giữ vai trò to lớn trong công cuộc hiện hoá Nhật Bản từ thời Minh Trị đã bị sụp đổ.
c)労働者の権利が保障された結果、彼らの経済的地位は大きく向上することになった。
Do quyền lợi của công nhân được bảo đảm, nên địa vị kinh tế của họ đã được nâng cao rõ rệt.
3.2.Trường hợp dùng "...こととなった "
Biểu thị do tình hình hay kết quả nào đó đưa đến việc hình thành hay xuất hiện hiện tượng như vậy mà nhiều người đều thừa nhận.
Ví dụ :
a)結果的にこの方式は、当時の世界経済、なかんずくアメリカの好景気に支えら成功したと言われ、その後の日本経済成長の基礎を形作る
こととなった。
Người ta nói rằng kết quả là phương thức này đã thành công nhờ có tình hình phát triển ổn định của kinh tế thế giớ lúc bấy giời, đặc biệt là kinh tế Mỹ, đồng thời sự thành công đó đã hình thành cơ sở cho bước tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sau này.
b)これによって若年労働者賃金の企業規模による格差は縮小すること となった。
Do vậy, mức chênh lệch về lương của công nhân trẻ do quy mô của doanh nghiệp khác nhau đã dần dần được thu nhỏ lại.
c)すなわち滞留した資金は土地・株式相場・相場商品などの冬季に向かい、その価格が急騰して、ストック・インフレの状況が現れることとなった。
Có nghĩa là tiền vốn ứ đọng đã dẫn đến đầu cơ đất đai, giá cổ phiếu, hàng hoá; giá những loại hàng này bỗng tăng vọt, rồi xuất hiện tình trạng lạm phát do đầu cơ.
Trong mẫu câu này, hầu như trong tiếng Việt rất khó có cách nào thể hiện bằng ngôn ngữ cụ thể. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể hiểu cách diễn đạt của tiếng Nhật là " Do..... mà dẫn đến tình trạng này". Tình trạng ấy là thực tế được nhiều người thừa nhận.
4. Dùng mẫu câu ".V yôni naru" (.Vようになる)
Dùng mẫu câu "Động từ hay động từ ở dạng khả năng + yôni naru" để biểu thị sự thay đổi về khả năng, tình trạng, tập quán v.v.. Sự thay đổi đó thường phải trải qua một quá trình hoặc thông qua sự tập luyện.
Ví dụ :
a)最近,日本の食事に慣れて、さしみが食べられるようになりました。
Gần đây do quen với cách ăn của người Nhật, nên tôi đã ăn được món Sashimi.
b)妹はよくマンガを読んでいましたが、このごろ小説を読むようになり ました。
Em gái tôi hay đọc truyện tranh, nhưng gần đây cô ấy đã đọc tiểu thuyết.
c)母もやっとパソコンが使えるようになって、よろこんでいる。
Mẹ tôi mãi mới sử dụng được máy tính xách tay, nên rất phấn khởi.
Mẫu câu này thể hiện sự thay đổi về tập quán, khả năng trải qua một quá trình tập luyện. Trong tiếng Việt cũng không tìm được cách điễn đạt nào tương tự, nên người học đành phải hiểu ý nghĩa khi sử dụng mẫu câu này. Sau đây xin nêu thêm ví dụ để minh hoạ.
Ví dụ :
a)前は日本語で電話がかけられませんでしたが、最近かけられるようになりました。
Trước đây tôi không gọi điện thoại bằng tiếng Nhật được, nhưng gần đây tôi đã gọi được rồi.
Câu trên người học cần phải sử dụng mẫu câu "V yôni naru". Bởi vì, người Nhật cho rằng "Trước đây chưa làm được, bây giờ làm được là do tập luyện, chứ không phải tự nhiên làm được". Vì vậy, người học cần nắm chắc ý nghĩa của mẫu câu khi sử dụng.
Câu trên không dùng :
(x)前は日本語で電話がかけられませんでしたが、最近かけられました。
Ngược lại, không áp dụng mẫu câu này đối với những động từ biểu thị sự thay đổi như "futoru"(béo ra), "fueru"(tăng lên)...
a) (x) このごろ運動しないので、太るようになりました。(câu sai)
(O) このごろ運動しないので、太りました。(câu đúng)
b) (x) 最近、車の事故が増えるようになりました。(câu sai)
(O) 最近、車の事故が増えました。(câu đúng)
Ví dụ một câu tục ngữ thường nói :
c)子供を持つようになったら、親の愛が分かるようになるだろう。
Khi có con mới hiểu lòng cha mẹ.(Khi có con thì có lẽ sẽ hiểu tình yêu của cha mẹ)
5. Dùng mẫu câu "V(i)sôni naru" (V(i) そうになる )
Dùng mẫu câu "Động từ chia ở đoạn i + sôni naru" để biểu thị tình trạng trước khi sắp xảy ra một hiện tượng khách quan ngoài ý muốn của người nói.
Ví dụ :
a)道が凍っていて、何度もころびそうになった。
Đường trơn, mấy lần tôi suýt ngã.
b)私には、くじけそうになるといつもはげましてくれる友がいる。
Khi sắp nản lòng thì tôi luôn có một người bạn sẵn sàng đến động viên, giúp đỡ tôi.
c)びっくりして持っていたグラスを落としそうになった。
Giật mình, tý nữa tôi làm rơi chiếc cốc thuỷ tinh cầm trên tay.
Câu (a) và (c) nói về những chuyện đã qua. Còn câu (b) thưòng chỉ những cảm giác "suýt nữa, chỉ một nữa..." là xảy ra chuyện gì đó. Cho nên khi dùng mẫu câu này, người ta có thể dùng thêm phó từ "ayauku" có nghĩa là "1 chút nữa, suýt nữa". Ví dụ :
d)山で遭難して、あやうく命を失いそうになった。
Gặp tai nạn trên núi, suýt nữa thì mất mạng.
6. Những trường hợp dùng thêm các thành phần khác (tiếp đầu ngữ, trợ từ...) vào trước động từ hay sau danh từ + ni naru, hoặc kotoni naru.
6.1. Dùng làm động từ kính ngữ " O V(i) ni naru" (tiếp đầu ngữ O + động từ chia ở đoạn i + ninaru).
Vi dụ :
a)社長は10月8日にバンコクからお帰りになります。
Ông Giám đốc sẽ từ Băng-Cốc trở về vào ngày 8 tháng 10 ạ.
b)社長、奥様にお電話をおかけになりましたか。
Thưa Giám đốc, ông đã gọi điện cho bà nhà chưa ạ ?
c)この新聞はもうお読みになりましたか。
Tờ báo này bác đã đọc chưa ạ ?
6.2. Dùng trợ từ "...kara...made + ni naru", "....ni + made + naru".
a) Dùng trợ từ " から。。。まで " ”。。。まで”
Dùng thêm trợ từ "...kara...made" hoặc "...kara" trước "ni naru" để biểu thị chương trình, sự việc đó diễn ra trong khoảng thời gian nhất định.Tiếng Việt có thể dịch từ tương đương là "...đã(sẽ) diễn ra (trong thời gian) từ...( đến)...). Hoặc có thể dùng trợ từ "made" đi sau "ni" thành ra "...ni made naru" để biểu thị tình trạng diễn ra đến mức ấy.
Ví dụ :
a)シンポジウムの日程は9月3日から5日までになりました。
Chương trình hội thảo đã diễn ra trong thời gian từ mồng 3 đến mồng 5 tháng 9.
b)環境問題についての会議はあしたの5時からになります。
Hội nghị về vấn đề môi trường sẽ diễn ra từ 5 giờ chiều ngày mai.
c)円への風当たりはますます強くなって、78年には円はついに1ドル178円にまでなった。
Áp lực đối với đồng Yên ngày càng mạnh, cuối cùng đến năm 1978, 1 dola chỉ còn đổi được 178 yên. (...cuối cùng đến năm 1978, đồng Yên đã đến mức 1 dola chỉ còn đổi được 178 Yên)
6.3. Dùng thêm "toiu" trước "kotoni naru".
Dùng để biểu thị cách giải thích hoặc nói cách khác.
Ví dụ :
a)Aさんは私の母の妹の子供だから、わたしとAさんはいとこ同士 ということになる。
Cậu A là con của em gái mẹ tôi, nên tôi và A là anh em họ.
b)これまで10年前と4年前に開いているので、これで日本での 開催は3回目ということになる。
Cho đến nay đã tổ chức 1 lần 10 năm trước và 1 lần 4 năm trước, cho nên lần này tổ chức ở Nhật Bản là lần thứ 3.
c)この事故による負傷者は、女性3人、男性4人の合わせて7人ということになる。
Số người bị thương do tai nạn này, phụ nữ 3, nam giới 4, tổng cộng là 7 người.
7. Những trường hợp dùng thêm các thành phần khác vào sau động từ "naru" tạo ra những phó từ (trạng từ)
7.1. Narutake (なるたけ), Narubeku (なるべく) đều có nghia là "dekirudake" (cố gắng với khả năng của mình, hết sức cố gắng). Tiếng Việt thường chỉ dịch là "cố gắng".
Ví dụ : a)この仕事はなるたけ早く仕上げてください。
Anh hãy cố gắng hoàn thành sớm công việc này nhé.
b)今晩はなるべく早めに帰ってきてくださいね。
Tối nay anh cố gắng về sớm nhé.
c)壊れやすい品物だから、なるたけ気をつけて運んでね。
Vì là đồ dễ vỡ, bạn cố gắng vận chuyển cẩn thận nhé.
d)明日は試合だから、今日は無理をしないでなるべく体を休めておくようにしょう。
Vì ngày mai thi đấu rồi, hôm nay các anh không làm việc gì quá sức, cố gắng nghỉ ngơi giữ gìn sức khoẻ.
7.2. Naruhodo (なるほど) có nghĩa là khi người nói hiểu ra vấn đề gì mà trước đó người nói không có kiến thức đó (không hiểu). Tiếng Việt thường dịch là "thảo nào, thế à, à ra thế..." Cách dùng có thể dùng "naruhodo" ở đầu câu hoặc giữa câu.
Ví dụ :
a)なるほど、富士山というのは美しい山だ。
Thảo nào núi Fuji đẹp thế !
b)なるほど、うわさには聞いていましたが、実際に使ってみると本当に便利 なのですね。
À ra thế, tôi đã nghe đồn, nhưng dùng thử mới thấy tiện quá.
c)いい店だとは聞いていたが、なるほどサービスもいいし料理もうまい。
Tôi có nghe nói cửa hiệu ấy ngon, thảo nào dịch vụ cũng tốt, món ăn cũng tuyệt.
7.3. Động từ "naru" có thể đi với một số động từ khác để tạo ra những động từ phức. Cách tạo ra động từ phức là động từ đi trước phải chia ở đoạn i ( V(i) + V = động từ phức).
Ví dụ :
成り上がる thành đạt
成りかかる sắp trở thành
成り下がる rơi vào
成り立つ đi đến...
成り行く diễn biến
a)職員から社長になり上がった。
Từ một nhân viên đã phấn đấu trở thành Giám đóc.
b)天気が暗く成りかかった。
Trời sắp tối rồi.
c)両者の間に契約が成り立った。
Giữa hai bên đã đi đến ký kết hợp đồng.
8. Dùng mẫu câu "N kara naru"
Dùng trợ từ "kara" trực tiếp đi với động từ "naru" có nghĩa là "Cái gì được cấu thành bởi...". Từ tiếng Việt tương đương có thể dịch là "bao gồm, do...hợp thành".
Ví dụ :
a)この本は4つの章からなっている。
Cuốn sách này gồm 4 chương.
b)水は水素と酸素からなる。
Nước là do oxy và hydro hợp thành.
c)日本の議会は参議院と衆議院とからなる。
Quốc hội Nhật Bản bao gồm Thượng viện và Hạ viện.
9. Dùng mẫu câu "...nakereba naranai" hoặc "...nakutewa naranai"
Dùng mẫu câu này để chỉ việc đó đối với bất cứ ai cũng đều có nghĩa vụ hoặc nghiễm nhiên phải thực hiện. Tiếng Việt thường dịch từ tương đương là "phải", nhưng "phải " ở chỗ này là nghĩa vụ, trách nhiệm, chứ không phải là bắt buộc. Những câu sử dụng mẫu câu này thường lược bỏ chủ ngữ.
Ví dụ :
a)あした、部屋代を払わなければなりません。
Ngày mai chúng ta phải trả tiền nhà.
b)子供たちが学校に通う道、通学路は安全でなければならない。
Con đường đi học của trẻ em phải đảm bảo an toàn.
c)家族のために働かなくてはならない。
Tôi phải đi làm để nuôi sống gia đình.
Đặc điểm của động từ "naru" là không dùng độc lập, mà phải kết hợp với các thành phần khác để tạo ra cụm vị ngữ hay cụm động bổ có nghĩa. Động từ "suru" được đề cập ở bài viết trước còn có trường hợp dùng độc lập được vì nó có thể thay thế động từ khác. Vì vậy, phần nghiên cứu trên đây hy vọng có thể giúp người học và nghiên cứu tham khảo thêm.
TRẦN SƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 砂有里子, 教師と学習者のための日本語文型辞典くるしお出版,東京,1098.
2. 友松悦子、宮本淳、和栗雅子,どんな時 どう使う日本語表現文型辞典,アルク出版 東京2007.
3. Miyahara Akira, Từ đỉên mẫu câu tiếng nhật, Nxb giáo dục, 1999.
4. 陳濤,日漢辞典, 商務印書館香港,1974,
5. Ph.D. Fujimori Mitsuo, Nozawa Motoko,
日本語で学ぶ「日本経済入門」, 創拓社, Tôkyô 1998.