Hội An là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn, cách Đà Nẵng khoảng 30 km về phía đông nam. Từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, do nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, vùng cửa sông có mực nước ăn sâu vào đất liền khoảng 5 km, lại được dãy Cù Lao Chàm trên biển chắn sóng rất an toàn nên cảng thị Hội An rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến và trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy, Hội An sớm được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong quan tâm và xây dựng trở thành một đô thị thương nghiệp, thu hút thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán. Trong đó, người Hoa là một trong những thương nhân chính, định cư khá sớm trên mảnh đất Hội An và điều tiết mọi hoạt động kinh tế nơi đây.
Động từ "Naru" trong tiếng Nhật là một nội động từ, một trong một số nội động từ có nhiều cách dùng linh hoạt mang phong cách Nhật Bản. Thông thường nội động từ là loại động từ biểu thị động tác hoặc sự tồn tại không gây tác động đối với sự vật khác. Ví dụ như "Kazega fuku" (Từ "thổi" trong câu "Gió thổi"), "Hanaga saku" (Từ "nở" trong câu "Hoa nở") v.v...Nhưng riêng động từ "naru" thì không thể giữ vai trò là một vị ngữ độc lập như động từ "thổi", "nở" trong các câu "Gió thổi" "Hoa nở" kể trên, mà phải kết hợp với các thành phần khác như danh từ + trợ từ, tính từ biến đổi đuôi để tạo ra một vị ngữ hay một cụm động từ có nghĩa.
Thảo luận về đa dạng hoá nguồn nhân lực lần đầu tiên được bắt đầu tại Mỹ và trong nhiều thập niên vấn đề quản lý nguồn nhân lực đa dạng đã trở thành một chủ đề chính trong các doanh nghiệp Mỹ. Ngày nay, không chỉ tại nước Mỹ mà ở hầu khắp các nước trên thế giới, cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự phát triển kinh tế xuyên quốc gia, sự tăng nhanh số nhân viên ngoại quốc, sự tham gia sôi nổi của nữ giới vào hoạt động kinh tế. v.v… đã trở thành hiện tượng phổ biến. Điều này đã làm biến đổi thành phần của nguồn nhân lực dẫn tới hình thành nên nguồn nhân lực đa dạng và phương thức quản lý đa dạng tại các quốc gia. Lực lượng lao động và vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có những biến đổi tương tự.
Đầu tư nhà ở theo mô hình dự án là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ... vào việc sử dụng nhà ở theo kế hoạch và phương án cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Ở nước ta hiện nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển đô thị, nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị tăng lên nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề này đã có nhiều hình thức đầu tư phát triển nhà ở, song thực tiễn cho thấy các mô hình đầu tư phát triển nhà ở nước ta đang bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm của một số nước châu Á có điều kiện tương đồng với Việt Nam về vấn đề này với mục tiêu đáp ứng hài hoà về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu của người dân và thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước là vấn đề rất có ý nghĩa.
Đó là “câu chuyện giao lưu Nhật Việt” liên quan đến bia kỷ niệm Asaba Sakitaro có ở Chùa Jorin Umeyama thành phố Fukuroi tỉnh Shizuoka. Tấm hình bia kỷ niệm là hiện vật có vào lúc Phan Bội Châu, thủ lãnh phong trào Việt Nam độc lập, vì ân nhân Asaba Sakitaro mà xây dựng nên bằng sự giúp đỡ của tất cả những người dân nơi đây. Tự thuật của Phan Bội Châu đã ghi lại tất cả cảm xúc ơn nghĩa nhận được từ Asaba Sakitaro, lòng tôn kính, tình thân hữu và đầm ấm lúc dựng bia của người dân trong thôn.
Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản. Qua một cuộc điều tra nhỏ tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản, trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ.
Sự giao thoa văn hoá trong khu vực cũng như trên thế giới có tác động và ảnh hưởng nhất định đến quan hệ của Việt Nam – Hàn Quốc. Lịch sử đã để lại dấu ấn trong mối bang giao giữa hai nước. Qua các thời kỳ, quan hệ hai nước đã có những diễn biến phức tạp và có nhiều thăng trầm. Để duy trì và phát triển mối quan hệ đó rực rỡ như ngày nay, hợp tác trên lĩnh vực văn hoá – giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng giúp Chính phủ và nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, hai dân tộc xích lại gần nhau hơn vì hoà bình, ổn định và sự phát triển của hai nước, trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chỉ trong thời gian hơn 5 tháng kể từ tháng 04 đến tháng 09 năm 2009, thế giới đã chứng kiến 2 hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) với nội dung bàn thảo chủ yếu xử lý những vấn đề do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Hội nghị G-20 diễn ra tại Luân Đôn (Anh) ngày 02.04.2009, đã đưa ra hai quyết định quan trọng, trong đó có việc cải tổ hệ thống tài chính thế giới. Hội nghị G-20 diễn ra tại Pittsburgh (Mỹ) ngày 24.09.2009 còn đưa ra những quyết định quan trọng hơn, đó là cơ chế lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu.
Khi nghĩ tới Nhật Bản, người ta thường liên tưởng tới một siêu cường kinh tế, với mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người thuộc nhóm các nước hàng đầu trên thế giới và không có người nghèo tồn tại ở quốc gia này. Chính bản thân Nhật Bản cũng luôn tự hào là quốc gia có 90% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, các thành phố hầu như không tồn tại các khu ổ chuột như nhiều nơi trên thế giới. Điều đó đã được khẳng định. Song, những năm gần đây, ở Nhật Bản xuất hiện nhiều thanh niên đêm này qua đêm khác sống ở quán cafe internet (net cafe), biến phòng máy tính thành nơi ăn ngủ, sinh hoạt của mình. Đó là đặc điểm chung của những người vô gia cư mới mà báo chí Nhật gọi là “dân tị nạn net cafe”.
Trong thập niên đầu xây dựng và phát triển kinh tế (1960), Hàn Quốc đã phải vượt qua một loạt những khó khăn như thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường vốn và công nghệ còn ở mức thấp, thị trường nội địa nhỏ bé, nhưng đây cũng chính là động lực giúp Hàn Quốc thoát khỏi vòng nghèo đói và vươn lên thành một “Kỳ tích sông Hàn”. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế thần kỳ cũng kéo theo một loạt những vấn đề như nới rộng khoảng cách thu nhập, tai nạn công nghiệp gia tăng, phát sinh các bệnh nghề nghiệp, ... do vậy cần phải có một sự cải thiện về điều kiện làm việc cho người lao động. Kể từ năm 1987, khi Hàn Quốc đã chuyển sang chế độ dân chủ về mặt chính trị thì chính phủ cũng nhận thức được rằng quan hệ lao động - quản lý và dân chủ công nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước.