Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 10

HỢP TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Đăng ngày: 7-02-2013, 12:54

Năm 2008 là năm đánh dấu một sự kiện quan trọng: Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vừa tròn 35 tuổi. Có thể nói, 35 năm là quãng đường không dài so với lịch sử mối bang giao giữa hai dân tộc mà dấu ấn đậm nét là sự phát triển phồn thịnh của đô thị cổ Hội An ngay từ thế kỷ thứ 16, hay phong trào Đông Du cuối thế kỷ 18. Song đây cũng là quãng đường ghi dấu những bước thăng trầm, biến động sôi nổi trong quan hệ hai nước. Trong 35 năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ đầu thập kỷ 1990 trở lại đây, quan hệ hai nước đã có bước phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là lĩnh vực không thể không kể đến khi nói tới những thành quả trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bởi vì Nhật Bản là quốc gia mà cả thế giới biết đến sự thành công trong lĩnh vực giáo dục, lấy con người làm nguồn lực chủ yếu để cách tân và phát triển đất nước trong hơn 100 năm qua, kể từ công cuộc Minh Trị duy tân. Nhật Bản cũng đã tận dụng thế mạnh này để giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc cải cách và phát triển kinh tế hiện nay. Trên thực tế, trong nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam, một phần không nhỏ của viện trợ không hoàn lại là dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng là một kênh quan trọng. Ngoài ra, không thể không kể đến việc xuất khẩu lao động, gửi thực tập sinh, tu nghiệp sinh của Việt Nam sang Nhật Bản như một kênh hợp tác khác… Bài viết xin điểm lại những điểm nổi bật trong lĩnh vực hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản để thấy được những thành quả đã đạt được và vấn đề đang đặt ra hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 10

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 7-02-2013, 12:45

Dưới thời chính quyền Clinton, chính sách thương mại của Mỹ đã có những điều chỉnh so với chính quyền tiền nhiệm. Trong tài liệu “Công nghệ vì sự tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ”, chính phủ đã nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ cần đi tới một chính sách thương mại khuyến khích mở cửa, song thương mại phải công bằng, một chính sách thương mại “tăng cường các ngành công nghiệp công nghệ cao” và chính sách này phải đảm bảo “tiếp cận một cách đầy đủ thị trường nước ngoài và bảo vệ một cách hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ”. Chính sách thương mại này cũng phải gắn chặt với chương trình “phát triển và nghiên cứu mạnh mẽ của nhà nước” nhằm tăng cường sức cạnh tranh của ngành chế tạo và nuôi dưỡng những dự án hợp tác nhằm “tăng thêm sự tiếp cận của Hoa Kỳ với các nguồn khoa học và công nghệ nước ngoài, đóng góp cho việc quản lý những vấn đề toàn cầu và đảm bảo cơ sở cho việc sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng “chính quyền Clinton đã không giữ lập trường buôn bán tự do đơn thuần mà thay vào đó là buôn bán có điều kiện và thương mại phải phục vụ trực tiếp những nhiệm vụ cụ thể. Đây là điểm mới nổi bật trong chính sách thương mại dưới chính quyền Clinton được thể hiện thông qua cụm từ “thương mại tự do và công bằng”.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 9

KINH NGHIỆM ỨNG XỬ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VĂN HÓA TÂY ÂU - BẮC MỸ

Đăng ngày: 2-01-2013, 11:00

Trung Quốc được cả thế giới biết đến bởi nó là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại. Ngày nay, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về kỳ tích cải cách – mở cửa, phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hoá, hội nhập mạnh mẽ hiện nay, Trung Quốc vừa phát triển kinh tế đất nước, vừa hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế thế giới, vừa giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc. Phạm vi bài viết này muốn đi sâu phân tích những kinh nghiệm ứng xử của Trung Quốc đối với sự du nhập của văn hoá Tây Âu – Bắc Mỹ.

 

 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 9

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC NHẬT Ở SHIZUOKA

Đăng ngày: 2-01-2013, 10:57

Trang phục truyền thống là thành tố không thể tách rời trong văn hoá vật chất, bởi lẽ cùng với ăn, ở, phương tiện đi lại, vận chuyển… qua nghiên cứu sẽ lý giải được nhiều vấn đề về lịch sử tộc người, kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Nhật nói chung, ở Shizuoka nói riêng. Như vậy, nghiên cứu trang phục truyền thống của dân tộc Nhật ở Shizuoka không chỉ giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về nền văn hoá truyền thống của dân tộc Nhật mà còn thấy được những sắc thái văn hoá mang tính địa phương của cộng đồng người Nhật nơi đây. Sở dĩ như vậy là bởi Shizuoka là vùng lãnh thổ không những tiêu biểu cho văn hoá Nhật Bản mà còn bao hàm nhiều nét độc đáo về lịch sử - văn hoá. Do vậy, qua trang phục truyền thống của dân tộc Nhật ở Shizuoka sẽ góp một cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn về văn hoá Nhật Bản nói chung, văn hoá vật chất của dân tộc Nhật nói riêng.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 9

ỨNG PHÓ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ HẠT NHÂN CỦA CHDCND TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 2-01-2013, 10:56

Giải trừ vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên từ lâu đã trở thành vấn đề an ninh trọng yếu không chỉ của riêng Bán đảo Triều Tiên mà còn của cả khu vực Đông Bắc Á và toàn cầu. Chính vì vậy, đây là một đề tài được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu trên thế giới. Để góp thêm những tham khảo về vấn đề này, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á xin trân trọng giới thiệu bài viết dành cho Tạp chí của Phó giáo sư, Tiến sĩ Park-Hong Yong, giảng viên Khoa Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc. Bài viết nghiên cứu ứng phó của Nhật Bản đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên kể từ khi nước này giai nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân đến khi họ rút lui khỏi Hiệp ước (1989-1993). Tiêu đề bài viết là do người dịch rút gọn.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 9

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ASEAN

Đăng ngày: 2-01-2013, 10:50

Vượt lên mọi trở ngại, quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã và đang tiến triển tích cực. Điều này xác nhận chính sách cân bằng đa nguyên cường quốc trong khu vực của ASEAN vì nó phù hợp với mục tiêu tạo dựng một ASEAN thịnh vượng trong thế kỷ 21. Đồng thời chứng tỏ Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách ngoại giao thân thiện và có niềm tin đối với các nước ASEAN. Thực tế cho thấy, từ giữa những năm 1990, Trung Quốc và ASEAN đã có những bước phát triển ngoạn mục trong các quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh. Hai đối tác tác này đang chia sẻ các giá trị Châu Á. Đây chính là cơ sở để Trung Quốc và ASEAN tiếp tục phát triển quan hệ song phương lên một tầm cao mới.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 9

30 NĂM HỢP TÁC KINH TẾ NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 2-01-2013, 10:48

Kể từ khi khi Thủ tướng Nhật Bản đương thời là Ohira cam kết tiến hành viện trợ ODA cho Trung Quốc nhân dịp chuyến thăm Trung Quốc cuối năm 1989 cho đến năm nay là vừa tròn 30 năm. Trong suốt quãng thời gian đó cho dù còn nhiều “vấn đề” xoay quanh viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc, vẫn có thể khẳng định rằng: số tiền viện trợ của Nhật Bản dành cho Trung Quốc đã đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc. Đồng thời, ODA của Nhật Bản còn như một “chiếc van” để duy trì và ổn định quan hệ Nhật-Trung trước những “cơn bão” trong quan hệ chính trị giữa hai nước.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 9

TRUYỀN GIÁO TIN LÀNH VÀ SỰ XUNG ĐỘT VỚI HỆ THỐNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ HIỆN NAY

Đăng ngày: 2-01-2013, 10:45

Ngay từ buổi đầu du nhập vào Việt Nam, đạo Tin Lành- một tôn giáo đặc trưng của xã hội tư sản phương Tây đã phải đối mặt và cạnh tranh hết sức gay gắt với hệ thống tín ngưỡng dân gian đa dạng của cư dân bản địa tại đây. Quá trình truyền giáo, cải đạo và chiêu mộ tín đồ của đạo Tin Lành đã gây ra một sự xung đột dù ngấm  ngầm  nhưng vô cùng quyết liệt đối với tín ngưỡng bản địa nói riêng và văn hoá truyền thống của người Việt nói chung từ thời kỳ đầu truyền giáo cho đến tận ngày nay. Tìm hiểu về vấn đề xã hội- tín ngưỡng tôn giáo - văn hoá đặc biệt này với những tác động đa chiều phức tạp của nó để rút ra những bài học cần thiết… là chủ đề khoa học lí thú và bổ ích, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá,  hội nhập văn hoá, sự du nhập của nhiều phong trào, tổ chức tôn giáo từ bên ngoài vào Việt Nam hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 9

TRẠNG THÁI HIỆN SINH CỦA CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MỘT NỖI ĐAU RIÊNG

Đăng ngày: 2-01-2013, 10:42

Là nhà văn hiện đại thực sự đầu tiên của Nhật Bản như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, Oe Kenzaburo (1935) chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhà văn lớn của văn học phương Tây thế kỉ XX, đặc biệt là triết gia, tiểu thuyết gia vĩ đại Jean Paul Sartre. Ông tiếp thu Sartre từ tinh thần hiện sinh, quan niệm nghệ thuật đến phong cách viết tiểu thuyết hiện đại, độc đáo. “Với Sartre, văn chương trở thành một tác động cứu rỗi của con người đã mất niềm tin nơi Thượng đế, trở thành câu giải đáp có tính cách siêu hình của con người trước cái phi lý của cuộc đời, nó trở thành cái tuyệt đối khi chính cái tuyệt đối không còn”. Thời đại hậu chiến của Oe quá nhiều cú sốc khiến con người ngày càng hoài nghi vào một trật tự do Thượng đế xác lập. Và con người ngày càng xác tín niềm tin Thượng đế đã chết, cuộc đời không có Thượng đế mà chỉ còn trơ lại sự hiện sinh, chỉ còn lại những con người trơ trọi, cô đơn, lơ ngơ đi tìm bản thể của chính mình.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG NHẬT

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:29

Lâu nay trong việc giảng dạy tiếng Nhật ở các trường và các cơ sở đào tạo khác như trung tâm tiếng Nhật, trung tâm ngoại ngữ v.v…các thày cô giáo tiếng Nhật khi dạy phần ngữ pháp thường chỉ chú trọng dạy các kỹ năng sử dụng các loại trợ từ, cách biến đổi động từ, tính từ, trợ động từ, cách dùng các mẫu câu v.v… Còn phần dạy phân tích câu để học sinh hiểu bài thì hầu như chưa được chú trọng. Có thể do các thày cô chưa thấy rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc phân tích câu để hiểu bài hoặc các thày cô cho rằng vấn đề khó của ngữ pháp tiếng Nhật là cách dùng trợ từ, phân biệt cách dùng của những phó từ cận nghĩa, phân biệt cách dùng trợ từ “no” với danh từ hình thức “koto” v.v…thì cần tập trung để dạy những vấn đề đó cũng đã hết giờ rồi còn thì giờ đâu mà dạy phân tích câu nữa. Vậy thì vấn đề phân tích câu tiếng Nhật nên tiến hành như thế nào? Chúng ta cần lần lượt làm rõ những vấn đề như : đặc điểm câu tiếng Nhật, các loại câu, thành phần câu, trợ từ tham gia thành phần câu; tiếp đến là tìm ra cách phân tích câu tiếng Nhật một cách hợp lý, dễ hiểu và dễ nhớ.