Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

Đăng ngày: 15-03-2013, 10:28

Những quy định trong hiến pháp Nhật Bản năm 1946 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một nhà nước Nhật Bản hiện đại, làm cho Nhật Bản từ một nước bị chiến tranh tàn phá, vươn lên trở thành một cường quốc trên thế giới với một tiềm lực kinh tế mạnh và trình độ khoa học tiên tiến. Tuy nhiên, trước những thay đổi trong và ngoài nước, một số quy định trong hiến pháp hiện hành không còn phù hợp, thậm chí trở thành rào cản đối với sự phát triển và hội nhập quốc tế của Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản muốn sửa đổi hiến pháp để phù hợp với những thay đổi trong nước, đồng thời cũng nhằm thực hiện được những nhiệm vụ và tham vọng mới trước những biến động trong khu vực và trên thế giới. Bài viết này sẽ đề cập đến tiến trình đề xuất sửa đổi hiến pháp Nhật Bản từ trước đến nay cũng như triển vọng của việc sửa đổi, đồng thời cũng nêu ra những ảnh hưởng đối với Nhật Bản và thế giới nếu như  nước này sửa đổi  hiến pháp.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

SUY THOÁI KINH TẾ NHẬT BẢN ĐẦU NHỮNG NĂM 1990 – KHÍA CẠNH TỪ BỎ ĐIỀU TIẾT TRỰC TIẾP VÀ CẢI TỔ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

Đăng ngày: 15-03-2013, 10:23

Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, từ bỏ điều tiết kinh tế trực tiếp là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu, đối với tất cả các chính phủ kể từ khi kết thúc thời kỳ độc quyền lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) năm 1993. Thủ tướng Chính phủ Hosokawa lúc đó đã công bố từ bỏ điều tiết như là một phương cách nhằm tiếp thêm  sức sống cho nền kinh tế và làm thỏa mãn các áp lực từ phía Hoa Kỳ  đối với một nền kinh tế mở. Người kế nhiệm ông  Tsutomu Hata cũng cam kết xúc tiến bãi bỏ điều tiết và phi tập trung hóa. Thủ tướng Murayama thậm chí đã cam kết công khai trước Chính phủ của mình rằng sẽ theo đuổi đến cùng chính sách này. Có thể nói, việc kêu gọi  bãi bỏ điều tiết đã thu được sự ủng hộ rộng lớn trong giới truyền thông, thông tin đại chúng,  các tầng lớp dân cư, các nhà kinh tế  có tầm ảnh hưởng.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

BÀN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ NÔNG NGHIỆP Ở NHẬT BẢN: ĐÁNH GIÁ TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ

Đăng ngày: 15-03-2013, 10:04

Thế giới đang sống trong những năm cuối của thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ XXI. Đó là thập kỷ xuất hiện nhiều khuynh hướng quan trọng, trong đó có sự mở cửa và tự do hóa. Vòng đám phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu cũng đã diễn ra cách đây không lâu. Tại đây, đã có nhiều cuộc thảo luận sâu hơn xung quanh khía cạnh bảo hộ nông nghiệp nhưng kết quả cuối cùng đã thất bại. Một lần nữa, thế giới lại đi vào ngõ cụt trong việc giải quyết vấn đề hết sức nhạy cảm này. Khi bàn luận vấn đề nông nghiệp ở Nhật Bản, đây không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên, chúng ta cũng không có gì là quá ngạc nhiên nhìn vào thực tế ngành nông nghiệp Nhật Bản vẫn được bảo hộ ở một mức độ rất cao. Chính sách bảo hộ nông nghiệp đã được chính phủ nước này theo đuổi từ lâu, bất chấp có những lời chỉ trích và hành động phản ứng gay gắt từ phía các bạn hàng của Nhật Bản.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

SÓNG GIÓ TRONG QUAN HỆ LIÊN TRIỀU KỂ TỪ KHI LEE MYUNG – BAK LÊN CẦM QUYỀN

Đăng ngày: 15-03-2013, 09:52

Ngày 25 tháng 2 năm 2008, ông Lee Myung-bak vốn là một nhà kinh doanh thành đạt đã chính thức lên làm Tổng thống Hàn Quốc trước sự phấn khởi, kỳ vọng của nhân dân Hàn Quốc.  Tuy nhiên kể từ đó đến nay, Hàn Quốc đã phải đối đầu với bao thử thách, khó khăn cả về đối nội lẫn đối ngoại.  Các mối quan hệ  của Hàn Quốc với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên vốn đã được hai đời tổng thống trước đây dày công vun đắp cũng gặp phải những sóng gió, trở ngại. Sự tiến triển của mối quan hệ liên Triều ra sao kể từ khi ông Lee Myung-bak lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, đâu là nguyên nhân dẫn tới tình hình đó, và quan hệ trước đó ra sao là những vấn đề cơ bản bài viết muốn đề cập tới.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

KOKINSHU VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỦA TÁC PHẨM TRONG DÒNG THƠ DÂN TỘC NHẬT

Đăng ngày: 15-03-2013, 09:50

Kokinshu là tên gọi ngắn gọn của Tuyển tập Kokinwakashu, một tác phẩm thơ đã đi vào kinh điển của thơ ca Nhật Bản. Ra đời vào đầu thế kỉ X (thời Heian). Tuyển tập đã  khẳng định được những giá trị to lớn của mình và thu hút được sự quan tâm của  nhiều nhà thơ và các học giả đương thời cũng như nhiều thế hệ dịch giả và các nhà nghiên cứu trong và ngoài Nhật Bản. Tại Nhật Bản, trong thư viện của Trung tâm Quốc tế nghiên cứu văn hoá Nhật Bản ở Kyoto, có đến hơn 100 công trình khảo cứu, dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu  về tác phẩm Kokinshū, trong đó chủ yếu là các công trình nghiên cứu được biên soạn bằng tiếng Nhật và khoảng 20 các công trình bằng các thứ tiếng khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

TÌM HIỂU VĂN HOÁ CỦA HÀN QUỐC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Đăng ngày: 15-03-2013, 09:46

Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước vô vàn khó khăn và thách thức. Chỉ sau mấy chục năm lặng lẽ gian khổ phấn đấu, người Hàn Quốc đã làm được những điều kỳ diệu, xây dựng được nền kinh tế phồn thịnh, nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc kết hợp hài hoà với văn minh thế giới, đào tạo được nguồn nhân lực có kỹ năng, xây dựng một nếp sống mới trong con người Hàn Quốc hiện đại. Để làm được điều đó, yếu tố con người có vai trò quan trọng, yếu tố văn hoá có tác động tích cực, là động lực thúc đẩy. Đây là điều các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc và các nhà nghiên cứu Hàn Quốc của Nhật Bản và phương Tây khẳng định. Bài viết sẽ đề cập tới vấn đề phát triển văn hoá ở Hàn Quốc trong quá trình hội nhập và nêu bài học kinh nghiệm để chúng ta cùng tham khảo.