Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

NHẬN DIỆN QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:46

Một đặc trưng nổi bật của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là phát triển mang tính đứt đoạn, thăng trầm  gắn với những biến đổi lịch sử của hai nước qua từng giai đoạn khác nhau. Nếu kể từ khi người Nhật Bản đến Kinh kỳ phố Hiến và Hội An để buôn bán, kinh doanh thì quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cho đến nay đã trải qua gần 4 thế kỷ. Bước khởi đầu từ thế kỷ 17 sau đó bị gián đoạn do chính sách đóng cửa của chính quyền phong kiến Nhật Bản và của cả phía Việt Nam. Còn nếu kể từ khi Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du từ đầu thế kỷ 20 thì quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trải qua 100 năm. Trong quãng thời gian đó, chính sách đế quốc chủ nghĩa, các cuộc chiến tranh nóng và lạnh đã làm cho quan hệ này của Nhật Bản đứt đoạn. Và kể từ khi tái bình thường hoá quan hệ ngoại giao (1992), quan hệ hai nước phát triển theo chiều hướng tích cực; và trong hơn 35 năm qua, chỉ có hơn thập niên gần đây quan hệ này mới đơm hoa kết trái thực sự.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ CUỘC GẶP QUAN TRỌNG

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:43

Nhìn lại 35 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ( 21/9/1973 – 21/9/2008), ta thấy mối quan hệ  này đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Lĩnh vực chính trị trong quan hệ giữa hai bên không những được xem xét ở chính khía cạnh này mà còn được đánh gia thông qua chính các mối quan hệ kinh tế, văn hoá cũng như tiếp xúc mang tính phi chính phủ của nhân dân hai nước. Tuy nhiên, do chế độ chính trị hai nước theo đuổi khác nhau nên   các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai bên được xem là thước đo của quan hệ chính trị. Chính vì vậy, bài viết này tập trung nhìn nhận mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trên phương diện chính trị thông qua các cuộc tiếp xúc quan trọng  trong 15 năm  gần đây.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

VAI TRÒ ODA CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:39

Năm nay Việt Nam, và Nhật Bản kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao chính thức. Trong suốt thời gian qua quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không ngừng được phát triển trên tất cả các mặt. Hiện nay, nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam, là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trên thực tế ODA của Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, cải thiện môi trường, xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích một số nét về vai trò ODA của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ SAU KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA TỔ CHỨC WTO ĐẾN NAY

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:36

Trước khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO vào tháng 11/2006 quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được những thành tựu hết sức khả quan. Điều này được thể hiện qua các con số sau đây:Trên lĩnh vực đầu tư tính đến 12/2005, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam là 684 dự án với tổng vốn đầu tư 6907,2 triệu USD được cấp phép; viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam chiếm 40% tổng nguồn ODA của các nước và các tổ chức quốc tế cung cấp cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, trong đó viện trợ là trên 10%, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp. Trên lĩnh vực buôn bán đối ngoại kể từ năm 2003 là năm thực hiện sáng kiến chung Việt - Nhật, ký kết Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, quan hệ thương mại hai nước phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng trên 19%/năm. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO ngày 7/11/2006 thì quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:32

Trong những năm qua, cùng với sự tăng cường quan hệ Việt Nam -  Nhật Bản trên các mặt kinh tế, ngoại giao; quan hệ văn hóa giữa hai nước đã bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng chưa từng có. Thành tựu giao lưu văn hóa có được hôm nay không chỉ là kết quả của những nỗ lực giữa chính phủ và nhân dân hai nước mà còn bắt nguồn từ chiều sâu lịch sử lâu dài của hai dân tộc Việt - Nhật. Ngày nay, nhìn lại quá trình giao lưu đó để rút ra nhưng bài học kinh nghiệm là việc làm rất cần thiết góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước nói chung cũng như tăng cường hiệu quả giao lưu văn hóa nói riêng.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 11

BÀI QUỐC CA NGẮN NHẤT

Đăng ngày: 21-02-2013, 11:30

ách đây vài năm tôi được dự một khoá đào tạo tại Quận Shibuya, Tokyo Nhật Bản do tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức và tài trợ. Ngày cuối cùng là buổi lễ trao bằng tốt nghiệp, không khí thật nghiêm trang, xúc động và lưu luyến. Trong buổi lễ đó, ấn tượng kèm theo sự ngạc nghiên mà chưa lý giải được chính là bài Quốc ca Nhật Bản vì bài quốc ca rất ngắn (chỉ gần 1 phút).

Sau một thời gian tương đối dài và gặp không ít người Nhật và Việt Nam, tôi đã ít nhiều tìm được lời giải.  Nhân kỷ  niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam  Nhật Bản, tôi xin giới thiệu những thông tin có liên quan đến bài quốc ca Nhật Bản để mọi người cùng tham khảo.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 10

NGHI LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

Đăng ngày: 7-02-2013, 13:35

Lễ cưới là nghi thức mang tính xã hội, theo đó, người đàn ông và người đàn bà được gắn kết công khai trước công chúng với tư cách là người chồng và người vợ. Ở mức độ cá nhân, đó là nghi lễ mà thông qua đó sẽ là nghi lễ kết hợp hai gia đình và mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội của họ. Về khía cạnh xã hội, sau lễ cưới, một gia đình mới được hình thành. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có các nghi lễ cưới khác nhau do chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán và các nền văn hóa khác nhau. Bài viết này giới thiệu một số nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Hàn Quốc và một số quan niệm của người dân về các nghi lễ này, đồng thời so sánh với một số nghi lễ cưới xin ở Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 10

QUAN HỆ NHẬT BẢN – CĂMPUCHIA TRONG LĨNH VỰC HỢP TÁC VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, KINH TẾ, XÃ HỘI (1991- 2007)

Đăng ngày: 7-02-2013, 13:16

Trong quá trình nghiên cứu quan hệ giữa Nhật Bản với các nước Châu Á, Đông Nam Á (ĐNA) có rất nhiều bài viết của các nhà khoa học về quan hệ Nhật Bản với các nước ĐNA dưới nhiều lĩnh vực khác nhau, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quan hệ Nhật Bản với Cămpuchia và Lào vẫn còn trống vắng nhất là trong giai đoạn sau khi vấn đề hòa bình ở Cămpuchia đã được giải quyết. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi cùng với một số học viên cao học khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Huế đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này, hy vọng sẽ lấp một khoảng trống trong nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi dự định có nhiều bài viết về quan hệ Nhật Bản với Cămpuchia và Lào trên các lĩnh vực khác nhau, phân tích, lý giải những tác động của mối quan hệ giữa Nhật Bản - Cămpuchia, Nhật Bản - Lào đối với lợi ích hai nước, khu vực, đồng thời dự báo triển vọng, thách thức của mối quan hệ này trong tương lai dưới tác động của các nhân tố quốc tế và khu vực.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 10

ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM

Đăng ngày: 7-02-2013, 13:12

Nhìn lại chặng đường trong mối bang giao hai nước, mặc dù Việt Nam đã thiết lập các quan hệ ngoại giao đầy đủ với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973,  song vì nhiều lý do khác nhau trong những thập kỷ 1970 và 1980 của thế kỷ XX, quan hệ hai nước chưa được phát triển đúng mức. Tuy nhiên, suốt chặng đường 35 năm đã qua và đặc biệt trong những năm gần đây, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển thay đổi về chất. Nhật Bản đã có sự đóng góp rất đáng kể cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau như là sự hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. FDI của Nhật Bản nói riêng không chỉ nhấn mạnh trọng tâm kích thích sự tăng trưởng của ngành công nghiệp mà còn góp phần phát triển hạ tầng cơ sở của Việt Nam nói chung. Mặc dù vậy, bên cạnh những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, lĩnh vực FDI của Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay vẫn còn có những trở ngại không nhỏ làm mất cân xứng với quan hệ chính trị đang phát triển rất tốt đẹp giữa hai nước. Có thể nói, vấn đề này được cả phía Việt Nam lẫn phía Nhật Bản bàn luận khá nhiều trên mọi góc độ, từ giới học thuật đến giới chính trị và giới doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết, chúng tôi chỉ phân tích cơ sở và đánh giá triển vọng dòng vốn FDI của Nhật Bản ở Việt Nam trong ngắn và trung hạn.


Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 10

ỨNG PHÓ CỦA NHẬT BẢN XUNG QUANH VẤN ĐỀ HẠT NHÂN CỦA CHDCND TRIỀU TIÊN (Tiếp theo kỳ trước)

Đăng ngày: 7-02-2013, 13:08

Ngoại giao Nam Bắc càng tăng cường thì càng thúc đẩy CHDCND Triều Tiên mở cửa. Điều đó phải chăng mang ý nghĩa tạo ra một tình thế hiệp lực mới của một khu vực bao gồm Nga, Trung Quốc, Nam - Bắc Triều Tiên, Nhật Bản và giảm bớt căng thẳng của toàn thể khu vực Đông Bắc Á. Theo ý nghĩa như vậy, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, nếu tiến hành một cuộc thanh sát hạt nhân dựa vào IAEA sẽ làm sáng tỏ được mối hoài nghi của quốc tế về  CHDCND Triều Tiên xung quanh vấn đề hạt nhân do đó sẽ mở ra triển vọng phi thường cho quan hệ Nhật - Triều tiến lên phía trước. Tuy nhiên, vấn đề hạt nhân của Bán đảo Triều Tiên đã thể hiện những phức tạp hơn nhiều.