Theo UNESCO, công nghiệp văn hóa xuất hiện khi các hàng hóa và dịch vụ văn hóa được sản xuất và tái sản xuất, được lưu trữ và phân phối trên dây chuyền công nghiệp và thương mại, tức là trên quy mô lớn, phù hợp với chiến lược kinh tế hơn là phát triển văn hóa. Công nghiệp văn hóa là những ngành sản xuất ra những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình mang tính nghệ thuật, sáng tạo và có tiềm năng tạo ra thu nhập, của cải thông qua việc khai thác các tài sản văn hóa, sản xuất hàng hóa, dịch vụ dựa trên tri thức (cả truyền thống và đương đại).
Cương lĩnh, đường lối chính trị, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành trên nền tảng lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, cương lĩnh, đường lối chính trị, quan điểm của Đảng luôn được bổ sung, phát triển hoàn thiện để đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn và cách mạng đi đến thắng lợi, nhất là sự thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị không từ bỏ ý đồ chống phá, xuyên tạc, phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, cần có sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí, xuất bản.
Vào chiều ngày 24 tháng 5 năm 2024, Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã long trọng tổ chức lễ kết nạp Đảng viên cho hai đồng chí: Đỗ Thị Ánh và Phạm Thị Nhung. Tham dự lễ kết nạp có đồng chí Bí thư Chi bộ Trần Hoàng Long cùng toàn thể các đồng chí đảng viên trong Chi bộ. Được sự quan tâm của Chi ủy cùng sự giúp đỡ của các đảng viên trong Chi bộ, sau một thời gian thử thách, rèn luyện, phấn đấu không ngừng, hai quần chúng ưu tú Đỗ Thị Ánh và Phạm Thị Nhung đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.
Chuyển đổi số hiện là yêu cầu quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực báo chí. Ngày 6/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 348/QĐ-TTg về “Phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Chiến lược chuyển đổi số báo chí) với mục tiêu chung là xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin truyền thông phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước, dẫn dắt và định hướng dư luận, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả, tạo nguồn thu mới và thuc đẩy ngành công nghiệp nội dung số.
Ngày 15/3/2024, Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới kinh tế đất nước”. Đ/c Phó Bí thư Chi bộ Ngô Hương Lan chủ trì buổi sinh hoạt với khách mời là PGS.TSKH Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị Thế giới, cùng toàn thể đảng viên trong Chi bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các cấp ủy, tổ chức đảng, mà trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu của Đảng, Vì vậy, để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực, cần nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ.
Hiện nay, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử. Nhật Bản được coi là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam. Quan hệ hai nước hiện đang phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị- ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội…Trong những năm gần đây, trước những biến đổi mới của tình hình thế giới và khu vực
Ngày 27/9/2023, Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chính sách đối ngoại”. Đ/c Bí thư Chi bộ Trần Hoàng Long chủ trì buổi sinh hoạt với khách mời là PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an, cùng toàn thể đảng viên trong Chi bộ.
Công tác đối ngoại luôn là một trong những công tác và nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước ta từ xưa đến nay. Phát huy mạnh mẽ tư duy đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI (năm 1986), đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối ngoại thời kỳ đổi mới và được nhận thức ngày càng sâu sắc.