Hiện nay, sửa đổi hiến pháp đang trở thành mối quan tâm lớn của đảng cầm quyền. Việc sửa đổi hiến pháp hoà bình của Nhật Bản cũng thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt là sửa đổi điều 9 với nội dung là “Khao khát hoà bình thế giới dựa trên trật tự và công bằng, người Nhật Bản sẽ mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền tối cao của quốc gia và từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để đạt được mục đích trên thì việc duy trì các lực lượng lục quân, hải quân, không quân cũng như các tiềm năng chiến tranh khác sẽ không được phép. Quyền tham chiến của quốc gia không được thừa nhận”.
Ngoại trừ Nhật Bản, hầu hết các quốc gia Đông Á, đều có mạng lưới sản xuất điện tử khá ấn tượng, vượt trội công nghiệp sản xuất ô tô. Mặc dầu vậy, tốc độ phát triển của công nghiệp ô tô Đông Á là khá nhanh, các cơ sở sản xuất được thành lập trên diện rộng, phục vụ cho xuất khẩu. Đầu tư nước ngoài tại Đông Á hiện nay nhằm vào mục tiêu sản xuất các linh kiện, chi tiết để lắp ráp các ô tô xuất khẩu thông qua mạng lưới sản xuất toàn cầu và phục vụ cho thị trường nội địa. Tất nhiên, các cơ sở sản xuất đang phải đối mặt với những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu, bởi các chính sách bảo hộ thị trường và bảo hộ cho công nghiệp ô tô đang tăng trưởng nhanh tại Đông Á. áp lực về chi phí sản xuất cao, cơ hội để thu lợi nhuận ở từng công đoạn sản xuất đang có xu hướng giảm, đã làm cho các công ty mở rộng sản xuất ra nước ngoài để tận dụng các yếu tố đầu vào rẻ tại các địa phương.
Trước năm 1993, Trung Quốc luôn tự túc được nhu cầu dầu mỏ trong nước. Từ năm 1993 trở đi, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ bên ngoài. Từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới và cũng trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Trước sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế trong những năm qua, Trung Quốc đang ngày càng “khát dầu”.
Chỉ trong vòng vài chục năm kể từ những năm 1950 trở lại đây, Đài Loan đã chuyển mình từ một khu vực kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nền công nghiệp phát triển, một trung tâm thương mại và công nghệ cao tại khu vực Châu Á. Điểm đặc biệt là so với một số “con rồng” Châu Á khác, Đài Loan đã đi lên từ nguồn gốc tiểu nông lạc hậu, Đài Loan cũng không có được một nền tảng công nghiệp nặng vững vàng từ trước thế chiến như Nhật Bản hay Hàn Quốc…
Vào cuối thập niên 1990, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa khu vực ở Đông Á, khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 đã ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Có thể nói, đây là khuôn khổ thuần Đông Á duy nhất từ trước đến nay với thành viên gồm mười nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ba nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Kể từ khi hình thành và đặc biệt là sau khi được thể chế hóa với việc ra Tuyên bố chung đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba năm 1999, ASEAN+3 ngày càng trở thành một khuôn khổ hợp tác toàn diện và thiết yếu đối với các quốc gia Đông Á trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, an ninh đến văn hoá-xã hội.
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, hiện có 5,2 triệu người Hàn sinh sống ở 140 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài phạm vi Bán đảo Hàn. Đây là cộng đồng người sinh sống ở hải ngoại có số lượng đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Do Thái, Ấn Độ và Italia .
Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có quan hệ lịch sử lâu đời trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau. Mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này có tầm quan trọng to lớn tới môi trường chiến lược khu vực, tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia liên quan, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, nơi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đang ra sức tăng cường ảnh hưởng.
Ngân sách quốc phòng là lĩnh vực đặc biệt phản ánh mối quan hệ kinh tế - quân sự dưới dạng tiền tệ. Mỗi giai đoạn khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau cũng có những biểu hiện khác nhau về nhận thức và nội dung kết cấu chi phí của ngân sách quốc phòng. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chủ yếu đề cập đến tổng quan ngân sách quốc phòng thế giới sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Những năm gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các báo như Lao Động, Thanh Niên, Tiền Phong, Phụ Nữ... thường thấy xuất hiện những bài viết về tình trạng xung đột giữa các chủ doanh nghiệp người nước ngoài, trong đó có những doanh nghiệp Hàn Quốc, với công nhân và những người lao động Việt Nam. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột đó chúng ta thấy, lý do kinh tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân cơ bản là “thái độ nóng nảy” của giới chủ doanh nghiệp trước tình trạng thiếu ý thức kỷ luật trong quá trình sản xuất và cả sự cẩu thả, yếu kém về kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm của không ít người lao động Việt Nam.
Với cuộc cải cách Minh Trị Duy tân 1868, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay phụ thuộc, tiến mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản Nhật ra đời và lớn mạnh vào thời kỳ nhiều nước tư bản đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản Nhật tất yếu dẫn tới sự đòi hỏi ngày càng gay gắt hơn về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ (bởi Nhật Bản là một nước nghèo về nguyên liệu và nhỏ hẹp về diện tích). Trong thời kỳ này, trừ Trung Quốc đang bị các cường quốc xâu xé, hầu hết các nước Châu Á, ở những mức độ khác nhau, đều rơi vào “nanh vuốt” của chủ nghĩa thực dân phương Tây.