Nét đặc trưng nhất trong cách ở của người Việt Nam và Hàn Quốc truyền thống là hoà hợp với thiên nhiên cây cỏ. Ở vùng đồng bằng, quanh nhà đều có cây cỏ, hàng rào dâm bụt có nhiều ở vùng Bắc bộ Việt Nam và luỹ tre làng tạo ra nét riêng của nông thôn nước ta. Nhưng nếu ai có dịp đến thăm nông thôn Hàn Quốc thì hẳn sẽ thấy hoa Mu-kung (tức hoa dâm bụt) cũng được trồng rất nhiều và chính loài hoa này là quốc hoa của Hàn Quốc. Cây tre Hàn Quốc tuy không mọc dày thành luỹ như ở nước ta nhưng cũng không phải là ít. Điều giống nhau rõ nét nhất là nhà đều quay về hướng Nam hoặc Đông Nam, tránh nắng nóng mùa hè và gió Bắc mùa đông. Với đa số nông dân nghèo nói chung, vách nhà đắp hoặc trát bằng đất, trên mái lợp cỏ gianh hoặc rạ. Với số ít nhà giàu thì nhà làm bằng gỗ, mái lợp ngói. Nhà làm theo hình chữ L hoặc chữ U, giữa có cái sân, đây là phối cảnh chung ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc.
Xét dưới góc độ địa lý, lịch sử và văn hoá, quả thật Nhật – Hàn là hai quốc gia rất gần nhau. Về mặt địa lý, hai quốc gia có cùng chung đường biên giới; về mặt văn hoá, cả hai nước đều chịu rất nhiều ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa. Chính vì vậy, nghiên cứu Nhật Bản để từ đó hiểu một cách rõ nét nhất về người bạn láng giềng của mình là một mục tiêu hàng đầu trong nghiên cứu quốc tế tại Hàn Quốc. Trải qua quá trình lịch sử nghiên cứu tương đối dài, Hàn Quốc đã cho ra đời hàng loạt các tuyển tập nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời mang tính đại chúng về Nhật Bản. Mặc dù vậy, các nhà Nhật Bản học Hàn Quốc lại cho rằng, vẫn tiếp tục phải hoàn thiện quy chuẩn trong nghiên cứu Nhật Bản và cần thiết phải đưa ra một hướng nghiên cứu mới đối với Nghiên cứu Nhật Bản tại nước này.
Có thể nói thời điểm năm 1975, là một mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Nhật Bản - ASEAN. Ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Nhật Bản đã có nhiều động thái bày tỏ vai trò của họ đối với khu vực Đông Nam Á. Đến năm 1977, một chính sách Đông Nam Á mới của Nhật Bản chính thức được Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda đưa ra tại Manila ( Philippin), trong chuyến viếng thăm đến Hội nghị Thượng đỉnh của ASEAN lần thứ hai. Trong học thuyết của mình, Fukuda đã nhấn mạnh đến ba trụ cột trên cả hai phương diện kinh tế lẫn chính trị:
Hầu hết nền văn xuôi Nhật Bản trong giai đoạn kế tiếp thời kỳ khôi phục nền quân chủ Minh Trị (1868) đều được gọi bằng thuật ngữ “hiện đại” mặc dù sự biến đổi văn học thực sự chỉ có thể nhận thấy khoảng hai thập kỷ sau đó, vào cuối năm 1880, có lẽ bởi chúng phản ánh những vấn đề của xã hội đương thời hoặc bởi các kỹ xảo văn chương được sử dụng mà trước đây người ta chưa từng thấy ở Nhật Bản, hoặc bởi những ảnh hưởng ngoại lai có thể nhận ra trong cách biểu hiện. Cách dễ dàng nhất, và thường có hiệu quả nhất là tìm hiểu các nhân tố tác động đã làm nên tính chất hiện đại đối với một tác phẩm khi nó tiếp nhận trực tiếp từ một số nhà văn nước ngoài. Điều này cũng giải thích tại sao việc dịch thuật nền văn học Châu Âu, đặc biệt từ đầu thế kỷ XX, đã mang lại tác nhân kích thích cho sự phát triển nền văn chương mới ở Nhật Bản.
Trong lịch sử và hiện tại, quan hệ Nga - Nhật đã tồn tại vấn đề lãnh thổ, nổi lên là hai nước tranh chấp các đảo thuộc quần đảo Curin. Vấn đề quần đảo Curin chưa được giải quyết từ trong quan hệ giữa Nga Hoàng với Nhật Bản và quan hệ Xô - Nhật. Hiện nay, vùng Nam Curin - người Nga gọi là quần đảo Curin (gồm bốn đảo: Habomai, Sikotan, Cunasirơ và Iturubơ) do Liên bang Nga chiếm giữ, nước Nhật vẽ bản đồ ghi vùng Nam Curin là “lãnh thổ phương Bắc” thuộc lãnh thổ Nhật Bản. Bài viết sẽ phân tích vấn đề quần đảo Curin trong quan hệ Nga – Nhật cho đến kết thúc Chiến tranh Lạnh và nêu một vài nhận xét về vấn đề này. Quan hệ Liên Xô-Nhật Bản được coi như một giai đoạn của lịch sử quan hệ Nga -Nhật.
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, song lại có tiềm năng về khoa học công nghệ. Là một nước công nghiệp phát triển muộn hơn so với các nước Âu - Mỹ, Nhật Bản không những cần nguyên, nhiên, vật liệu mà còn cần cả vốn, lao động và thị trường tiêu thụ. Trong khi đó Đông Nam Á có thể được coi là mảnh đất màu mỡ với nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Đó là một khu vực giầu tài nguyên thiên nhiên, giao thông thuận tiện, với nguồn lao động rẻ và phong phú, và cũng là một thị trường khá lớn với dân số hơn 500 triệu người. Chính vì vậy mà từ lâu Nhật Bản đã để ý đến khu vực này và bằng những con đường khác nhau nhằm khai thác các tiềm năng ở đây.
Sau khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, mối quan hệ của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên với Nga trở nên lạnh nhạt thì quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc lại trở nên thân thiết hơn. Trung Quốc trở thành nước cung cấp dầu, lương thực lớn nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của CHDCND Triều Tiên. Sự phụ thuộc về thương mại của CHDCND Triều Tiên đối với Trung Quốc đã vượt quá 50%, quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước đang ngày càng trở nên thể chế hoá.
Mỗi nhà nước phúc lợi đều có những vấn đề phúc lợi riêng dẫn tới các cách giải quyết khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước đó. Mô hình nhà nước phúc lợi Nhật Bản đã và đang là đề tài thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Họ cố gắng tìm ra những điểm khác biệt với các nhà nước phúc lợi khác và tìm ra những giải thích về sự biến đổi trong mô hình đó, và khái quát chung thành mô hình “nhà nước phúc lợi kiểu Nhật Bản”. Vậy lý do gì khiến các nhà nghiên cứu quan tâm và nhấn mạnh đến “phúc lợi xã hội kiểu Nhật Bản”?
Kinh tế càng phát triển, năng lượng càng trở thành vấn đề chiến lược có tính sống còn đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, “an ninh năng lượng” đang nổi lên và thu hút sự quan tâm của thế giới. Ngoại giao năng lượng đã cuốn tâm lực của các nước lớn ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI. Chính sách năng lượng của các nước đang có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ địa - chính trị quốc tế. Tại khu vực Đông Bắc Á, hai nền kinh tế lớn là Nhật Bản và Trung Quốc đang đứng trước tình trạng thiếu năng lượng nghiêm trọng. Mấy năm gần đây, hai nước này không những chưa thể hợp tác được trong lĩnh vực năng lượng mà còn cạnh tranh nhau khá gay gắt. Bài viết này sẽ tập trung phân tích mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong vấn đề năng lượng giữa ba nước Nga - Nhật - Trung Quốc hiện nay.