Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên vẫn được thế giới nhìn nhận với lăng kính là một quốc gia có thể chế chính trị cộng sản theo quan điểm "cứng rắn" và nền kinh tế được xây dựng trên một mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô cũ. Thực tiễn trong tiến trình phát triển kinh tế của họ cho thấy, bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 1970 của thế kỷ trước khi mà những dấu hiệu khủng hoảng trong mô hình phát triển ngày càng lộ rõ, CHDCND Triều Tiên ít nhiều cũng đã tự thể hiện một sự chuyển đổi cách thức phát triển nền kinh tế của mình.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức, tổng thống Hàn Quốc, ông Roh Moo-hyun đã đề xuất Sáng kiến Hợp tác Đông Bắc Á. Sáng kiến đó có thể được coi là chiến lược lâu dài nhằm kiến tạo hòa bình và thịnh vượng chung ở khu vực này. Đấy cũng là lộ trình gồm ba giai đoạn tiến tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Lâu nay khi đề cập đến quan hệ Nhật Bản – ASEAN, người ta thường chú trọng nhiều đến quan hệ trên các lĩnh vực như kinh tế, an ninh chính trị mà có phần ít chú ý đến mối quan hệ giao lưu vực văn hoá. Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đều nằm trong khu vực văn hoá Á Đông, giữa các nền văn hoá đều có những điểm tương đồng và dị biệt do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và sự tương tác giữa các nền văn hoá đó trong một thời gian dài. Ngày nay, Nhật Bản và ASEAN đang ra sức đẩy mạnh mối quan hệ toàn diện thì quan hệ hợp tác giao lưu văn hoá giữa Nhật Bản và các nước ASEAN là một bộ phận không thể thiếu trong mối quan hệ toàn diện đó.
Khi luận bàn về mô hình thống nhất hai miền Triều Tiên người ta thường nghĩ đến trường hợp của nước Đức thống nhất 10/1990. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình thống nhất kiểu Đức không áp dụng được cho Bán đảo Triều Tiên do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử chiến tranh, các điều kiện về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội … mà cụ thể là: Chiến tranh Triều tiên (1950-1953), Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên có lực lượng quân sự hùng mạnh và thậm chí có cả vũ khí hạt nhân, người dân CHDCND Triều Tiên ít được tiếp cận với các phương tiện thông tin từ bên ngoài, dân số Hàn Quốc chỉ gấp đôi dân số CHDCND Triều Tiên trong khi dân số Tây Đức gấp những 3 lần dân số Đông Đức và Hàn Quốc cũng chưa đủ mạnh để có thể đảm bảo nâng mức sống của CHDCND Triều Tiên lên ngang bằng với Hàn Quốc trong vòng 5 năm, vv…
Ngày 26/11/2007, trên trang nhất Báo Hà Nội mới có đăng bức ảnh của phóng viên TTXVN về cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Nhật Bản chiều ngày 25/11/2007 tại Tokyo. Bức ảnh đó đã khiến tôi xúc động, bồi hồi nhớ về một nhà khoa học Nhật Bản luôn phấn đấu vì sự phát triển bộ môn Nhật Bản học ở Việt Nam và là cầu nối tình hữu nghị Nhật - Việt. Đó là Giáo sư, Tiến sĩ Furuta Motoo.
Nền kinh tế thế giới ngày nay chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, bởi vậy, sự vận động của nó cũng diễn ra với nhiều xu hướng khác nhau. Ở đây xin đề cập đến những xu hướng cơ bản chi phối chính sách kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Bắc Á, nhưng chỉ phân tích ở một số xu hướng có tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách thương mại quốc tế và chính sách đầu tư quốc tế.
Với chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Abe vào tháng 4 năm 2006 và chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong tháng 4/2007, quan hệ Nhật-Trung có vẻ như đã được bình thường hóa sau một thời gian khá dài ở trong tình trạng “nóng về kinh tế, lạnh về chính trị”. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa hai nước cho đến nay, không chỉ có vấn đề chính trị mà còn đang ẩn chứa nhiều xung đột lợi ích về kinh tế, quân sự v.v...Vì vậy, tại sao hai nước lại phải hòa giải với nhau và liệu quan hệ giữa hai nước có thực sự phát triển một cách êm ấm hay không đang là câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng. Do đó, bài viết này sẽ điểm lại quan hệ Nhật-Trung trong vài năm gần đây cũng như dự báo mối quan hệ này trong tương lai gần.
Thị trường bất động sản có tác động khá lớn tới nền kinh tế Hàn Quốc. Trong hơn 30 năm qua, giá cả nhà đất trên thị trường bất động sản tại Hàn Quốc có sự gia tăng nhanh chóng và trải qua ít nhất là 3 lần “nhảy vọt”: cuối những năm 1970, đầu những năm 1990 và đầu những năm 2000. Đã và đang có những lo ngại rằng thị trường nhà đất Hàn Quốc hiện đang rơi vào trạng thái “bong bóng” và có thể “nổ” bất cứ lúc nào, kéo theo nó là giảm phát và sự bất ổn định trên thị trường tài chính, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế. Chính vì vậy, mục đích của bài viết này là nhằm phân tích xem có hay không tình trạng “bong bóng” trong thị trường nhà đất Hàn Quốc, trên cơ sở đó rút ra một số kết luận có ý nghĩa tham khảo cho công tác quản lý thị trường nhà đất ở Việt Nam.
Một buổi lang thang trên mạng, tôi đọc được một bài giới thiệu về điệu Arirang, một loại dân ca của Hàn Quốc. Bỗng trong tôi cháy bỏng niềm khát khao muốn tìm hiểu thể loại dân ca này. Như Biêlinxki (nhà mỹ học Nga thế kỷ 19) từng nói: Dân ca Nga, đó là lịch sử của tâm hồn Nga. Liệu tôi cũng có thể nói, Arirang, đó là lịch sử tâm hồn Hàn Quốc, được chăng?
Cuộc khủng hoảng hạt nhân của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên đã bước vào một giai đoạn mới khi Bình Nhưỡng cho nổ một tên lửa hạt nhân vào ngày 9/10/2006. Cộng đồng quốc tế đã phản ứng một cách mau lẹ và cứng rắn trước vụ thử nghiệm hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. 5 nước khác tham gia vào các cuộc đàm phán 6 bên đã lên án CHDCND Triều Tiên ngay sau sự kiện này và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết áp đặt những biện pháp trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên vào 5 ngày sau đó.