Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

THÚC ĐẨY VÀ MỞ RỘNG CƠ HỘI TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ĐÀI LOAN THỜI KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Đăng ngày: 14-03-2012, 17:01

Với hơn 1 thập kỷ phát triển, kể từ khi hai nền kinh tế Việt Nam và Đài Loan thiết lập các quan hệ kinh tế chính thức thông qua sự hiện diện của các Văn phòng Đại diện tại Hà Nội (tháng 9/1992) và Đài Bắc (tháng 7/1993) thì bức tranh mậu dịch song phương đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam bước qua ngưỡng cửa chính thức tham gia WTO cũng như chắc chắn được hưởng các quy chế PNTR trong quan hệ kinh tế - chính trị song phương với Hoa Kỳ thì điều này cũng sẽ tạo ra không ít những tác động nhiều chiều tới cơ hội phát triển mậu dịch của Việt Nam với các đối tác thương mại khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

QUAN NIỆM VỀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA OE KENZABURO

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:58

Sự xuất hiện của Oe Kenzaburo đã khiến dòng chảy hiện đại của nền văn xuôi Nhật Bản trở nên mạnh mẽ, tân kì hơn. Oe Kenzaburo được coi là nhà văn hiện đại thực sự đầu tiên của nền văn học quốc đảo Phù Tang. Sự nghiệp sáng tác của Oe vô cùng phong phú gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận về các đề tài chính trị, xã hội, về văn chương và ông cũng giành được nhiều giải thưởng văn học uy tín của Nhật Bản như giải Akutagawa, giải Tanizaki, giải Shincho. Tác phẩm của Oe Kenzaburo đã trở nên nổi tiếng trong xứ sở hoa anh đào và khá quen thuộc với độc giả toàn thế giới.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NHẬT BẢN VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:55

Các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Kinh tế và Luật Osaka cho rằng, Nhật Bản là một quốc gia có nhiều thành công trong quản lý ô nhiễm môi trường, kinh nghiệm của họ được đánh giá cao ở các nước Đông Á. Thực tế cho thấy, những giải pháp mà người Nhật Bản thực thi để bảo vệ môi trường đã mang lại rất nhiều thành công. Mặc dù có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị song những kinh nghiệm của họ trong quản lý môi trường đáng để cho nhiều quốc gia nghiên cứu và vận dụng trong đó có Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

LIỆU CÓ LÀN SÓNG ĐẦU TƯ LẦN THỨ HAI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM HAY KHÔNG?

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:51

Năm 2006 với Việt Nam là cái mốc đáng ghi nhớ bởi nhiều sự kiện gây được sự chú ý mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và hội nhập. Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài đã đạt được những kết quả tốt đẹp ngoài mong đợi và trở thành điểm sáng nhất trong năm. Tính đến năm 2006 cả nước có 6813 dự án còn hiệu lực với số vốn 60 tỷ USD, vốn thực hiện 28,6 tỷ USD. Chỉ tính riêng năm 2006 đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục 10,6 tỷ USD vượt trội so với năm 2005 ( 6,5 tỷ USD).

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

ẨM THỰC CỦA NGƯỜI ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:47

Đài Loan được du khách nước ngoài biết đến nhiều bởi sự nổi tiếng của các món ăn Đài Loan. Ở Đài Loan các món ăn được chế biến theo lối truyền thống bằng phương pháp trộn lẫn món ăn Phúc Kiến「福建料理」có nguồn gốc từ vùng Tuyền Châu và vùng Chương Châu với  món ăn cổ truyền. Các nguyên liệu dùng để chế biến ra các món ăn này thường phản ánh tập quán ẩm thực của người dân Phúc Kiến.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VÀ PHONG TRÀO NGHĨA THỤC Ở VIỆT NAM

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:40

Ở Việt Nam, hồi đầu thế kỷ XX, đã phổ biến nhiều bài ca yêu nước, tuyên truyền về một nước Nhật Bản văn minh tiến bộ. Nhật Bản, đất nước của Mặt Trời mọc, quả đã mở ra trong đầu óc các sĩ phu yêu nước tiến bộ một thế giới lạ, đầy sức hấp dẫn và thuyết phục. Phan Bội Châu, từ năm 1905 đã tổ chức và lãnh đạo Phong trào Đông Du cầu học khá sôi nổi. Năm 1906, Phan Chu Trinh cũng tìm đường sang Nhật để được chứng kiến tận mắt bài học Âu hoá mà đông đảo các chí sĩ khác của Châu Á cũng đến đây để chiêm ngưỡng tại chỗ bài học duy tân của Nhật Bản. Chính tại đây, các chí sĩ Việt Nam mới có dịp nhận thức Phi, Âu... cũng là xứ thuộc địa nhưng họ đã sớm tìm đến văn minh phương Tây, đã biết mở những trường học kiểu mới, kiểu phương Tây như Khánh Ứng Nghĩa thục (Keio Gijuku).

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

SỰ DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MANGA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:35

Hiện nay, có rất nhiều trẻ em nước ta thực sự bị manga (truyện tranh Nhật Bản) cuốn hút. Nếu như có dịp quan sát những cửa hàng thuê truyện tranh ở một số thành phố lớn, chúng ta dễ dàng nhận thấy ở đây lúc nào cũng đông đúc. Trong khi các phương tiện thông tin, các nhà nghiên cứu giáo dục và các bậc cha mẹ bàn nhiều đến vấn đề giảm sút đọc sách của trẻ em hiện nay, thì ở các cửa hàng thuê truyện này các cô bé, cậu bé chen chúc nhau ngồi đọc sách một cách say sưa đáng ngạc nhiên. Hiện tượng này đã khiến nhiều bậc cha mẹ lo ngại, băn khoăn….Vậy truyện tranh manga đã du nhập vào nước ta và sự thực nó đã có những ảnh hưởng gì đến đời sống văn hoá Việt Nam nhất là đến các em thiếu niên nhi đồng?

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:30

Trên thực tế hơn 1 năm sau khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành (29/12/1987), dòng vốn FDI từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam mới có khoảng gần 1 triệu USD. Tính đến tháng 8 năm 2006, Nhật Bản có 677 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 6,8 tỷ USD, đứng thứ ba trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta, tập trung nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-02-2012, 12:14

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng kiệt quệ và khủng hoảng trầm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát phi mã, thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên với đường lối: "Kinh tế là trên hết", tất cả "hướng về sản xuất", nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn tái thiết (hàn gắn vết thương chiến tranh) để bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao




Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 1

MANGA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI THIẾU NHI NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM

Đăng ngày: 20-02-2012, 12:09

Manga được biết đến như một trong những giá trị văn hóa đặc trưng của Nhật Bản hiện đại. Trong dòng chảy của giao lưu văn hoá hiện nay, Manga Nhật Bản đã đến được rất nhiều nước trên thế giới và đã góp phần tạo nên “hiện tượng Nhật Bản”. Tại Việt Nam cũng đã bùng phát “hiện tượng Manga Nhật Bản” và Manga Nhật Bản thực tế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá tinh thần của thiếu nhi Việt Nam.