Nhật Bản không chỉ là nước có số lượng khá lớn các trường đại học (với 500 trường) mà còn là một trong những quốc gia có chất lượng đào tạo khá tốt. Hiện đã có 6 trường trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới, 32 trường trong số 500 trường đại học hàng đầu của thế giới. Trước những thách thức mới trong nước và quốc tế lĩnh vực giáo dục đại học ở Nhật đang tiến hành cải cách khá mạnh mẽ, trong đó tăng cường liên kết đào tạo nghiên cứu giữa các trường, viện và các công ty được coi như một trong hướng ưu tiên nhằm tạo ra động lực mới cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Bài viết này sẽ phân tích một số kinh nghiệm về vấn đề này ở Nhật Bản hiện nay.
Sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia riêng biệt: Triều Tiên và Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã làm cắt đứt mọi mối liên hệ giữa hai miền Triều Tiên. Sau 35 năm chia cắt, mối quan hệ về kinh tế mới thực sự bắt đầu và nhờ những nỗ lực hòa giải của các chính phủ trước đây, quan hệ hợp tác kinh tế thực sự được cải thiện và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, những diễn biến trong quan hệ Liên Triều ngày càng xấu đi đã ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế, gây tổn hại đến nền kinh tế của cả hai nước.
Việc thành lập một liên minh giữa Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Đảng Dân chủ Xã hội Nhật Bản là một minh hoạ sinh động các rạn nứt trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh trước đây đã bị tiêu tan. Và đây được coi là điểm mốc đánh dấu tính cạnh tranh giữa hai đảng. Bằng việc tham gia vào các liên minh cầm quyền, các đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội đã bị buộc phải từ bỏ nền tảng chính trị duy tâm của mình trước đây và gánh trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ. Đảng Dân chủ Xã hội Nhật Bản đã thay đổi các chính sách của mình theo hướng ngược lại hoàn toàn so với những gì mà họ làm trước đó.
Kể từ năm 2002, khi nổ ra cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ hai trên Bán đảo Triều Tiên đến nay, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trên các bàn hội nghị quốc tế. Hơn thế, nó còn làm tiêu tốn bao công sức, giấy mực của các nhà nghiên cứu, các chính khách và các nhà hoạch định chiến lược của nhiều nước. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng, vì sao CHDCD Triều Tiên quyết tâm theo đuổi chương trình hạt nhân của mình?
Murakami Haruki có mặt tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1997 với tiểu thuyết Rừng Nauy, ngay sau đó, với nhiều lí do, tiểu thuyết này đã bị cấm xuất bản. Vậy mà đúng mười năm sau, Murakami đã trở lại, tràn ngập các hiệu sách, không chỉ với Rừng Nauy mà còn với rất nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn khác liên tục được in trong một thời gian rất ngắn. Vậy đâu là nguyên nhân của “hiện tượng” văn hoá đặc biệt này? Phải chăng Murakami đến được với độc giả khắp năm châu cũng như độc giả Việt Nam là do một văn phong kể chuyện bậc thầy, một bản sắc văn hoá toàn cầu hoá, một cốt truyện hấp dẫn cả về sự kiện tình tiết lẫn dụng ý nghệ thuật?
Nhật Bản và Campuchia là hai quốc gia Đông Á có những mối liên hệ với nhau về điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa. Quan hệ giữa hai nước tuy đã được đề cập về một số khía cạnh nhỏ song về cơ bản chưa được các học giả quan tâm nghiên cứu đúng mức, nhất là thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Bài viết này sẽ góp phần lấp dần khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản – Campuchia. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài báo, chúng tôi chỉ trình bày quan hệ Nhật Bản – Campuchia về hợp tác nông nghiệp nông thôn, giáo dục, nhân lực và y tế giai đoạn 1991 - 2007. Qua đó phân tích, lý giải, rút ra những đặc điểm và nhận xét của mối quan hệ hai nước trên các lĩnh vực nói trên.
Hợp tác và hội nhập kinh tế Đông Á từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay được coi là một quá trình phát triển tích cực, theo đó nền kinh tế khu vực đã tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại và đầu tư. Những thành quả liên kết đạt được hiện nay của mối quan hệ kinh tế Đông Á có sự đóng góp rất lớn của điều chỉnh thị trường và sáng kiến doanh nghiệp. Các mạng sản xuất khu vực đã tạo ra những mối liên kết chặt chẽ về cả thương mại và đầu tư cũng như chuyển dịch nhân lực. Đó là những nền tảng đặc biệt tốt cho sự hội nhập sâu rộng hơn của toàn khu vực Đông Á. Tuy nhiên, kể từ Khủng hoảng Tài chính Châu Á 1997 thực tiễn cho thấy một hướng phát triển và hội nhập kinh tế chủ động hơn theo hướng tăng cường mạnh mẽ sự phát triển các khuôn khổ thể chế. Về bản chất, khi nói đến hợp tác và hội nhập kinh tế Đông Á, người ta đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn này, nó là điểm có thể tạo sự đột phá bất ngờ mang tính chủ động hội nhập. Đây là giai đoạn tích cực thiết lập các cơ chế tự do thương mại và hợp tác kinh tế toàn diện song phương và đa phương .
Phân tích tiến trình hiện đại hoá của Nhật Bản cũng như những đóng góp của Khoa học xã hội (KHXH) nước này cho thấy: vấn đề không phải là có cần thiết phải mở cửa hội nhập quốc tế hay không mà điều quan trọng làm thế nào để đạt được mục đích đó một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là những nội dung chủ yếu mà giới KHXH Nhật Bản tập trung nghiên cứu. Trên thực tế khi đề cập đến nội dung này không chỉ đi sâu vào tìm kiếm những cơ hội trong mở cửa và hội nhập nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước mà nó đụng đến rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết: từ cách thức tiếp thu tinh hoa nhân loại, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, mô hình tổ chức quản lý…đến ý thức hệ, đặc điểm xã hội, quốc tế hoá, vai trò của Nhật Bản trong khu vực và trên thế giới…
Như các nhà nghiên cứu đã dự báo tình hình chính trị, an ninh thế giới năm 2009 có xu hướng bất ổn hơn năm 2008. Trên thực tế, 3 tháng đầu năm 2009 các nhân tố tiêu cực, tích cực đang hình thành đan xen nhau rất phức tạp. Nhiều biểu hiện cho thấy hai xu thế đa cực và đơn cực vẫn đang đấu tranh với nhau rất quyết liệt, thế giới đang hội tụ nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau hợp sức giải quyết như: cơ chế tài chính quốc tế mới để thoát khỏi suy thoái kinh tế toàn cầu, chống chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thảm hoạ thiên nhiên... Tác giả bài viết xin trình bày một số nội dung chủ yếu để bạn đọc tham khảo.
Một nguyên nhân cơ bản của cuộc cải cách chính trị ở Nhật Bản được thừa nhận là việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Cần phải thừa nhận rằng Chiến tranh Lạnh đã tạo ra hệ thống chính trị Nhật Bản năm 1955 khi đó xung đột chính trị hay liên kết đã được định rõ bởi sự hợp tác hay bất hợp tác giữa Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xã hội Nhật Bản. Do đó, việc kết thúc Chiến tranh Lạnh đã khiến cho hệ thống này bị tổn thương nghiêm trọng. Trước hết, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã kéo theo chấm dứt sự đối đầu của hai hệ thống chính trị, làm giảm nhiệt của những xung đột tư tưởng giữa những người bảo thủ và những người tiến bộ tại Nhật Bản. Thứ hai, sự thất bại của Chủ nghĩa Cộng sản đã làm giảm sự hấp dẫn và sự tín nhiệm của phái tả truyền thống tại Nhật Bản. Vào những năm 1950, để thách thức về uy lực Phái tả đã khích động những người bảo thủ hợp nhất và thiết lập hệ thống một Đảng có ưu thế hơn.Tiếp đến, đó là sự suy yếu của phái thân tả trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do. Vì vậy, liên minh chính trị giữa các nhóm Đảng cầm quyền và Đảng đối lập trở nên lỏng lẻo hơn. Cuối cùng, sự xuất hiện các thách thức quốc tế mới đã khuấy động một số các vấn đề chính trị chủ chốt nhằm thay đổi hệ thống chính trị để Nhật Bản có thể đối phó với những thách thức bên ngoài này.