Trang chủ

KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHÍNH SÁCH "HOA VẬN" TRÍ THỨC

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:09 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

Lịch sử phát triển của Trung Quốc và Việt Nam tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng có nhiều nét t­ương đồng về văn hóa và ý thức hệ.

Lịch sử hiện đại còn cho thấy cả hai cùng trải qua nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hiện đang hướng tới nền kinh tế thị trường “mang màu sắc Trung Quốc” hay “định h­ướng xã hội chủ nghĩa” kiểu Việt Nam.

Vì vậy, những gì Trung Quốc thành công trong chính sách thu hút kiều bào của họ nói chung, trí thức nói riêng có thể là bài học hoặc kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam.

Thông qua lăng kính “cách ứng xử của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đối với Hoa kiều”, hy vọng những nghiên cứu ban đầu này sẽ dần  sáng tỏ những vấn đề sau:  Trung Quốc đang khai thác hiệu quả “vũ khí bí mật” của mình và bài học kinh nghiệm về các chính sách “Hoa vận” trí thức.

Các nhà phân tích quốc tế đã nghiên cứu và chỉ rõ vai trò của nguồn lực kiều bào là một trong những nhân tố của sự trỗi dậy mạnh mẽ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mà điểm sáng là Trung Quốc và Ấn Độ.

Chưa bao giờ Trung Quốc lại thu hút được đông đảo trí thức Hoa kiều về nước đóng góp đến thế. Với những chính sách đúng đắn và sáng tạo, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhanh chóng đưa nước này trở thành một trong những “cường quốc” thế giới về khoa học và công nghệ. Các nhà phân tích còn nhận định Hoa kiều với tư cách là “đội quân thứ 5 của Trung Quốc" cùng chính sách “Hoa vận” khôn ngoan của họ đã góp phần to lớn trong việc chấn hưng nền kinh tế, đặc biệt khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nhất là công nghệ hạt nhân, tên lửa và công nghệ vũ trụ của Trung Quốc. Một trong những niềm tự hào của họ là với tên lửa đẩy Trường Chinh 2F đã từng phóng Thần Châu 5 mang theo phi hành gia đầu tiên của nước này là Dương Lợi Vĩ vào vũ trụ; Thần Châu 7 đưa ba nhà du hành Zhai Zhigang, Liu Boming and Jing Haipeng lên quỹ đạo trong vòng 3 ngày. Trong sự kiện này, phi hành gia Zhai Zhigang trở thành người Trung Quốc đầu tiên bước chân ra ngoài tàu vũ trụ vào ngày 27/9/2008 trong khoảng 20 phút, đưa Trung Quốc chiếm vị trí thứ ba trong câu lạc bộ cường quốc vũ trụ, sau Nga, Mỹ. Còn EU đành ở vị trí thứ …tư!.

Trong 20 năm, với việc dần dần hoàn thiện chế độ, chính sách trở về Tổ quốc làm việc đối với nhân tài là lưu học sinh như ưu đãi trong việc mua sắm động sản và bất động sản; đơn giản hoá các thủ tục mở doanh nghiệp; cung cấp ưu đãi các khoản vay tín dụng khi thành lập doanh nghiệp. Nếu làm việc cho cơ quan Nhà nước sẽ được hưởng các chế độ phụ cấp, lương bổng vượt khung và các chức vụ vượt cấp...

Từ năm 1978 đến cuối năm 2007,  với chính sách mở cửa đã có hơn 1 triệu người Trung Quốc ra nước ngoài học tập, nghiên cứu khoa học ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến 2008, đã có gần 30 vạn lưu học sinh (khoảng trên 25%) trở về nước làm việc – một tỷ lệ hợp lý hiện nay giữa gửi đi đào tạo đào tạo và quay về nước sau đào tạo, thể hiện chính sách đúng đắn  “Hoa vận” của Trung Quốc. Vậy số còn lại chiếm gần ¾ họ đi đâu, ở đâu, làm gì? Số còn lại đang tiếp tục học tập và làm việc để thành tài rồi sớm muộn, trước sau họ sẽ về Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại để phục vụ, bởi vì họ luôn được giáo dục và nuôi dưỡng tư tưởng: “thân thể tuy hải ngoại nhưng tâm can luôn quốc nội”. Số lượng lưu học sinh về nước hàng năm ngày càng gia tăng: 2,5 vạn người/ 2004; 3,5 vạn người/2005; và đến hết năm 2006 đã có 4,2 vạn người đã chứng tỏ điều đó .

Từ đầu tháng 5. 2006, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã chính thức thành lập “Trung tâm phục vụ lưu học sinh Trung Quốc”. Trung tâm này sẽ là cầu nối giữa những lưu học sinh muốn trở về phục vụ đất nước với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân tài.

Trong số các nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc, có tới 81% Viện sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc, 54% Viện sĩ của Viện công trình Trung Quốc là các lưu học sinh! Họ đã, đang cống hiến cho nhà nước Trung Quốc những nghiên cứu đột phá ở các lĩnh vực công nghiệp và quân sự quan trọng như: hàng hải, hàng không, vũ trụ, tên lửa đẩy, hạt nhân, truyền dẫn nhiệt độ cao, công nghệ sinh học…

Lực lượng trí thức tài năng này đã, đang và sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển trong các ngành khoa học kỹ thuật, giáo dục, kinh tế, xã hội... của Trung Quốc.

Không chỉ gửi con em ra nước ngoài đào tạo, Trung Quốc còn nhận thầu các công trình và đưa người đi lao động ở nước ngoài, nhanh chóng mở rộng quy mô.  Ngay từ năm 1997, các công trình do phía Trung Quốc ký nhận thầu với nước ngoài đã đạt kim ngạch 8,5 tỷ USD, thực tế hoàn thành được 6,04 tỷ USD, so với năm 1981 tăng gần 48 lần. Kim ngạch hợp đồng ký kết để đưa người đi lao động nước ngoài đạt 2,84 tỷ USD, kim ngạch đã hoàn thành đạt 2,35 tỷ, so với năm 1981 tăng lên 65 lần. Một số công ty của Trung Quốc có liên quan đến hoạt động đối ngoại như Công ty công trình xây dựng, Tổng công ty xây dựng cầu đường, Công ty xây dựng luyện kim, Công ty điện lực thủy lợi v.v... đã đứng vào hàng ngũ 250 công ty đấu thầu quốc tế lớn nhất trên thế giới. Tất nhiên, rất nhiều các công ty Trung Quốc nói trên đã có mặt ở Việt Nam từ nhiều năm nay.

Rõ ràng, tiến hành chính sách trên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắn một mũi tên nhưng đạt hai mục đích, “nhất cử, lưỡng tiện”: một là, đem một khoản ngọai tệ khổng lồ về cho Trung Quốc và điều quan trọng không kém: đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ nhiều nước để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trung Quốc nhanh hơn.

1. Chính sách thu hút nhân tài phục vụ phát triển([1])

"Trung Quốc cần nắm vững thời cơ, thực hiện chiến lược cường quốc nhân tài". Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh "kiên trì cải cách theo hướng thị trường điều phối nguồn nhân tài". Đầu năm 2004, Trung Quốc đã thông qua “Chiến lược phát triển dựa trên nguồn vốn con người” với mục tiêu phát huy vị thế của Trung Quốc dựa trên nền tảng tri thức([2]). Từ năm 2000, các chính sách khuyến khích của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, Trung Quốc đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển các nhà khoa học đào tạo ở nước ngoài trở về. Trải qua 1/4 thế kỷ, quá trình ươm trồng những người con ưu tú đào tạo ở nước ngoài, giờ đây đã đến ngày gặt hái kết quả. Tuy nhiên, đối với các nhân tài này, bổng lộc cũng như việc trở nên giàu có nhanh chóng không phải là toàn bộ câu chuyện. Mối dây liên hệ mật thiết giữa văn hoá, gia đình đã lôi kéo họ quay trở lại, cùng với đó là lòng thôi thúc được đóng góp cho quê hương.

Những nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc mới đây đã thông qua “Chiến lược cải tổ Trung Quốc bằng nguồn nhân lực” với mục tiêu phát huy lợi thế cạnh tranh của nền giáo dục tri thức lên tầm quốc tế. Nhờ động lực từ chính sách khuyến khích của chính phủ, từ năm 2000, Trung Quốc đã và đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển các trí thức đào tạo ở nước ngoài trở về nước. Những trí thức này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo then chốt trong giới chính trị và nghiên cứu của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc dường như đã nhận ra vai trò sống còn của “nguồn tài nguyên” này trong quá trình cải tổ. Nhiều năm qua, các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã đề ra nhiều quyết sách để cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực. Năm 1998, Chủ tịch Giang Trạch Dân phát biểu, “Trung Quốc nên xây dựng một  số trường đại học có đẳng cấp quốc tế”. Năm 2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã phát biểu: “Trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ không tập trung vào thu hút nguồn vốn tài chính nữa mà thay vào đó là nguồn nhân lực và công nghệ của thế giới.” Ngay sau khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm 2002, Hồ Cẩm Đào đã triệu tập một cuộc họp Bộ chính trị phát triển nội dung trọng tâm là nguồn nhân lực của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải tập hợp mọi nguồn lực kinh tế vào “3 mối liên kết chính” của nguồn nhân lực, đó là: đào tạo, tuyển dụng và phát huy tốt nhất nguồn tài năng.

Vấn đề tuyển dụng các trí thức đã đào tạo ở nước ngoài hiện đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược “Phát triển dựa trên nguồn vốn con người”. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình đi những bước đầu tiên bằng quyết định gửi một số lượng lớn các nghiên cứu viên và trí thức đi tu nghiệp ở nước ngoài vào năm 1978, đến nay, đã có khoảng 700.200 người học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, trong đó, phần lớn là được cử đi học tại Mỹ. Trước đây, phần lớn học sinh Trung Quốc không trở về nước sau khi tốt nghiệp. Một số năm gần đây, làn sóng hồi hương của các trí thức này tăng mạnh. Đến cuối năm 2003, đã có khoảng 172.800 trí thức và nghiên cứu viên tốt nghiệp, quay trở lại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Nhóm trí thức hồi hương này hiện nay đang nổi lên thành tầng lớp tinh hoa trong xã hội Trung Quốc và được gọi hình ảnh bằng một lớp, trường phái người Hoa mới- “haiguipai” (hải ngoại phái). Mới đây, trên tờ Tân Hoa Xã đã viết rằng, các haiguipai này đã chuyển từ “im lặng” sang “trở nên chín chắn” với tư cách là lớp chính trị gia sắc sảo và dứt khoát của Trung Quốc. Những nỗ lực sau ¼ thế kỷ gửi những người con ưu tú nhất học tập tại nước ngoài giờ đây đã đến ngày hái quả.

Lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của làn sóng trí thức quay trở về lại là ngành giáo dục. Hiện nay, đa số giáo sư tại các trường đại học hàng đầu Trung Quốc đã từng theo học hoặc là giáo sư thỉnh giảng tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài. Nhờ vậy, họ được nắm giữ những vị trí quan trọng nhất của nền giáo dục tri thức cao ở Trung Quốc. Cả Trần Trí Lợi, cựu Bộ trưởng và Chu Kỳ, Bộ trưởng Giáo dục đương nhiệm đều đã từng học tập ở Hoa Kỳ vào những năm 1980. Hơn 50% cán bộ làm việc trong các trường, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ giáo dục đã từng tu nghiệp ở nước ngoài. Hơn nữa, 81% cán bộ của Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), 54% cán bộ của Viện Công trình Kỹ thuật Trung Quốc và 71% cán bộ phụ trách các dự án nghiên cứu công nghệ quốc gia là những người đã học tập ở nước ngoài, nay đã hồi hương.

Cùng với sự hiện diện ở khắp mọi nơi trong giới lãnh đạo của ngành giáo dục, một vài năm qua, những người đã tiếp thu học vấn phương Tây còn nắm giữ vai trò then chốt trong rất nhiều lĩnh vực khác. Một số nhân vật điển hình bao gồm: Thứ trưởng Bộ Thương mại Cao Phúc Thành (Tiến sỹ tại trường Paris 7), Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc Lưu Minh Khang (MBA, Đại học London, 1987), Chánh án Toà án tối cao Vạn Nhị Hương (I.D, Đại học Yale, 1988) và thị trưởng Thẩm Dương Lý Hồng Trọng (MBA, Đại học Havard, 1997). Sự hiện diện của giới trí thức Tây học này đang trở thành những trụ cột trong công cuộc chuyển giao quyền lực cho thế hệ mới của Trung Quốc sẽ diễn ra trong vòng 1 thập kỷ tới.

Giới tinh hoa này đang toả sáng trong các trường đại học, khoa học và công nghệ, ngoại thương, ngân hàng và tài chính, và sau khi kinh qua vai trò lãnh đạo ở các thành phố phát triển, đang nhanh chóng tiến lên các vị trí có quyền lực cao hơn. Trong khi đó, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo lại bắt đầu sự nghiệp ở những tỉnh nằm sâu trong đại lục, với kinh nghiệm lãnh đạo Đảng, Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc hoặc các chính quyền địa phương.

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ban hành pháp lệnh mở cửa Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, biến nơi này không chỉ là địa điểm đón tiếp các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, các quân nhân làm nhiệm vụ và nông dân xuất sắc, mà còn là nơi đón tiếp các trí thức Hoa kiều đang sống và làm việc ở hải ngoại về xây dựng quê hương.

Chính phủ đã xây dựng hơn 70 khu công nghệ cao cho họ làm việc. Một trong số đó là khu công nghệ Zhongguancun, gần Bắc Kinh, được biết đến như thung lũng Silicon của Trung Quốc.

Các nhà khoa học gốc Trung Quốc này khi quay trở lại Trung Quốc làm việc có thể được miễn thuế thu nhập, có không gian làm việc, được cấp khả năng vay mượn cũng như tư vấn cho bộ máy hành chính cấp địa phương.

Chính sách "trải thảm đỏ" của Chính phủ Trung Quốc - mời trí thức gốc Hoa về nước - đã và đang phát huy hiệu quả. Để huy động vốn của Hoa kiều và động viên sự đóng góp của những người sống ở hải ngoại, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi và thông qua một số luật như Quy định về khuyến khích đầu tư của đồng bào Đài Loan (1988); Quy định về khuyến khích đầu tư của Hoa kiều và đồng bào Hồng Kông, Ma Cao (1990); Những điều luật bổ sung cho Luật 1979 về đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài (1990); Luật bảo hộ quyền lợi của Hoa kiều về nước (1994)… Năm 1994, Chương trình “100 tài năng" được khởi xướng nhằm thu hút 100 nhà nghiên cứu khoa học gốc Hoa nổi tiếng ở ngoài nước và các nhà nghiên cứu người nước ngoài gia nhập Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Theo thống kê, hiện Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về đội ngũ các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp (Mỹ: 1,3 triệu, Trung Quốc: 743.000; Nhật: 648.000; Nga: 505.000); đứng thứ ba thế giới về ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) (Mỹ: 285 tỷ USD/năm, Nhật: 104 tỷ USD/năm, Trung Quốc: 72 tỷ USD/năm). Trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu sinh viên và cán bộ có trình độ đại học và trên đại học loại giỏi tốt nghiệp (chưa kể số sinh viên và thực tập sinh đang được đào tạo ở nước ngoài). Giới chuyên môn nhận định, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường công nghệ thông tin (CNTT) lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

2. Một trong những bài học kinh nghiêm: Trung Quốc chú trọng giữ gìn, phát huy và sử dụng triệt để những đặc điểm nổi bật của người Hoa:

Trước hết, đó là tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, cùng giúp đỡ nhau sao cho mọi người cùng mạnh lên, giàu lên nhằm đạt được mục đích: cộng đồng người Hoa ở các nước mà họ cư trú có một cuộc sống ngày một ổn định hơn, vững chắc hơn, đầy đủ, sung túc hơn để  có thể xác lập được vị thế trong xã hội nước mà mình đang định cư([3]).

Thứ hai: tính cộng đồng thông qua bang hội hay từng tế bào gia đình cùng tình huynh đệ và họ hàng (dù họ xa). Thấm nhuần tư tưởng và tình cảm “thân thể tuy hải ngoại nhưng tâm can luôn quốc nội”; làm gì, ở đâu, nhiều đời cha truyền con nối luôn giữ gìn được bản sắc văn hóa riêng và hướng về cội nguồn Trung Hoa.

Thứ ba: tính kỷ luật và sự phục tùng huynh đệ, trên dưới. Vượt ra khỏi những ràng buộc phong kiến Á Đông đi đến bình thường hóa sự tự chỉ trích dân tộc([4]) . Đây là một trong những đức tính quý báu, vượt trội các dân tộc khác. Thói quen của con người là không thích bị chê, chỉ thích được khen. Viết chê bai rất khó lọt tai, nhất là những ai dám viết sách về mảng tối văn hóa của một dân tộc. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã in sách về sự xấu xí của dân tộc mình.

Người xứ Garbovo (Bungaria) tự giễu tính “vắt cổ chày ra nước” của mình bằng "Truyện cười Garbovo". Khi viết "Người Trung Quốc xấu xí", nhà văn Bá Dương (Bo Yang) đã viện dẫn, Chính phủ Mỹ coi cuốn "Người Mỹ xấu xí" như một tham khảo quan trọng để ra sách lược phát triển cho đất nước, tại sao Trung Quốc không làm thế? Cuốn sách in ở Đài Loan của ông đã được phát hành ở Trung Hoa lục địa những năm 1980, dù lúc đầu bị cấm và bị lên án tơi bời. Còn nay thì nhiều người hưởng ứng. Tuy là dân ngoại giao, lẽ ra phải nói về cái hay cái đẹp của dân tộc, ông đại sứ Nhật ở Argentina lại viết cuốn "Người Nhật xấu xí". Người Nhật vốn kín đáo, không thích phô cái xấu của mình.

“Người Mỹ xấu xí”([5]), nước Mỹ nghiên cứu cái xấu xí để tìm ra đường đi lên của đất nước họ. Ngày nay, nước Mỹ có còn xấu xí hay không hoặc họ đang ở đâu trong thế giới này, chắc ai cũng biết. Ông Bá Dương nói rất nhiều điều về nỗi khổ nhục gian nan của người Hoa trong 5000 năm lịch sử vì thói xấu của họ.

Ông cho rằng, một người Trung Hoa là một con rồng. Nhưng nếu ba người đi với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng một con giòi nữa.

Người Trung Quốc ưa nịnh, thích làm quan, rất phong kiến. Khi phán xét, suy luận, không dùng lý trí mà nặng về cảm tính; xã hội dựa trên tiêu chuẩn chính trị đạo đức thời hủ Nho, làm quan là cha mẹ thiên hạ…

Lúc thành ông chủ thì tự kiêu, xem mọi người đều là…chất thải. Khi là tôi tớ thì lại tự ti nghĩ mình không bằng …chất vừa nói ở trên

Người Hán đọc cuốn sách này có nhiều phản ứng khác nhau. Người lên án ông dám báng bổ dân tộc mình, nhưng có nhiều người thấy nước Trung Hoa cần phải thay đổi. Và sự thay đổi mới có nước Trung Hoa hôm nay:

Thứ tư:  có chí hướng kinh doanh và rất thành công trong nghề bán lẻ và các dịch vụ thương mại khác. Khi kinh doanh người Hoa thường bắt đầu từ những thứ nhỏ và từ đó vươn lên; cần cù, chịu khó và luôn cố giữ chữ  “tín” trong các mối quan hệ.

Thứ năm: biết cách từng bước hòa đồng với xã hội nơi định cư, tiến tới đồng hóa bằng cách lấy vợ, chồng người bản địa, sinh con đẻ cái và nhập quốc tịch. Biết cách né tránh đối đầu với chính quyền sở tại, biết nhẫn nại chờ thời cơ đạt mục đích.

3. Người Hoa trên khắp thế giới

Theo thống kê chưa đầy đủ, Hoa kiều –đội quân thứ 5 lớn nhất thế giới. Ngày nay có một xu thế là khi người ta nói đến nền kinh tế Trung Quốc thường không chỉ giới hạn trong đại lục mà cả một cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới.

Đúng như John Naisbitt nhận định: “Nhiều người trong chúng ta đã từng nghĩ Đài Loan và Hong Kong là một bộ phận của Trung Quốc. Giờ chúng ta phải mở rộng ranh giới của một Trung Quốc rộng lớn hơn để bao gồm cả những người gốc Hoa sinh sống ở Singapore, Indonesia, Malaysia... Đầu não của mạng lưới này là số đông các tỉ phú tự lập như Liem Sioe Liong, Robert Kuok, Dhanin Chearavanont...”.


Hoa kiều ở các Châu lục  và  Quốc gia

 

Hoa kiều ở các    Châu lục  &          các Quốc gia

Số lượng

Tỷ lệ  %          so với dân     bản địa

Tỷ lệ %             so với các ngoại kiều khác

Châu Á

52.390.000 (1998)

0,7%

83,7%

Malaysia

7,59 triệu người (2006)

33%

12,1%

Indonesia

7,3 triệu người (2003)

3,1%

11,7%

Thái Lan

7,3 triệu người (2003)

12%

11,7%

Singapore

2,7 triệu người (2005)

75,6%

4,3%

Việt Nam

750937người (1999)

1,13%

3,7%

Philippines

1,5 triệu người (2004)

2%

2,4%

Myanma

1,3 triệu người (2003)

3%

2,1%

Nhật

175.000 (2003)

0,1%

0,3%

Cambodia

150.000 (2003)

1,2%

0,2%

TIN TỨC KHÁC

0thảo luận