Trang chủ

Hoạt động khoa học, Hội nghị - Hội thảo

30T092024

Tọa đàm khoa học “Kinh tế Trung Quốc và những tác động đối với Việt Nam”

Nằm trong kế hoạch hoạt động khoa học chung năm 2024, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Kinh tế Trung Quốc và những tác động đối với Việt Nam”. Tham dự tọa đàm, về phía khách mời có PGS.TSKH Võ Đại Lược – Tổng Giám đốc Trung tâm Kinh tế châu  Á – Thái Bình Dương; TS. Hoàng Minh Lợi – nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Những vấn đề chung của khu vực Đông Bắc Á. Về phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á có TS. Trần Hoàng Long – Phó Viện trưởng điều hành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, cùng toàn thể cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Các tổ chức đoàn thể, Đoàn TNCS HCM

30T092024

Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3

Chứng kiến những tổn thất nặng nề của người dân ở các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ lụt lịch sử do hoàn lưu của cơn bão số 3 vừa qua, được sự đồng ý của Chi ủy và Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, với tinh thần “Tương thân tương ái”, Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã triển khai một loạt các hoạt động có ý nghĩa, cụ thể như sau:

Hoạt động khoa học, Hội nghị - Hội thảo

25T092024

Hội thảo khoa học “Những vấn đề chính trị - an ninh nổi bật của Hàn Quốc năm 2024 và dự báo”

Ngày 17/9/2024, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề chính trị - an ninh nổi bật của Hàn Quốc năm 2024 và dự báo” do các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Triều Tiên trình bày. Tham dự Hội thảo có TS. Trần Hoàng Long – Phó Viện trưởng điều hành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cùng toàn thể cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Các tổ chức đoàn thể, Đoàn TNCS HCM

23T092024

Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Sáng ngày 20/9/2024, được sự đồng ý của Chi ủy, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Chi đoàn cơ sở Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã cùng với một số chi đoàn trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức đến thăm và tặng quà cho các bệnh nhi tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội). Hoạt động thiện nguyện này nằm trong chuỗi chương trình “Kết nối yêu thương”, hướng tới mục tiêu chia sẻ, động viên và mang lại niềm vui cho các em nhỏ đang điều trị tại bệnh viện trong dịp Trung thu năm 2024.

Bài viết tạp chí, Năm 2023, Số 1

Ý nghĩa của việc nghiên cứu về Ando Shoeki (An Đằng Xương Ích) (Phần 2)

Đăng ngày: 23-09-2024, 02:19

Nhật Bản tư tưởng sử của Ishida Kazuyoshi (1972) là cuốn sách giới thiệu tổng quan về lịch sử tư tưởng Nhật Bản ở Việt Nam. Mục 18 “Sự truyền bá của Nho giáo đến dân chúng” của phần 3 “Tư tưởng thời cận thế” bản gốc cuốn sách này có đề cập đến Ninomiya Sontoku (Sagami) và Ando Shoeki (Hachinohe) qua câu: “là một học giả không phải Nho gia nhưng được sinh ra dưới thời mà ảnh hưởng của Nho giáo đã thấm nhuần ở địa phương”. Tuy nhiên, qua trao đổi với cô Nguyễn Thu Hương, tôi được biết trong bản dịch tiếng Việt đều không có cả Ninomiya Sontoku và Ando Shoeki.

Bài viết tạp chí, Năm 2023, Số 1

Ý nghĩa của việc nghiên cứu về Ando Shoeki (An Đằng Xương Ích) (Phần 1)

Đăng ngày: 23-09-2024, 02:16

Ando Shoeki, nhà tư tưởng độc đáo thời Edo, đã đặt tên cho xã hội với chế độ thân phận là “pháp thế” (Hosei). Ông cho rằng xã hội thời bấy giờ nên phủ nhận điều đó và đề xướng một cộng đồng nông nghiệp dựa trên việc “canh tác trực tiếp”, tức là “thế giới tự nhiên”. Ông cũng định nghĩa “người” được cấu thành từ một cặp nam nữ và nhấn mạnh việc tái sản xuất của tự nhiên và xã hội được hình thành từ sự “tương hỗ” của động thực vật. Bài viết trước hết đưa ra một cách giải thích mới bắt nguồn từ những nghi vấn về cách giải thích hiện thời ở Việt Nam. Kế đến, cùng với việc giới thiệu các nghiên cứu về Shoeki bằng tiếng Việt, tôi cũng chỉ ra những điểm còn thiếu sót trong các nghiên cứu đó. Sau cùng, qua việc chỉ rõ về quan điểm của Shoeki và những tư tưởng, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh cộng hưởng với khái niệm “canh tác trực tiếp” mà Shoeki đã nêu lên, tôi kỳ vọng việc nghiên cứu về Shoeki sẽ phát triển ở Việt Nam.

Bài viết tạp chí, Năm 2023, Số 1

Chính sách trung hòa khí thải carbon và giảm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc – kinh nghiệm cho Việt Nam (Phần 2)

Đăng ngày: 23-09-2024, 02:12

Nền kinh tế của Hàn Quốc chủ yếu dựa vào sự phát triển công nghiệp, trong đó nhiên liệu quan trọng là dầu, than đá chiếm tỉ trọng hơn 50%. Chính vì lý do đó, chính sách đầu tiên và quan trọng nhất mà Bộ Môi trường Hàn Quốc đưa ra với mục tiêu trung hòa carbon là “giảm lượng khí thải carbon trong cấu trúc nền kinh tế”, cụ thể bao gồm bốn nhóm hành động:

Bài viết tạp chí, Năm 2023, Số 1

Chính sách trung hòa khí thải carbon và giảm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc – kinh nghiệm cho Việt Nam (Phần 1)

Đăng ngày: 23-09-2024, 01:59

Bài viết phân tích điểm tương đồng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải, quy định pháp luật cũng như sự hợp tác, hỗ trợ song phương trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu của hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả tập trung phân tích chính sách trung hòa khí thải carbon và giảm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc tầm nhìn đến 2050, qua đó đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của chính sách và rút ra kinh nghiệm từ Hàn Quốc nhằm kiến nghị một số giải pháp cho Việt Nam.

Bài viết tạp chí, Năm 2023, Số 1

Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong phòng, chống Covid-19 và khôi phục, phát triển kinh tế (2020-2022)

Đăng ngày: 23-09-2024, 01:55

Bài viết tìm hiểu sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vừa phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa duy trì và khôi phục sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế từ năm 2020 đến nay. Mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng đã được khẳng định một cách mạnh mẽ trong những thời điểm khó khăn nhất và thậm chí quan hệ Việt – Nhật trong bối cảnh đại dịch được nhìn nhận đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. Trong đó, Việt Nam đã thể hiện được tình cảm tốt đẹp với chính quyền và nhân dân Nhật Bản, còn phía Nhật Bản đã khẳng định được tiềm lực và sức mạnh nước lớn trong việc giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam phòng, chống Covid-19 và đảm bảo ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.

Bài viết tạp chí, Năm 2023, Số 1

Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan năm 2022 và triển vọng năm 2023

Đăng ngày: 23-09-2024, 01:53

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan trong thời gian qua đã có bước phát triển nhanh chóng. Hiện tại, Đài Loan là đối tác đầu tư và thương mại quan trọng của Việt Nam. Quan hệ kinh tế giữa hai bên đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế của cả Việt Nam và Đài Loan. Việc Đài Loan đẩy mạnh thực thi chính sách hướng Nam mới (NSP) đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi giúp tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Bài viết tập trung phân tích thực trạng, vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan trong năm 2022 và triển vọng năm 2023.

Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 130 Trang sau