Ngày 21/03/2025, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã có buổi làm việc với GS. Dimiter Ialnazov cùng cộng sự. Tham dự buổi làm việc, phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; TS. Nguyễn Ngọc Phương Trang, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản; Ths. Phạm Thị Nhung, Phó trưởng phòng Phòng Hành chính – Tổng hợp.
Ngày 18/03/2025, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức thành công Lễ công bố hoàn thành Cuốn sách “50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023) tại khách sạn Hotel Du Parc Hà Nội. Buổi lễ vinh dự được đón tiếp Ngài Itio Nakoki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.
Ngày 21/02/2025, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã có buổi làm việc với Đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á có TS. Ngô Hương Lan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản; Ths. Phạm Thị Nhung, Phó trưởng phòng Phòng Hành chính – Tổng hợp. Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế (JICA) có bà Yagi NORIKO.
Ngày 20 /02/2025 tại trụ sở làm việc tầng 7, số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức Lễ phát động thi đua năm 2025. Tham dự Hội nghị có TS. Võ Hải Thanh, Phó Viện trưởng, Chủ tịch Công đoàn Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á chủ trì Hội nghị; TS. Ngô Hương Lan, Phó Bí thư Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cùng toàn thể các đồng chí trưởng/phó phòng, Giám đốc/Phó Giám đốc các Trung tâm Nghiên cứu, Đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, các viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Ngày 14/02/2025, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã có buổi làm việc với GS. Ogasawara Takayuki, Đại học Quốc tế Tokyo. Tham dự buổi làm việc, phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; Ths. Phạm Thị Nhung, Phó trưởng phòng Phòng Hành chính – Tổng hợp.
Cho đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược sâu rộng, điều đó được thể hiện rất rõ qua quá trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà một trong số đó là về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là lĩnh vực vô cùng quan trọng trong tiến trình hợp tác giữa hai quốc gia diễn ra trong thời gian khá dài nhưng về cơ bản tập trung ở các khía cạnh chính là: vấn đề đào tạo, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam, Nhật Bản.
Phong trào Đông Du là mốc son trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nó là tiếp điểm của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX và nước Nhật Bản cận đại. Có thể hiểu theo nghĩa hẹp, phong trào Đông Du là phong trào du học của thanh thiếu niên Việt Nam ở Nhật Bản. Theo nghĩa rộng, phong trào Đông Du là một phong trào dân tộc Việt Nam mà ít nhất có ba bộ phận cấu thành: một là phong trào du học; hai là tiếp xúc và giao lưu với các nhà hoạt động chính trị, xã hội Nhật Bản và các nhà cải cách và cách mạng châu Á; ba là hoạt động xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền tinh thần yêu nước và cách mạng cho nhân dân Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách chi tiết về các cuộc tiếp xúc, giao lưu của Phan Bội Châu với các nhà chính trị, các nhà hoạt động xã hội Nhật Bản đầu thế kỷ XX và phân tích ảnh hưởng của các cuộc tiếp xúc đó đối với Phan Bội Châu nói riêng và đối với phong trào dân tộc Việt Nam nói chung.
Từ việc phân tích nền tảng vững chắc của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, bài viết tổng kết, đánh giá quan hệ hai nước từ năm 1992 đến nay trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng. Quan hệ chính trị Việt Nam - Nhật Bản được đánh giá là đã phát triển vững chắc, ngày càng sâu rộng và đáp ứng lợi ích chiến lược của cả hai bên. Hợp tác an ninh - quốc phòng là một trong những điểm nhấn trong quan hệ hai nước trong thời gian gần đây với sự phát triển nhanh và hiệu quả thực chất. Chiều sâu của quan hệ chính trị và an ninh - quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản không chỉ thể hiện trong phạm vi quan hệ song phương mà còn ở cả các diễn đàn đa phương. Bài viết đưa ra một số dự báo khẳng định triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng thời gian tới.
Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/9/1973 song từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước mới thực sự phát triển mạnh mẽ, thực chất và toàn diện. Cho đến nay, Nhật Bản đã trở thành một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các khía cạnh ODA, FDI, thương mại, du lịch và hợp tác về lao động. Trên cơ sở làm rõ thực trạng quan hệ kinh tế Việt - Nhật trong 50 năm qua, bài viết chỉ ra một số khó khăn và vấn đề đặt ra, từ đó kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới trong tương lai.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản cho đến nay là giao lưu giữa một nước đang phát triển với một nước tiên tiến, và quan hệ đó thay đổi cùng với sự phát triển của Việt Nam từ nước thu nhập thấp lên nước thu nhập trung bình. Trong quá trình đó dòng chảy tư bản chỉ một chiều từ Nhật Bản sang Việt Nam dưới hình thức vốn vay ưu đãi (ODA) và đầu tư trực tiếp (FDI) nhưng trọng tâm dần dần chuyển từ ODA sang FDI. Về mặt ngoại thương, cùng với tiến triển của công nghiệp hóa tại Việt Nam, phân công giữa hai nước chuyển từ hàng dọc sang hàng ngang. Đó là sự tiến hóa hợp quy luật. Chỉ tiếc là Việt Nam chưa tận dụng các nguồn lực từ Nhật Bản để phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Để đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần liên tục tăng năng suất lao động qua nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tham gia sâu hơn và cao hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong giai đoạn mới, ODA và FDI từ Nhật Bản cần có nội dung mới, cụ thể là ODA theo phương thức đề án (Offer-type ODA) kết hợp với FDI, song song với hợp tác về đào tạo nhân tài và về phát triển doanh nghiệp. Trong dài hạn Việt Nam sẽ tốt nghiệp ODA, và doanh nghiệp Việt Nam có khả năng đầu tư sang Nhật Bản, bắt đầu thời đại triển khai FDI hai chiều trong quan hệ Việt - Nhật.