Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

MÔ HÌNH ĐÀN NHẠN BAY VÀ VỊ TRÍ CỦA NHẬT BẢN TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG Á

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:52

Khu vực Đông Á có sự đa dạng về các thể chế chính trị, kinh tế – xã hội và văn hoá và có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế rất lớn. Do vậy, mạng lưới sản xuất của khu vực này cũng khác biệt về cơ bản so với các khu vực khác trên thế giới như EU ở Châu Âu và NAFTA ở Bắc Mỹ. Đó chính là sự hợp tác dựa trên mạng lưới sản xuất phi chính thức (Informal economic networks) giữa các nước, đặc biệt là giữa Nhật Bản với các nước khác trong khu vực. Từ đầu những năm 1970 đến nay, mạng lưới sản xuất này đã tạo nên sự hợp tác và gắn kết một cách hết sức chặt chẽ thông qua đầu tư trực tiếp và hoạt động thương mại và đã góp phần tạo nên sự thần kỳ trong tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay, mạng sản xuất vùng trên vẫn được xem như là cơ sở cho hợp tác và liên kết khu vực đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế hết sức năng động của khu vực này. Do vậy, việc khảo sát và phõn tớch mạng sản xuất Đông Á cũng như vị trớ, vai trò của các nước lớn, đặc biệt là Nhật Bản trong khu vực là có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sự tham gia một cách có hiệu quả của các nước đang phát triển như Việt Nam vào phân công lao động và liên kết khu vực hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

FTA NHẬT BẢN – HÀN QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:46

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và công nghệ diễn ra rộng khắp từ cuối những năm 1990 và đặc biệt là sau khi WTO ra đời vào năm 1995 thì làn sóng hội nhập kinh tế đã bùng phát mạnh mẽ với nhiều biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi trong đó có việc hình thành các FTA khu vực hay song phương trên thế giới. So với Tây Âu và Bắc Mĩ, Đông Á được coi là khu vực đi sau trong làn sóng hội nhập kinh tế. Nhưng trong những năm gần đây cũng đang có những bước chuyển biến khá mạnh mẽ theo hướng tăng cường liên kết kinh tế khu vực với hàng loạt các thỏa thuận thương mại tự do khu vực và song phương đã ra đời hoặc đang trong quá trình đàm phán. Một trong những hiệp định đầu tiên và quan trọng nhất của khu vực Đông Á đó là Hiệp định thương mại tự do giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (JKFTA). Đây là một cuộc đua mang tính chính trị và nó cũng là phương tiện để hai nước láng giềng Đông Bắc Á thiết lập nên một cơ chế thể chế hóa hợp tác kinh tế và cải thiện mối quan hệ chính trị căng thẳng bấy lâu nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

VAI TRÒ CỦA ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VÀ NHỮNG NHÀ NHO DUY TÂN TRONG LĨNH VỰC VĂN HỌC (GIA ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX)

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:44

Bước sang thế kỷ XX đối với Việt Nam không đơn giản chỉ là ghi một dấu mốc thời gian vào quãng đường phát triển của lịch sử mà còn là rẽ sang một con đường khác trong lịch sử phát triển dân tộc. Nếu từ thế kỷ XIX về trước, Việt Nam và các nước láng giềng Đông Á quy tụ trong một vùng văn hoá riêng độc lập và khác biệt với thế giới thì từ đây đã xuất hiện một mối liên thông giữa văn hoá vùng Đông Á với văn hoá thế giới hoà vào cuộc sống chung và gia nhập quỹ đạo vận động của lịch sử thế giới. Việc chuyển đổi từ văn học trung đại sang văn học hiện đại ở giai đoạn này đồng nghĩa với việc thay đổi từ truyền thống văn hoá này sang một loại hình văn hoá khác, từ nền văn hoá vùng có nguồn gốc Hán chuyển sang văn hoá Châu Âu mang nguồn gốc Hi - La có vị trí chi phối cả văn hoá thế giới cận hiện đại.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG NHẬT

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:24

Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi về nguồn gốc của tiếng Nhật. Có rất nhiều ý kiến cho rằng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altaic, cùng họ với tiếng Mông Cổ, Triều Tiên và các ngôn ngữ vùng Trung Á đến phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đó là xét về đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ này, còn đứng trên bình diện văn hóa thì tiếng Nhật lại có nhiều nét giống với các ngôn ngữ phía nam Trung Quốc. Mặt khác, dựa trên đặc điểm cấu tạo từ vựng và hệ thống phát âm thì tiếng Nhật lại có vẻ tương đồng với các ngôn ngữ Nam Á Dravidian và nhóm ngôn ngữ châu Úc. Đó chính là cái khó để các nhà ngữ học đưa ra một kết luận chính thức về nguồn gốc của tiếng Nhật.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

CƠ SỞ TẠO LẬP CHÍNH SÁCH ĐÔNG Á - THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA NHẬT BẢN - KHÍA CẠNH LỊCH SỬ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:16

Trong lịch sử Nhật Bản có một vai trò đáng kể ở khu vực Đông  Bắc Á - Thái Bình Dương mà cội nguồn của nó là những đặc thù về địa lý. Là một quần đảo lớn bao gồm hàng ngàn đảo hợp thành, ở đó Hokkaido, Honshu, Kyushu và Skikoku là xương sống tạo nên Nhật Bản. Do gần nhưng lại tách biệt với lục địa Trung Hoa nên Nhật Bản bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa - văn minh Trung Hoa, cho dù không bị ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc như ở Việt Nam hay Bán đảo Triều Tiên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đặc điểm này đã tạo ra sự khác biệt rõ nét trong tiến trình phát triển của Nhật Bản ngay từ những bước khởi đầu. Những thành công trong phát triển kinh tế xã hội thời kỳ Edo và chính sách đóng cửa với thế giới bên ngoài (ngoại trừ Hà Lan, Trung Quốc và Triều tiên), nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trong gần 300 năm được coi là kết quả riêng có của người Nhật Bản và là hệ quả tất yếu xuất phát từ yếu tố địa lý đặc thù và những ảnh hưởng gián tiếp của văn minh Trung Hoa.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:13

Quản lý môi trường đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần thiết đặt ra đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản và Việt Nam. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, X của Đảng đã nhấn mạnh: “Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững; Tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt tiêu chuẩn mức tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

KINH NGHIỆM PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHÍNH QUYỀN Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:09

Trong giai đoạn 1955-1995, xu hướng tập trung quyền lực trong tay chính quyền trung ương là phổ biến ở Nhật Bản. Chính quyền trung ương có quyền kiểm soát đối với các vấn đề của chính quyền địa phương. Đồng thời, chính quyền trung ương có thể uỷ quyền cho một cơ quan đại diện của mình thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quản lý ở địa phương. Hội đồng địa phương bị hạn chế quyền lực đối với những chức năng mà chính quyền trung ương đã uỷ quyền cho cơ quan đại diện của mình. Theo quy định của Luật tự quản địa phương, có tất cả 128 chức năng được uỷ quyền như vậy. Số chức năng đó còn tăng lên 327 năm 1980 và 561 chức năng năm 1995.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TRONG THẬP KỶ QUA

Đăng ngày: 28-09-2012, 13:11

Nền kinh tế Hàn Quốc trước khủng hoảng tài chính Đông Á 1997, đã có sự tăng trưởng ngoạn mục. Thu nhập trên đầu người đã tăng 7 lần trong thời gian từ năm 1965 đến năm 1996, và Hàn Quốc đã được gia nhập OECD vào cuối năm 1996. Thành công này là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô ổn định, chi tiêu của chính phủ hợp lý, trình độ học vấn cao, tỉ lệ tiết kiệm cao, và chính sách khuyến khích xuất khẩu. Ngay từ khi bắt đầu phát triển kinh tế, chính phủ đã phân bổ nguồn tài chính tới những khu vực cụ thể nhằm kiểm soát hoạt động của nền kinh tế và hoạt động quản lý đối với các trung gian tài chính. Sự bảo vệ của chính phủ, kết hợp với sự thiếu ổn định về luật pháp đã cho phép các tập đoàn kinh tế lớn có thể tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi dễ dàng hơn. Do thiếu sự điều hành hiệu quả đối với các công ty và các tổ chức tài chính độc lập, do sự quan tâm không đầy đủ tới rủi ro về tín dụng và tỉ giá hối đoái dẫn tới khả năng rủi ro cao, đầu tư không cân đối, phân bổ vốn kém hiệu quả. Đặc điểm này của hệ thống kinh tế Hàn Quốc mặc dù đã tạo nên những thành công trong quá khứ nhưng đã không còn thích hợp trong nền kinh tế cạnh tranh mang tính toàn cầu và thị trường vốn đã được hội nhập của những năm 1990.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

THỬ NGHIỆM ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU THÔNG QUA ĐIỆN ẢNH: VAI TRÒ CỦA “BÀN TRÒN ĐIỆN ẢNH”

Đăng ngày: 28-09-2012, 13:09

Điện ảnh là cuốn sách văn hóa được tạo thành bởi những trải nghiệm vô cùng phong phú trong đời sống con người. Thưởng thức điện ảnh chính là đọc để hiểu nền văn hóa được viết nên trong cuốn sách đó. Có lẽ, thưởng thức phim một mình cũng là một cách. Tuy nhiên, chính vì điện ảnh là một cuốn sách văn hóa nên nó tạo cho người ta cái nhu cầu muốn tâm sự với ai đó, một điều gì đó về nó. Chú ý tới điểm này, trong nghiên cứu nếu ta đưa vào một cách có chủ định phương pháp “đối thoại” giữa những người cùng xem phim thì điều gì sẽ xảy ra?

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

GIẢM NHẬP SIÊU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG CÓ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ

Đăng ngày: 28-09-2012, 13:07

Năm đầu tiên gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 48,9 tỷ USD tăng 21,8% so với năm 2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay, cũng thuộc loại cao nhất ở châu Á và thế giới. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng đạt kim ngạch khá cao như dệt may, điện tử máy tính, dây điện, cáp điện, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, hạt tiêu, cà phê, hạt điều, cao su… Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính,  gạo, cà phê, cao su, với kim ngạch đạt 38 tỷ USD chiếm 68,2% tỷ kim ngạch xuất khẩu của cả nước.