Khi nghĩ tới Nhật Bản, người ta thường liên tưởng tới một siêu cường kinh tế, với mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người thuộc nhóm các nước hàng đầu trên thế giới và không có người nghèo tồn tại ở quốc gia này. Chính bản thân Nhật Bản cũng luôn tự hào là quốc gia có 90% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, các thành phố hầu như không tồn tại các khu ổ chuột như nhiều nơi trên thế giới. Điều đó đã được khẳng định. Song, những năm gần đây, ở Nhật Bản xuất hiện nhiều thanh niên đêm này qua đêm khác sống ở quán cafe internet (net cafe), biến phòng máy tính thành nơi ăn ngủ, sinh hoạt của mình. Đó là đặc điểm chung của những người vô gia cư mới mà báo chí Nhật gọi là “dân tị nạn net cafe”.
Trong thập niên đầu xây dựng và phát triển kinh tế (1960), Hàn Quốc đã phải vượt qua một loạt những khó khăn như thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường vốn và công nghệ còn ở mức thấp, thị trường nội địa nhỏ bé, nhưng đây cũng chính là động lực giúp Hàn Quốc thoát khỏi vòng nghèo đói và vươn lên thành một “Kỳ tích sông Hàn”. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế thần kỳ cũng kéo theo một loạt những vấn đề như nới rộng khoảng cách thu nhập, tai nạn công nghiệp gia tăng, phát sinh các bệnh nghề nghiệp, ... do vậy cần phải có một sự cải thiện về điều kiện làm việc cho người lao động. Kể từ năm 1987, khi Hàn Quốc đã chuyển sang chế độ dân chủ về mặt chính trị thì chính phủ cũng nhận thức được rằng quan hệ lao động - quản lý và dân chủ công nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước.
Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn với 85% dân số sống bằng nghề nông và đánh bắt cá, thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD vào đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp với 85% dân số sống ở đô thị vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Hàn Quốc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào năm 1998 và là nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn thứ 10 trên thế giới cho dù Hàn Quốc là một nước nhỏ nếu tính theo diện tích lãnh thổ và dân số (chỉ bằng 1/3 diện tích và 1/2 dân số của Việt Nam). Kỳ tích phát triển kinh tế thập kỷ 70, 80, 90 thế kỷ trước của Hàn Quốc đã được cả thế giới biết đến và Hàn Quốc đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á. Tuy nhiên cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh thì phá hủy môi trường cũng diễn ra với tốc độ nhanh. Bài viết này nhằm tập trung phân tích thực trạng môi trường và những biện pháp chính sách mà Hàn Quốc đã thực thi để giải quyết các vấn đề về môi trường.
Ngày 19.11, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ B.Obama tại Phủ Tổng thống Hàn Quốc. Mặc dù đây là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của Tổng thống Obama, nhưng trước đó hai nhà lãnh đạo đã từng gặp nhau nhiều lần tại các hội nghị quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh Washington hồi tháng 6 và Hội nghị G20 v.v... Đồng thời, việc thực hiện hài hòa chính sách giữa hai chính phủ đang diễn ra rất tốt đẹp. Chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thống Obama lần này đã phản ánh đúng thực tế mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Mỹ, cho nên mặc dù đây là chuyến thăm ngắn nhưng cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo đã kết thúc rất thành công và thông qua đó đã tạo nên cơ hội thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị và sự tin tưởng giữa hai nước.
Những mẫu cổ nhất của nền nghệ thuật điêu khắc trên Bán đảo Hàn là những tảng đá được chạm trổ trên bờ sông Pangudae thuộc tỉnh Gyeongsangbuk và những hình người, súc vật làm bắng đất sét, xương, đá, được tìm thấy ở một vài nơi thuộc thời đồ đá mới. Những hình mẫu tương tự như thế cũng được tạo ra rất nhiều từ đất nung, đất sét, đá, đồng .. trong thời đại đồ đồng. Điều này chứng tỏ điêu khắc đã phát triển cả về số và chất lượng tại ba vương quốc trước khi Phật giáo Đại Thừa du nhập vào Bán đảo Hàn qua sự truyền giáo của các nhà sư Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc vào thế kỳ 4.
Quý II năm 2009 tình hình chính trị, an ninh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu tích cực hơn quý I, nhất là quan hệ giữa các nước lớn trên những vấn đề chiến lược. Bài viết xin nêu một số nội dung chủ yếu để bạn đọc tham khảo.
Liên quan đến Bán đảo Triều Tiên nói chung và vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên nói riêng, có lẽ hơn bất kỳ nước nào khác, Trung Quốc là nước có vai trò và tác động lớn đối với vấn đề này. Thời gian qua, Trung Quốc đã cung cấp cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu và lương thực. Trung Quốc lo ngại cuộc chiến tranh nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên sẽ làm mất ổn định khu vực này và dòng người tỵ nạn chắc chắn sẽ tới Trung Quốc, sự thống nhất hai miền Triều Tiên với sự có mặt của quân đội Mỹ ở ngay cửa ngõ của mình làm Trung Quốc bất an. Trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc chỉ ủng hộ những nỗ lực ngoại giao và khi cần thiết gây áp lực với CHDCND Triều Tiên để tránh xảy ra những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Mặc dù chỉ là một khu vực thuộc Châu Á song Đông Á lại là một khu vực quan trọng và rất phức tạp, bởi nơi đây tập trung nhiều nước lớn. Chính vì thế mà cục diện chính trị Đông Á, ở mức độ nào đó là hình ảnh thu nhỏ của cục diện thế giới, chứa đựng những tính chất, những biến đổi cũng như những xu hướng của quan hệ quốc tế. Vị trí, vai trò và quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực với nhau là những mối quan hệ đặc biệt, đan chéo, cài lồng; vừa mang màu sắc chính trị lại vừa có màu sắc an ninh; vừa song phương lại vừa có cả trong đa phương, đồng thời tác động rất lớn đến toàn bộ khu vực, thế giới. Và các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản đều đã có những sự điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm thực hiện mục tiêu riêng của mình trong cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI.
Trong tiếng Nhật có nhiều loại động từ. Động từ “suru” thuộc nhóm động từ đặc biệt gồm có hai động từ “kuru” và “suru”. Người Nhật chia các loại động từ thành ba nhóm: nhóm 1 là động từ 5 đoạn, nhóm 2 là động từ 1 đoạn, nhóm 3 là động từ đặc biệt. Sở dĩ gọi nhóm 3 là nhóm động từ đặc biệt vì chỉ có hai động từ và cách chia giữa hai động từ cũng không hoàn toàn giống nhau, tất nhiên chỉ giống nhóm 2 là cắt đuôi mà thôi.
Hàn Quốc đất hẹp người đông, tài nguyên khan hiếm, nhưng nhờ chính sách phát triển kinh tế năng động của chính phủ trong thời gian qua, nên đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc trở thành một trong bốn nền kinh tế phát triển nổi trội ở khu vực Đông Bắc Á, được xếp vào hàng thứ 11 trong số các nền kinh tế phát triển mạnh hiện nay. Đạt được như vậy, theo báo giới, chủ yếu là nhờ nước này có chính sách công nghiệp định hướng xuất khẩu năng động, đổi mới kịp thời với những tiến bộ khoa học công nghệ. Trào lưu khu vực hoá và toàn cầu hoá các nền kinh tế trên quy mô toàn thế giới, cho phép hàng hoá Hàn Quốc chẳng những cạnh tranh được với các mặt hàng cùng loại tiêu thụ trên thị trường nội địa Hàn Quốc mà cả ở thị trường nước ngoài.