1. Khái quát thực trạng phát triển công nghiệp chủ lực của Hà nội
Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2010 đã xác định năm nhóm ngành CNCL, bao gồm: 1) điện tử-công nghệ thông tin; 2) cơ khí; 3) chế biến thực phẩm, đồ uống; 4) dệt may cao cấp và 5) vật liệu xây dựng cao cấp và trang trí nội thất. Trong đó ngành cơ khí sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất, ngành điện tử và công nghệ thông tin tăng tỷ trọng nhanh nhất vào năm 2010. Quy hoạch phát triển công nghiệp (CN) cũng xác định nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế của CN thành phố Hà Nội theo hướng giảm tỷ trọng Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) từ 43% năm 2005 xuống còn 34-35% năm 2010. Tăng tỷ trọng doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước từ 14,6% năm 2005 lên 16-17% năm 2010. DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 42% năm 2005 lên 47-48% năm 2010.
Số lượng các DN chủ lực năm 2000 chiếm 58% số lượng DN toàn ngành, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, đến năm 2008 là 49,2%. Tuy nhiên, đó là biểu hiện của việc tăng quy mô bình quân DN chứ không phải là sự suy giảm tỷ lệ bình thường.
Bảng 1: Số lượng các ngành CNCL và toàn ngành CN Hà Nội
Năm Ngành |
2000 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
2008 so với 2000 |
Toàn ngành công nghiệp |
75840 |
83479 |
85047 |
99356 |
99477 |
23637 |
Trong đó: Các ngành chủ lực |
43978 |
43607 |
43570 |
48592 |
48967 |
4989 |
Ngành SX thực phẩm và đồ uống |
19075 |
15844 |
15487 |
17261 |
17780 |
-1295 |
Ngành dệt và sản xuất trang phục |
17206 |
17988 |
17892 |
20338 |
20131 |
2925 |
Công nghiệp vật liệu xây dựng |
3187 |
2576 |
2594 |
2777 |
2795 |
-392 |
Ngành điện tử - CNTT |
131 |
254 |
243 |
243 |
262 |
131 |
Ngành cơ - kim khí |
4379 |
6945 |
7354 |
7973 |
7999 |
3620 |
Cơ cấu (%) |
|
|
|
|
|
|
Toàn ngành công nghiệp |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
Trong đó : Các ngành chủ lực |
58,0 |
52,2 |
51,2 |
48,9 |
49,2 |
|
Ngành SX thực phẩm và đồ uống |
25,2 |
19,0 |
18,2 |
17,4 |
17,9 |
|
Ngành dệt và sản xuất trang phục |
22,7 |
21,5 |
21,0 |
20,5 |
20,2 |
|
Công nghiệp vật liệu xây dựng |
4,2 |
3,1 |
3,1 |
2,8 |
2,8 |
|
Ngành điện tử - CNTT |
0,2 |
0,3 |
0,3 |
0,2 |
0,3 |
|
Ngành cơ - kim khí |
5,8 |
8,3 |
8,6 |
8,0 |
8,0 |
|
Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2008 , Cục Thống kê Hà Nội
Xét về số lao động trong toàn ngành công nghiệp năm 2008 so với năm 2000 tăng 1,7 lần; trong khi đó các ngành chủ lực tăng 1,64 lần. Tốc độ phát triển của các ngành chủ lực thấp hơn tốc độ phát triển bình quân chung của toàn ngành thể hiện sự đòi hỏi chất lượng lao động trong các ngành chủ lực ngày càng cao. Tuy nhiên, trong từng ngành CNCL, số lao động trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng chậm, tỷ trọng lao động của ngành này giảm (từ 14,4% năm 2000 xuống còn 8,9% năm 2008). Ngành cơ - kim khí có số lao động tăng gần gấp 2,59 lần nhưng tỷ trọng của nó trong ngành CN chỉ tăng từ 10,9% (năm 2000) lên 16,4% năm 2008, điều đó nghĩa là vị trí vai trò của ngành cơ – kim khí giảm tương đối trong ngành công nghiệp. Ngành điện tử - công nghệ thông tin có tốc độ tăng lao động gấp 3,11 lần và tỷ trọng của ngành được nâng lên từ 4,2% năm 2000 lên 7,7% năm 2008.
Bảng 2: Số lao động của các DN thuộc các ngành CNCL và toàn ngành CN
Đơn vị tính : người
Năm Ngành |
2000 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
2008 / 2000 |
Toàn ngành công nghiệp |
362640 |
510768 |
547690 |
621920 |
620409 |
1,71 lần |
Trong đó : Các ngành chủ lực |
237541 |
320856 |
339316 |
387830 |
390611 |
1,64 lần |
Ngành thực phẩm và đồ uống |
52107 |
49565 |
51916 |
54565 |
55511 |
1,07 lần |
Ngành dệt và SX trang phục |
96032 |
122905 |
122401 |
134149 |
137502 |
1,43 lần |
Công nghiệp vật liệu xây dựng |
34685 |
46736 |
46476 |
47453 |
48028 |
1,38 lần |
Ngành điện tử - công nghệ thông tin và phần mềm |
15322 |
28286 |
37062 |
49966 |
47708 |
3,11 lần |
Ngành cơ - kim khí |
39395 |
73364 |
81461 |
101697 |
101862 |
2,59 lần |
Cơ cấu (%) |
|
|
|
|
|
|
Toàn ngành công nghiệp |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
Trong đó : Các ngành chủ lực |
65,5 |
62,8 |
62,0 |
62,4 |
63,0 |
|
Ngành SX thực phẩm và đồ uống |
14,4 |
9,7 |
9,5 |
8,8 |
8,9 |
|
Ngành dệt và sản xuất trang phục |
26,5 |
24,1 |
22,3 |
21,6 |
22,2 |
|
Công nghiệp vật liệu xây dựng |
9,6 |
9,2 |
8,5 |
7,6 |
7,7 |
|
Ngành điện tử - công nghệ thông tin và phần mềm |
4,2 |
5,5 |
6,8 |
8,0 |
7,7 |
|
Ngành cơ - kim khí |
10,9 |
14,4 |
14,9 |
16,4 |
16,4 |
|
Nguồn : Niên giám Thống kê Hà Nội 2008 , Cục Thống kê Hà Nội
Về kết quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất toàn ngành CN tăng bình quân 15% năm; trong đó các ngành chủ lực tăng bình quân năm thấp hơn mức tăng chung của ngành không đáng kể: 14,4%. Trong 5 ngành chủ lực thì 3 ngành là: ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, ngành dệt và sản xuất trang phục, ngành cơ - kim khí có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng chung. Trong khi đó hai ngành là CN vật liệu xây dựng và ngành điện tử - công nghệ thông tin và phần mềm có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn.
Bảng 3: Giá trị sản xuất CN và các ngành CNCL trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị tính : Tỷ đồng, giá cố định 1994
Năm Ngành |
2000 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
N2008 / N2000 |
Toàn ngành công nghiệp |
27296 |
49149 |
60003 |
71834 |
81759 |
3,0 lần |
Trong đó : Các ngành chủ lực |
20982 |
36167 |
48451 |
54221 |
61542 |
2,93 lần |
Ngành SX thực phẩm và đồ uống |
2775 |
4926 |
5672 |
6798 |
8060 |
2,90 lần |
Ngành dệt và sản xuất trang phục |
2635 |
4967 |
6188 |
6919 |
7189 |
2,73 lần |
Công nghiệp vật liệu xây dựng |
1620 |
3421 |
4065 |
4321 |
5081 |
3,14 lần |
Ngành điện tử - công nghệ thông tin và phần mềm |
4568 |
9636 |
12778 |
13850 |
16088 |
3,52 lần |
Ngành cơ - kim khí |
9384 |
13217 |
19748 |
22333 |
25124 |
2,68 lần |
Cơ cấu (%) |
|
|
|
|
|
|
Toàn ngành công nghiệp |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
Trong đó : Các ngành chủ lực |
76,9 |
73,6 |
80,7 |
75,5 |
75,3 |
|
Ngành SX thực phẩm và đồ uống |
10,2 |
10,0 |
9,5 |
9,5 |
9,9 |
|
Ngành dệt và sản xuất trang phục |
9,7 |
10,1 |
10,3 |
9,6 |
8,8 |
|
Công nghiệp vật liệu xây dựng |
5,9 |
7,0 |
6,8 |
6,0 |
6,2 |
|
Ngành điện tử - công nghệ thông tin và phần mềm |
16,7 |
19,6 |
21,3 |
19,3 |
19,7 |
|
Ngành cơ - kim khí |
34,4 |
26,9 |
32,9 |
31,1 |
30,7 |
|
Nguồn : Niên giám Thống kê Hà Nội 2008, Cục thống kê Hà Nội
Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành chủ lực trong ngành CN luôn đạt từ 75% đến 77%, cao hơn tỷ lệ lao động khoảng 10%. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của các ngành công nghiệp chủ lực trong giai đoạn này có cao hơn hiệu quả chung của toàn ngành.
* Kết quả đạt được của CNCL Hà Nội:
- Tất cả các ngành thuộc ngành công nghiệp nói chung và các ngành chủ lực của Hà Nội đều tăng trưởng về mặt giá trị sản xuất với tốc độ cao, giai đoạn 2001-2005 là 19,58%. Số lao động được thu hút vào các ngành chủ lực ngày càng nhiều đặc biệt là những ngành tiềm năng mới như công nghiệp điện tử tin học và phần mềm. Cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lao động đã có sự chuyển dịch tương đối rõ theo hướng tích cực.
- Các ngành CNCL của Hà Nội đã và đang có vị trí và vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Số lượng sản phẩm chủ lực của công nghiệp Thủ đô ngày càng nhiều, chất lượng đang được nâng cao và ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận.
- Khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của Hà Nội khá cao: Nhiều sản phẩm đã có mặt ở thị trường Mỹ, Nhật Bản, Bắc Âu, Bắc Mỹ, khối EU và các thị trường thế giới. Một số sản phẩm đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và đủ thế mạnh đẩy lùi hàng nhập ngoại như đồ điện dân dụng, máy cơ khí nhỏ...
* Một số hạn chế của CNCL Thủ đô:
- Các ngành CNCL chưa khẳng định được rõ nét và chắc chắn vai trò và động lực của nó trong sự phát triển của công nghiệp cũng như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội Thủ đô.
- Thương hiệu của các DN và thương hiệu sản phẩm chưa được xây dựng và củng cố và quảng bá rộng rãi trong và nước ngoài. Nhiều sản phẩm chất lượng cao nhưng chưa chiếm được thị trường, mới chỉ tiêu thụ trên thị trường Hà Nội.
- Có sự chênh lệch lớn về quy mô lao động, trình độ công nghệ giữa 3 khu vực kinh tế nên không tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và điều đó đã không tạo ra sự phát triển chung cho toàn bộ ngành công nghiệp và đặc biệt đối với các ngành CNCL. Các doanh nghiệp có quy mô lớn, DN Nhà nước đang có nhiều lợi thế trong cạnh tranh hơn các DN khác.
- Về việc xác định các ngành công nghiệp chủ lực chưa căn cứ vào hệ thống tiêu chí và những yêu cầu đối với ngành chủ lực. Sau một thời gian nhất định cần xác định lại ngành chủ lực trong quy hoạch đầu tư và phát triển công nghiệp Thủ đô..
Thứ nhất, quy hoạch phát triển công nghiệp và các ngành CNCL của Thủ đô cần được rà soát bổ sung phù hợp với thực tế quy hoạch phát triển vùng Thủ đô, quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thứ hai, bố trí không gian công nghiệp: Tập trung phát triển tại Hà Nội (khu vực dự kiến mở rộng và ngoại thành) các ngành CN công nghệ cao, công nghiệp sạch, không thâm dụng lao động và sử dụng nhiều đất. Xây dựng các đô thị vệ tinh của Hà Nội tại khu vực các huyện liền kề của các tỉnh lân cận để bố trí các ngành CN hỗ trợ, các cơ sở may mặc, dệt và da, giầy, chế biến nông lâm thủy sản... chuyển từ nội thành Hà Nội ra ngoại vi. Trước mắt tập trung nguồn lực tạo mặt bằng và kết cấu hạ tầng thuận lợi thu hút đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp hiện có.
Ba là, tổ chức lại sản xuất, nghiên cứu xây dựng mô hình công nghiệp mới (liên hợp, tổ hợp, tập đoàn sản xuất …) tạo quy mô sản xuất lớn hơn hiệu quả cao hơn. Đổi mới công nghệ trên cơ sở lợi thế quy mô vốn và lao động có chất lượng cao. Nâng cao trình độ quản lý từ doanh nghiệp đến các tập đoàn kinh tế
Bốn là, đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật để góp phần tạo điều kiện phân bố lại cơ cấu kinh tế, dân cư và phát triển đồng đều nội và ngoại thành, liên kết phát triển giữa Hà Nội với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng Thủ đô, xây dựng Hà Nội thành trung tâm của mạng lưới đô thị vùng Thủ đô.
PHẠM HUY VINH - NGUYỄN QUANG HỒNG
(TS, Đại học Kinh tế Quốc dân)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ: Quyết định số 60/2002/QĐ/TTg ngày 13 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010.
2. UBND thành phố Hà Nội: Quy hoạch phỏt triển cụng nghiệp thành phố Hà Nội, giai đoạn 2001-2010 (Quyết định số 108/QĐ-UB ngày 5/1/2001 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội).
3. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội: "Bàn về vị thế Thủ đô và các định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội đến năm 2010", Tài liệu tham khảo nội bộ số 09, tháng 5-2000.
4. Cục Thống kê Hà Nội: Niên giám thống kê Hà Nội, các năm 2001- 2008.
5. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (đồng chủ biên): Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội – một số định hướng cơ bản, Nhà xb Khoa học và kỹ thuật, H, 2003
6. Nguyễn Khắc Minh (chủ biên): Phân tích định lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng một số ngành công nghiệp của Thành phố Hà Nội, Nhà xb Khoa học và kỹ thuật, H, 2006.
7. Tài liệu Hội thảo quốc tế “Xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp Việt Nam” ngày 24/3/2005 tại Hà Nội.