Trang chủ

CÂU CHUYỆN VỀ “NGHĨA KHÍ” THANH KHIẾT TRONG BIA BÁO ÂN

Đăng ngày: 3-03-2014, 13:35 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 12

Đó là “câu chuyện giao lưu Nhật Việt” liên quan đến bia kỷ niệm Asaba Sakitaro có ở Chùa Jorin Umeyama thành phố Fukuroi tỉnh Shizuoka. Tấm hình bia kỷ niệm là hiện vật có vào lúc Phan Bội Châu, thủ lãnh phong trào Việt Nam độc lập, vì ân nhân Asaba Sakitaro mà xây dựng nên bằng sự giúp đỡ của tất cả những người dân nơi đây. Tự thuật của Phan Bội Châu đã ghi lại tất cả cảm xúc ơn nghĩa nhận được từ Asaba Sakitaro, lòng tôn kính,  tình thân hữu và đầm ấm lúc dựng bia của người dân trong thôn.

Đầu thế kỷ 20, Việt Nam là thuộc địa của Pháp được gọi là Đông Dương. Phong trào du học Nhật Bản của thanh niên Việt Nam do Phan Bội Châu kêu gọi để nuôi dưỡng lực lượng cho phong trào dành độc lập được gọi là “Phong trào Đông Du”, là một sự kiện nổi tiếng đến độ có trong cả sách giáo khoa của học sinh tiểu học. “Phong trào Đông Du” do chịu sự đàn áp của Chính phủ Nhật đã chấm dứt sau 3 năm hoạt động, sau chuyển địa điểm hoạt động sang Trung Quốc, được Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn dắt với tư cách một phong trào cách mạng. Mặc dù là một sự kiện lịch sử xảy ra ở Nhật nhưng rất ít người biết đến.

Năm 1905, Phan Bội Châu đã rời khỏi Việt Nam sang Nhật để tố cáo tình trạng khó khăn của Việt Nam và cầu viện vũ khí cho cuộc đấu tranh đòi độc lập. Nhận được lời khuyên của Okuma Shigenobu và Inukai Tsuyoshi, ông đã thay đổi phương châm từ đấu tranh vũ trang sang đào tạo nhân lực trẻ cho nền độc lập của Việt Nam. Phong trào du học với mục đích “trong một thời gian ngắn từ Duy Tân chuyển thành hiện đại hoá, học cách nước Nhật đã đánh thắng đại quốc Nga”. Vào thời kỳ hoàng kim có đến 200 học sinh theo học ở “Tokyo Dobun Shoin” v.v.v nơi đã tổ chức khoá đặc biệt cho họ. Sau khi hiệp ước Nhật - Pháp được ký kết, Chính phủ Nhật đã chấp nhận yêu sách của Chính phủ Pháp ban lệnh giải tổ chức của Phan Bội Châu vào mùa thu năm 1908. Đã có nhiều du học sinh Việt Nam rời khỏi Nhật Bản, nhưng vẫn còn những du học sinh ở lại và được Phan Bội Châu đùm bọc, dẫu cho tiền viện trợ từ quê nhà không còn làm nữa, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Khi không còn chỗ để nhờ cậy, Phan Bội Châu đã viết thư cho Asaba Sakitaro. Sakitaro tốt nghiệp trường y khoa Tokyo nay là khoa y học của trường đại học Tokyo,  nhưng vấn đề sức khoẻ ông từ bỏ chuyến du học ở Đức và mở một bệnh viện ở ngoại ô Odawara.

Asaba Sakitaro từng giúp đỡ một thanh niên Việt Nam ngã gục ở vệ đường, làm thủ tục du học và chi trả học phí hộ. Tất cả du học sinh đều biết rõ về ông như là một người nghĩa hiệp. Bức thư gửi Sakita - ro ban sáng mang đi, đến chiều đã có hồi âm. Trong thư kèm theo dòng chữ “Nhặt nhạnh trong nhà

chỉ còn có thế, tạm thời gởi trước. Lần sau nếu cần, đừng ngại, cứ lên tiếng. Tôi sẽ làm những gì có thể làm được”. Tuy nhiên đó là một số tiền kếch xù 1,700 yên (tiền lương một tháng của hiệu trưởng tường tiểu học Higashiasaba lúc bấy giờ là 18 yên). Trước lá thư đơn giản nhưng ấm áp tình người, Phan Bội Châu đã khóc.

Người nhà Asaba có kể rằng “Các du học sinh Việt Nam đã sống tập thể tại một căn phòng trong bệnh viện”, có thể đó chính là khoảng thời gian này.

Tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu bị buộc phải rời khỏi nước Nhật nội trong vòng 10 ngày. Ông tránh tai mắt giám sát của cảnh sát, dùng chiếc tàu mà cảnh sát không thể truy sát được để đến nói lời chia tay với Sakitaro ở Odawara. Dẫu là bút đàm nhưng cả hai người đều cùng chung chí hướng và tôn trọng lẫn nhau.

Sau 9 năm kể từ khi bị trục xuất khỏi Nhật, biết được Sakitaro đã qua đời, Phan Bội Châu đã trở về thôn Higashiasaba tỉnh Shizuoka nơi có mộ phần và có ý định dựng bia kỷ niệm cho ông. Thật cảm động khi Phan Bội Châu không có đủ tiền để xây dựng, trưởng thôn đã tâp hợp người trong thôn tại sân vận động của trường tiểu học, diễn thuyết kêu gọi mọi nguời trong thôn cùng hiệp lực xây dựng. Trong bản tự thuật,  Phan Bội Châu có ghi: “Tôi đặc biệt viết ra đây để đồng bào Việt Nam sau này biết đến”. Trong bản tự thuật xuất hiện nhiều người đến độ không thể đếm hết, nhưng phần mô tả về Sakitaro và bia kỷ niệm cũng  rất chi tiết và tràn đầy lòng biết ơn đến Sakitaro.

Vào năm 2003, lễ kỷ niệm 85 năm ngày lập bia kỷ niệm đã diễn ra, cháu chắt nhà Asaba và nhà Phan Bội Châu gặp mặt nhau,  du học sinh Việt Nam trong tỉnh cũng đến đặt vòng hoa. Năm 2004, tại thành phố Huế nơi có mộ phần của Phan Bội Châu đã có lễ tặng tấm liễn rập khuôn của bia kỷ niệm.  Năm 2005, tại “Sự kiện kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du” diễn ra ở thành phố Huế có tổ chức phát biểu đề cập đến “Lịch sử bia kỷ niệm” và triển lãm về nó v.v.v, mở ra mối giao lưu Nhật Việt mới cho khu vực này.

Năm 2007, phim tài liệu “Lịch sử bia kỷ niệm” này đã được du học sinh Việt Nam theo học ở trường đại học nghệ thuật Tokyo hoàn thành, Hội Asaba Việt Nam đang vận động trình chiếu rộng rãi bộ phim này.

Tháng 9 năm 2008, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Nguyễn Phú Bình đã đến viếng thăm bia kỷ niệm, tỏ lòng biết ơn địa phương đã bảo tồn lịch sử Việt Nam, xem đó là một biểu tượng của quan hệ giao lưu Nhật - Việt và mong muốn có thể tiếp tục phát triển sau này.

“Hai nước Nhật trong cái nhìn của Phan Bội Châu”

Từ thế kỷ thứ 18 kéo dài đến thế kỷ thứ 19, các nước Châu Á đã dần dần bị thuộc địa hoá dưới sự xâm lược của các cường quốc Tây Âu. Năm 1858, Napolêon đệ tam của Pháp đã cử hạm đội Pháp đến Việt Nam. Ngày 31 tháng 8 năm 1858, hạm đội liên quân Pháp – Tây Ban Nha cập cảng Đà Nẵng và đã chiếm lĩnh vùng này và năm kế tiếp thì tiến công từ Vũng Tàu rồi chiếm lĩnh cả miền Nam. Sau đó, Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp. Ngày 17 tháng 10 năm 1887, theo lệnh của Tổng thống Pháp, một Tổng đốc do Pháp phái tới thống trị toàn bộ Đông Dương và thiết lập bộ máy thống trị Đông Dương thuộc Pháp. Dưới ách thống trị này, Pháp thực hiện chính sách đồng hoá triệt để ở Việt Nam bằng chế độ sưu thuế nặng nề, hà khắc làm cho Việt Nam vô cùng cực khổ. Chính sách cụ thể là:  thay đổi kiểu chữ viết hán tự đang được sử dụng từ trước đến giờ sang kiểu chữ viết latinh (Quốc ngữ); thay đổi chế độ giáo dục; dạy tiếng Pháp và phủ nhận văn hoá đặc trưng của Việt Nam.

Pháp độc quyền sản xuất kinh doanh rượu, các loại rượu gia truyền được làm tại nhà đều bị cấm đoán. Mặt khác, mỗi làng xã bị cưỡng chế tiêu thụ một lượng rượu nhất định. Với lòng tham những khoản lợi kếch xù, Pháp đã định giá rượu cao gấp 5 lần.

Pháp độc chiếm quyền chuyên buôn bán muối. Giá muối được định cao gấp 5 lần, đời sống người dân vô cùng cực khổ.

Pháp độc quyền buôn bán thuốc phiện. Giá cả cao gấp đôi, người hút thuốc phiện tăng gấp 3 lần.

Những vùng đất được khai khẩn bị phân chia tuỳ tiện cho những người Pháp mới đến.

Nhiều người Việt Nam bị cực khổ quá độ, các cuộc chống đối và phản loạn từ đó xảy ra thường xuyên hơn. Thế nhưng, những người tổ chức phản kháng dẫu chỉ là nhỏ, sau đó bị bắt giam, bị bắt lao động khổ sai và bị tàn sát.

Tháng 4 năm 1904, tại thành phố Quảng Nam ở Miền trung Việt Nam, Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức “Hội Duy Tân”, Cường Để được tiến cử vào chức “Hội trưởng”, trở thành một biểu tượng phục hưng Việt Nam. Cường Để có quan hệ hoàng tộc trực hệ với Thái tử Cảnh, người đã chết lúc còn trẻ. Thái tử Cảnh là con trai trưởng của vua Gia Long, người lập nên triều đình nhà Nguyễn. Phong trào phản kháng bắt đầu từ việc chuẩn bị trước vũ khí để tập trung vũ lực chiến đấu với Pháp cho thời gian sắp tới. Để thực hiện được như vậy, bắt buộc phải bí mật cầu viện nước ngoài bởi vì với vũ khí có thể kiếm được trong nước thì không thể đánh thắng thế lực Pháp được. Phan Bội Châu thay mặt Cường Để phụ trách hoạt động tại nươc ngoài và đã quyết định đến Nhật Bản  đang giữ thế thượng phong trong cuộc chiến tranh Nhật - Nga, để cầu viện.

Ngày 20 tháng 1 năm 1905, Phan Bội Châu, lúc bấy giờ  38 tuổi, chia tay đồng đạo, cải trang thành một thương gia, rời cảng Hải Phòng, băng qua Quảng Châu, Hồng Kông, vào Trung Quốc.

Cuộc chiến Nhật - Nga ngày một quyết liệt, nhưng trong trận hải chiến ở vùng biển Nhật Bản, Nhật đã huỷ diệt hạm đội Baltic của Nga, và đó là yếu tố quyết định thắng lợi của Nhật. Tuy nhiên, trong vòng xoáy chiến tranh Nhật - Nga, không có con tàu nào đến Nhật cả, do đó, Phan Bội Châu đã phải sống tại Thượng Hải một tháng trời. Vào hạ tuần tháng 4 năm 1905, sau 4 tháng rời Việt Nam cuối cùng ông cũng đã đến được Kobe, rồi đi xe lửa về Yokohama. Phan Bội Châu rất ấn tượng với xe lửa của Nhật thời đó sạch sẽ, hành khách và hành lý được phân bố vị trí đàng hoàng, thái độ tiếp đãi khách của các nhân viên xe lửa rất tốt.

Sau khi đến Yokohama, Phan Bội Châu đã đến thăm Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng đang lưu vong của Trung Quốc. Lương Khải Siêu (1873-1929) là một nhà cải cách chính trị của cuối triều đại nhà Thanh, đầu kỳ Trung Hoa Dân Quốc, vừa là một phóng viên, và là một nhà lịch sử học. Lương Khải Siêu thân mật đón tiếp Phan Bội Châu, sau khi nghe câu chuyện ngài nói thế này.

“Tôi rất hiểu cái tâm trạng vì muốn phát triển đấu tranh để đập tan ách thống trị của pháp mà đến Nhật cầu viện trợ của ông. Chúng ta đều có chung một quan điểm. Tuy nhiên, hiện nay, tôi nghĩ rằng không nên cầu viện sự giúp đỡ của Nhật. Đất nước của ông cho dù gặp chuyện gì đi chăng nữa, đến một lúc nào đó sẽ độc lập thôi. Hơn thế nữa, điều mà tôi thấy lo lắng hơn cả độc lập chính là giáo dục của người Việt Nam sau khi độc lập.”

Trong kế hoạch giành độc lập có 3 yếu tố quan trọng: Thứ nhất, khuyếch đại thực lực của các thế lực bên trong Việt Nam. Thứ hai,

Cầu viện vũ khí từ các láng giềng Trung Quốc, Quảng Đông, Quảng Tây. Thứ ba, Quan hệ ngoại giao với Nhật Bản

Tháng 5 năm 1905, tại Tokyo, Phan Bội Châu được Lương Khải Siêu giới thiệu với Inukai Tsuyoshi, người từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, và cũng là người có mối quan tâm sâu sắc đến vấn đề Đại Lục. Tiếp theo, Phan Bội Châu gặp gỡ với Okuma Shigenobu, người cầm đầu Đảng Kenseihonto.

Phan Bội Châu dù không nói được tiếng Nhật nhưng với vốn chữ hán sẵn có, ông đã truyền đạt tư tưởng mình bằng bút đàm. Sau đây là một đoạn trích bút đàm giữa Phan Bội Châu với Inukai và Okuma.

Inukai: “Quí quốc là nước có chế độ quân chủ, thế ông có hỏi ý kiên của hoàng tộc quí quốc chưa?... Nói chung, người lãnh đạo phong trào này phải là người hoàng tộc…”

Phan Bội Châu: “Tôi muốn Nhật giúp đỡ đất nước đồng châu đồng chủng đồng văn (là những từ thể hiện các điểm chung là: Châu Á, người da vàng, văn hoá hán tự). Cường Để là người hoàng tộc đang là hội trưởng, mục đích trước tiên của chúng tôi là muốn đánh đuổi bọn Pháp đi để khôi phục lại nền độc lập. Quân chủ hay dân chủ là một vấn đề khác”.

Inukai: “Chính phủ Nhật Bản chưa thể viện trợ vũ khí cho cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam được. Trước hết, việc nuôi dưỡng nhân lực cho cuộc cách mạng là việc trước mắt, nên nhanh chóng đón Cường Để, một người thuộc dòng hoàng tộc Việt Nam và là biểu tượng của phong trào, đến Nhật không phải tốt hay sao.”

Okuma: “Vì ông là vị khách đặc biệt nên tôi muốn ông đừng lo lắng gì về cuộc sống ở Nhật. Người Nhật chúng tôi đặc biệt rất hoan nghênh những người có tấm lòng yêu nước, nghĩa hiệp như ông”.

Phan Bội Châu: “Tôi vượt ngàn dặm đến nước Nhật để làm cho tổ quốc Việt Nam được độc lập. Bây giờ đây, dân tộc Việt Nam tôi đang bị bọn xâm lược Pháp hành hạ, làm sao mình tôi có thể sống vui thú ở Nhật được.”

Dù chỉ bằng bút đàm, nhưng trong những tranh luận đầy mới mẻ và quyết liệt về tiền đồ của đất nước, Kashiwabara Buntaro, người cùng tham dự, cho rằng cứ như đang nghe một câu chuyện về anh hùng của Tam Quốc Chí và đã cảm nhận được sức thu hút ở nhân vật Phan Bội Châu, người Việt Nam đầu tiên ông gặp. Vài ngày sau, Lương Khải Siêu mời Phan Bội Châu đến nhà riêng và đã khuyên 2 điều: “Thứ nhất, hãy, hãy viết thành văn tình trạng của Việt Nam và cho cả thế giới biết đến điều đó. Thứ hai, phải nuôi dưỡng nhân lực tại Nhật một thời gian. Điều quan trọng nhất nằm ở chỗ có tập trung được nhân lực hay không. Nếu có nhân lực dồi dào, ắt hẵn việc làm cuộc cách mạng một lần một là có khả năng đấy.”

Phan Bội Châu sau khi nghe những lời như vậy, bản thân như tìm thấy một con đường mới, trong lòng cảm kích vô cùng.

Phan Bội Châu lần đầu tiên lưu trú tại Nhật đã chịu một cú sốc lớn trước đà xúc tiến hiện đại hoá nhan chóng trên phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, và trước thực tế thực hiện hiện đại hoá mà không bị phá mất đi văn hoá truyền thống của Nhật, không bị ảnh hưởng lối Tây Âu một cách đơn giản.

Ông đã suy nghĩ “Nhật Bản và Việt Nam thì ra khác nhau như vậy sao. Với năng lực mình hiện nay, ta không thể chống lại khó khăn trong đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc. Để có thể đạt được sứ mệnh của ta, việc quan trọng chính là đào tạo nhiều thanh niên có sức lực nhằm kiến tạo nên một xã hội mới”.

Cứ thế, Phan Bội Châu viết bài văn khuyến khích việc đi du học Nhật Bản cho thanh niên, và gởi về nước. Bài văn đó đã có tác động lớn đến thanh niên Việt Nam. Ông viết các bài văn đầy thiết thực như “Việt Nam vong quốc sử”, “Văn khuyến khích du học”, “Hải ngoại huyết thư” v.v.v và lần lượt gởi về nước. Những bài văn này làm thức tỉnh lòng yêu nước của giới thanh niên, và kêu gọi đi du học Nhật Bản và chuẩn bị tinh thần đánh Pháp. Đồng thời, cũng đã kêu gọi đồng bào Việt Nam chi viện cho phong trào Đông Du.

Đáp lại nguyện vọng của Phan Bội Châu, “Phong trào Đông Du” đã bắt đầu gởi thanh niên đến từ miền Bắc sang Nhật.

Vào lúc đó, Inukai đã bàn bạc với Fukushima Yasumasa, Thứ trưởng Tham mưu Lục quân, cũng là Hiệu trưởng Trường “Shinbu Gakko”; Nezu Hajime, Viện trưởng của “Tokyo Dobun Shoin” và là người quản lý Viện Nghiên cứu Thương mại Nhật - Thanh ở Thượng Hải, cho 3 du học sinh đầu tiên và Cường Để vào học tại “Shinbu Gakko”, trường đào tạo quân lính cho người Trung Quốc và trường “Tokyo Dobun Shoin”, trường dành cho người Trung Quốc  “Toa Dobun Kai”. Số học sinh tăng lên hàng ngày, Phan Bội Châu vì các học sinh Việt Nam mà đã xây trường tiếng Nhật “Heigoken” tại Yokohama, còn thiết lập văn phòng quản lý để quản lý phong trào Đông Du.

Những học sinh Việt Nam này khi đã hiểu được tiếng Nhật thì vào học ngành học đặc biệt được đào tạo riêng cho du học sinh Việt Nam của “Tokyo Dobun Shoin”, học các môn học về giáo dục cơ bản và quân sự. Tiền chi viện từ nước nhà gởi cho cũng tăng lên hàng ngày, đầu năm 1907 đã lên đến 10.000 tệ. Và số du học sinh vào năm 1908 cũng vượt trên 200 người.

Vào ngày chủ nhật, tất cả du học sinh tập trung tại trường để nghe Phan Bội Châu và Cường Để nói chuyện, rồi tự do phát biểu ý kiến. Họ đoàn kết chặt chẽ và đảm bảo trật tự tổ chức tốt.

Trong lúc đó, nhật ký điều ước đồng minh với Anh, và vào năm 1907 (năm Minh Trị thứ 40) ký kết điều ước Nhật Pháp với Pháp. Pháp công nhận sự cai trị Bán đảo Triều Tiên của Nhật, đổi lại, Nhật công nhận Việt Nam là thuộc địa Pháp.

Chính quyền thống trị Pháp nơm nớp cảm giác nguy hiểm đối với hoạt động kháng Pháp đang rục rịch như thế này của nhóm Phan Bội Châu tại Nhật, nên ngay thời kỳ này đã cho tiến hành vạch trần thân tộc và người chi viện của du học sinh. Trong văn thư cơ mật đương thời có ghi câu nói của Bộ trưởng Nội vụ Hirata tosuke “Quyết định tiến hành giám sát động tĩnh của hai người Việt Nam đang sống ở Nhật theo lời thỉnh cầu của đại sứ quán Pháp”.

Theo bản ký kết đồng minh Nhật - Pháp, Chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận yêu sách của Chính phủ Pháp, và mùa thu năm 1908 (năm Minh Trị thứ 41), Chính phủ Nhật ra quyết định giải tán du học sinh Việt Nam. Chính vì điều này mà nhiều du học sinh Việt Nam đã rời khỏi Nhật Bản. Những du học sinh còn ở lại được Phan Bội Châu đùm bọc, hỗ trợ cho dẫu ông chỉ còn hai bàn tay trắng, sống cuộc sống cùng cực không thể tả được. Trong lúc phong trào Đông Du đối mặt với tình trạng tan rã, Phan Bội Châu đã xác định phương hướng kế tiếp ở việc đại đồng đoàn kết của các dân tộc Châu Á đang chịu khổ cực vì chủ nghĩa thực dân, tuy nhiên do không còn tiền cho nên ý tưởng đó của ông đã không thể triển khai được.

Người viện trợ cũng dần dần không còn, nơi cho vay tiền cũng không có, Phan Bội Châu không còn cách nào khác phải nhờ cậy đến Asaba Sakitaro. Nghĩ vậy ông liền bàn bạc với người đồng chí Nguyễn Thái Bạt. Asaba Sakitaro là người trước đây đã giúp đỡ Nguyễn Thái Bạt lúc ngã gục trên đường, sau đó làm thủ tục nhập học vào trường Tokyo Dobun Shoin và chi trả luôn vả học phí, được tất cả du học sinh Việt Nam biết rõ về ông như là một người nghĩa hiệp.

Phan Bội Châu cho đến lúc bấy giờ, mặc dù ông chưa một lần nào dẫu chỉ là thăm hỏi đáp lại lòng tử tế của Asaba, vậy mà lại yêu cầu giúp đỡ, ông cảm thấy hổ thẹn và khổ tâm. Tuy nhiên, không còn cách nào khác, ông đành viết thư kể tình trạng khốn quẩn và giao phó thư cho Nguyễn Thái Bạt. Bức thư ban sáng mang đi đến chiều đã có hối âm. Và rồi trong thư có kèm theo một số tiền lớn 1.700 yên. Trong bức thư đó chỉ ghi đơn giản là “Tuy ít nhưng nhặt nhạnh trong nhà chỉ còn có thế, tạm thời gởi trước. Hãy dùng đỡ trong một thời gian. Lần sau nếu báo cho tôi được, tôi sẽ làm những gì có thể làm được.”, nhưng là những từ ấp áp nghĩa tình.

Tháng 3 năm 1909 (năm Minh Trị thứ 42), Cường Để và Phan Bội Châu bị Chính phủ Nhật trục xuất ra khỏi nước. Phan Bội Châu vì muốn cảm ơn về sự giúp đỡ nồng hậu của Asaba và muốn nói lời chia tay đã đến thăm nhà Asaba ở Kozu, Odawara. Được Nguyễn Thái Bạt giới thiệu, trước tiên là xin lỗi về việc đã vô ơn bạc nghĩa từ trước đến giờ, nhưng Asaba đã nhanh chóng nắm lấy tay Phan Bội Châu mời vào và tiếp đãi. Asaba uống nhiều, đàm đạo nhiều, và chỉ trích thậm tệ Okuma và Inukai đã không thể bảo vệ cho Phan Bội Châu và đồng sự.

Bức thư mà Phan Bội Châu đã gởi thư cho Bộ trưởng Ngoại vụ Komura Jutaro lúc ông cảm thấy bất mãn với lệnh giải tán hiện nay được bảo quản tại nhà tư liệu của bộ Ngoại vụ. Bức thư có chiều dài 3 mét với 3.000 chữ.

“Không muốn người Châu Á làm nô lệ của Châu Âu, Mặc dù Châu Á đang hiện đại hoá chưa được 1 thế kỷ, vậy mà quyền lợi của người Châu Á dần dần đang bị tước đoạt. Người Châu Á đang trong tình trạng không thể nói được gì với người da trắng.”

“Chính phủ Nhật Bản hiện nay không phán đoán dựa theo công lý, chỉ tuân theo yâu cầu của người Pháp là kẻ mạnh. Hạ thấp người Châu Á như mình. Tôn thờ bọn da trắng, chà đạp người Châu Á. Thái độ như vậy thật là một điều hổ thẹn cho một Đại Đế Quốc Nhật Bản đã dánh thắng Nga.”

Tháng 5 năm 1917 (năm Đại Chính thứ 6), Phan Bội Châu bí mật trở về Nhật Bản. Bảy năm trước đó, ngày 25 tháng 9 năm 1910 (năm Minh Trị thứ 43), Asaba Sakitaro đã qua đời ở độ tuổi 43. Tức là một năm sau ngày Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật. Ân hận vì ơn nghĩa chưa thể báo đáp, cũng không thể nói được lời cám ơn trước mộ Asaba, ông đã quyết định làm bia kỷ niệm. Và rồi đến năm kế tiếp, ông trở lại Nhật lần nữa để thực hiện quyết định này.

Ga Fukuroi: Di tích của trường tiểu học Higashiasaba trước đây theo giải thuyết của Amma.

Trong bút tích của mình, Phan Bội Châu có viết: “Tôi đến Shizuoka để xem giá cả làm bia bao nhiêu. Vật liệu đá và công khắc chữ là 100 yên, tiền chuyên chở làm hoàn chỉnh thì phải hơn 100 yên. Thế nhưng trong túi tôi vẻn vẹn chỉ có 120 yên. Tôi và Lý Trọng Bá đã đến nhà ông trưởng thôn của Higashiasaba trình bày đầu đuôi.” Tôi dã nói với trưởng thôn rằng hiện tại vì không đủ tiền nên sẽ đi Trung Quốc để thu xếp. Ông trưởng thôn vô cùng cảm kích và sẵn sàng giúp đỡ. Ông ấy đã bảo tôi hãy dựng bia ngay. Sau đó đã mời chúng tôi qua đêm tại nhà ông. Ngày thứ sáu cuối tuần, ông đắt chúng tôi đến dự giờ ở trường tiểu học của thôn. Trưởng thôn đã nói với các em học sinh dắt người nhà đến trường vào ngày chủ nhật để nghe câu chuyện của tôi. Ngày chủ nhật, chúng tôi đến trường theo sự hướng dẫn của trưởng thôn. Rất đông phụ huynh đã tập trung. Trưởng thôn đã kể về hành động nghĩa hiệp của thầy thuốc Asaba và giới thiệu tôi và Lý Trọng Bá. Ông nói “Hai người này đã vượt ngàn dặm đến thôn xã này để dựng bia cho thầy Asaba. Chúng ta khoanh tay đứng nhìn được à. Mọi người nghĩ sao”. Tiếng vỗ tay như sấm vang lên. Trưởng thôn lại cho biết rằng hai người này sẽ chỉ đảm nhận chi phí vật liệu đá cà tiền công khắc chữ thôi, còn vận chuyển và xây dựng bia sẽ do thôn chúng ta đảm nhận… Tiếng đồng tình vang lên khắp trường.”

Bia Báo ân viết:

“Lòng nghĩa hiệp của ông xưa nay không ai bằng.

Tấm lòng ông rộng lớn, ông giúp như trời, tôi nhận với tấm lòng như biển.

Thế nhưng, chí tôi chưa thành. Ông vẫn không chờ đợi tôi.

Tấm lòng quảng đại này của ông xin ghi tạc mãi mãi.

Chúng tôi vì nạn nước mà lưu vong ở Nhật Bản. Ông nể thương cái chí ấy giúp đỡ chúng tôi mà không mong báo đáp lại. Ông thực là một nghĩa hiệp xưa nay hiếm có. Than ôi, nay tôi còn đây ông đã mất rồi. Trời xanh biểm thẳm, nỗi lòng này chả biết tỏ cùng ai và bằng cách nào đây. Cảm tình này xin đành khắc vào đá.

Mùa xuân năm Đại Chính thứ 7, Người của Việt Nam Quang Phục Hội”.

Bia được dựng trong khuôn viên chùa Jorin ở Umeyama, nơi có mộ ông Asaba Sakitaro. Tấm bia lớn này có chiều cao là 2.7m, chiều ngang là 0.87m, được đặt trên một bệ đá cao hơn 1m.

Trong tự thuật “Tự Phán” của Phan Bội Châu có ghi rằng “Vào ngày hoàn thành, người trong thôn tập hợp lại làm lễ hoàn thành, tổ chức yến tiệc và để chúng tôi làm khách mời danh dự. Việc này tất cả đều nằm trong sự lo liệu của ông trưởng thôn. Tự bản thân chúng tôi từ đầu đến cuối chỉ trả 100 yên. Tôi đặc biệt viết ra đây để truyền lại cho đồng bào Việt Nam biết đến nghĩa cử của những người bạn Nhật Bản như thế này mãi mãi.”

Chùa Jorin:

Một bô lão ở Umeyama thôn Higashiasaba có biết chuyện lúc đó kể lại như sau:

“Tôi nhớ vào thời đó, lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ, nhưng đã thấy một người rất khí khái đến viếng mộ của thầy Asaba. Người đó ngay trước mộ thầy cúi đầu xuống thấp, quỳ rạp người rất lâu. Cái dáng dấp nước mắt rơi lã chã của ông ấy đã thiêu đốt đến tận cùng trái tim của một đứa trẻ nhỏ như tôi.”

Người có liên quan đến nhà Asaba kể như sau.

“Có ba du học sinh đến và nghe nói đã trọ lại phòng khách đến khi bia được hoàn thành. Ông Lý Trọng Bá đàn Violin rất hay. Và có vẻ là người hay hát hò. Nhà có cây hồng mai và bạch mai, cũng là lúc đến kỳ trổ bông. Lý Trọng Bá tức cảnh làm một bài thơ về hoa mai, chép lên cây quạt tặng tôi. Cây quạt đó cho đến bây giờ vẫn đang được cất giữ cẩn thận. Ngoài ra, còn để lại một tẩu thuốc dài của Trung Quốc. Bẵng một thời gian dài sau đó, vào ngày Tết, thiệp chúc tết đến.”

Asaba kazuko, cháu của Sakitaro kể về việc từ hồi còn bé bị mẹ, bà Yukie căn dặn kỹ càng như sau:

“Việc mà ông con (Sakitaro) đã làm là đã giúp đỡ người nước ngoài khốn khó, thật là một hành động hết sức cao cả. Thế nhưng người đó là một nhà lãnh đạo của Đông Dương (Indochina) đang bị Chính phủ Pháp và cảnh sát Nhật truy bắt. Nhất định không được hé miệng gì cả”

“Ông tôi  Sakitaro yếu vì bệnh tật cho nên đã chọn một vị trí tốt có không khí trong lành ở bờ biển Kozu nằm giữa quê nhà thôn Higashiasaba tỉnh Shizuoka và Tokyo để xây một bệnh viện. Thời đó gọi là thôn Maeba. Đó là nơi mà từ cửa sổ bệnh viện nhìn ra thấy biển, và có thể nghe được tiếng sóng. Tôi nhớ vào những ngày đẹp trời, có thể thấy được những làn khói từ núi Mihara của đảo Oshima. Mẹ tôi, Yukie, đã đến trường trung học nữ sinh Odawara từ nơi này.

Khi ông mất, cả nhà dọn về Numazu. Tôi còn nhớ trong chỗ hành lý dọn nhà có búp bê và đồ chơi Việt Nam. Tôi không nghe nói nhiều về mối quan hệ của ông tôi với du học sinh Việt Nam. Tôi không biết rõ chỗ đó là bờ biển Enshu hay là bờ biển Kozu, nhưng có những người Việt Nam ẩn nấp trên những chiếc tàu đánh bắt cá ngừ cập tàu ở đó, giống như những thuyền nhân tị nạn thời bây giờ.

Tôi có nghe rằng do những người đó không hiểu tiếng Nhật nhưng có thể đọc hiểu được chữ hán, nên người trong thôn đã dắt họ đến chỗ ông tôi, rồi từ việc bút đàm mà đã bắt đầu thành bạn bè với ông tôi. Ngoài ra, nghe nói là cũng có nhiều người đến bằng xe lửa hoặc tàu thuỷ tập trung lại đến bệnh viện để được bao che giúp đỡ. Trong bệnh viện lúc nào cũng có vài chục người nghèo khó sinh sống, và trong số những người này nghe nói là có du học sinh Việt Nam, học lập thành nhóm và sinh sống. Mẹ tôi kể rằng bà ấy rất vui được nghe du học sinh Việt Nam đánh đàn Guitar hoặc kéo Violin nên thường đến phòng của họ chơi. Có người sống ở đây trên 2 năm, nhưng có vẻ phần lớn học thay phiên nhau ở trong một thời gian ngắn. Chắc hẳn là họ sợ gây phiền nhiễu đến bệnh viện. Mẹ tôi kể rằng cuối cùng thì cũng có thông cáo từ đương cục chính quyền Pháp và tuần tra trú đóng ở Maeba đã đến điều tra. Tôi có nghe rằng thực ra, do đã có một cuộc khám xét gắt gao của bộ phận điều tra sở cảnh sát Odawra nên sau đó, ông đã cho chuyển vài du học sinh về nhà riêng ở Umeyama.”

Trong hơn nửa thế kỷ kể từ lúc nhóm Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật, tình trạng lúc đó như kể trên đã được nhà Asaba vẫn tiếp tục giữ kín.

Năm 2003, tại khuôn viên chùa Jorin, Umeyama thị trấn Asaba (nay là thành phố Fukuroi), tỉnh Shizuoka, đã diễn ra lễ kỷ niệm 85 năm ngày lập bia kỷ niệm. Buổi lễ bao gồm vợ chồng ông Phan Thiện Cơ, cháu của Phan Bội Châu được mời đến tham dự đã có cuộc gặp mặt với vợ chồng bà Asaba Kazuko, cháu của Sakitaro, 35 du học sinh Việt Nam sống gần Asaba, tổng cộng 230 người có mặt, và buổi lễ đã trở thành một nơi giao lưu Nhật - Việt vui vẻ. Câu chuyện về bia báo ân Asaba Sakitaro mà Phan Bội Châu viết để lại được xướng lên, dường như làm tái hiện lại khoảng khắc 85 năm về trước.

Ngay cả những du học sinh Việt Nam đến đặt vòng hoa tưởng niệm cũng rất cảm động vì được có mặt tại buổi lễ này ngay tại mảnh đất lịch sử của Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu có viết để lại về phong trào Đông Du tại Nhật từ năm 1906 đến mùa thu năm 1908 như sau. “Thời kỳ vui nhất và hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi là lúc tôi làm được những điều mà tôi muốn làm. Bây giờ nếu nhớ lại đó cũng là thời kỳ tôi tự hào nhất trong cuộc đời”

Tại Nhật, ông đã nếm mùi “Hy vọng lớn và thất vọng lớn”, và rồi ông cũng đã cảm nhận được “Tình nghĩa sâu sắc cảu người Nhật”. Và “Tình nghĩa của Phan Bội Châu” cũng được quê hương của Asaba Sakitaro, cả con người ở phường Asaba đang tiếp tục truyền tụng cho đến ngày nay.

Có nhà nghiên cứu Việt Nam tại Nhật đã ví von Phan Bội Châu là nhà cách mạng của Minh Trị Duy Tân “Sakamoto Ryoma” hay là “Tôn Văn”, cha đẻ sinh ra nước Trung Quốc.

Năm 1937, chiến tranh Nhật Trung  xảy ra khiến Châu Á bị cuốn vào cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Nhật Bản khởi sự nổ súng vào Châu Á, tháng 9 năm 1940 đã tiến hành xâm lược miền Bắc Việt Nam từ miền Nam Trung Quốc. Vào thời điểm này, Phan Bội Châu nằm tại Huế. Vì muốn độc lập khỏi Pháp ông đã yêu cầu sự giúp đỡ của Nhật cho phong trào. Nay, trước sự thật bị Nhật xâm chiếm tổ quốc mình, trên giường bệnh, không biết Phan Bội Châu đã nghĩ gì. Trong hoàn cảnh ngã bệnh nặng, không thể làm được điều gì cả, ông đã nghĩ gì, tâm tư đó của Phan Bội Châu không có một bút tích nào cả.

Một tháng sau khi quân Nhật chiếm đóng, ngày 29 tháng 10 năm 1940, tại nhà riêng ở Huế, ông đã trút hơi thở cuối cùng chấm dứt cuộc đời thăng trầm của ông. Hưởng thọ 73 tuổi./.

 

AMMA YUKIHO

(Đại diện Hội Asaba Việt Nam)

0thảo luận