Nằm trong chuỗi các hoạt động khoa học dài hạn của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) được tổ chức hàng năm với các chủ đề khác nhau về Nhật Bản; được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm và sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation), trong vòng 05 ngày (từ 3/9 đến 9/9/2015), tại Hội trường tầng 12, trụ sở 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Giáo sư Higuchi Hiromi, Khoa Nhân học, Đại học Senshu, Nhật Bản đã truyền đạt đến học viên cùng các nhà nghiên cứu khoa học 05 bài giảng với chủ đề “Lịch sử - văn hóa Nhật Bản nhìn từ nghề thủ công truyền thống và lễ hội”.
Sau khi kết thúc phiên khai mạc Hội thảo tập huấn quốc tế “Nghiên cứu lịch sử - văn hóa Nhật Bản” ngày 03/9/2015 với bài giảng đầu tiên của GS. Higuchi, những câu hỏi đặt ra: Nhận thức vai trò của ngành nghề thủ công truyền thống và những khó khăn trong quá trình khôi phục lại văn hóa truyền thống; Quy định nhận biết về làng nghề truyền thống; Yếu tố kinh tế trong lễ hội… đã được Giáo sư giải đáp, phân tích sâu sắc trong những bài giảng kế tiếp.
Trong bài giảng thứ 2 và 3, GS. Higuchi đã trình bày tổng quan về việc kế thừa nghề thủ công truyền thống và làng nghề (nghiên cứu: thành phố Ishikawa và nghiên cứu trường hợp vùng nông thôn Yamanaka); phân tích sự biến đổi trong việc truyền nghề thủ công. Qua kết quả nghiên cứu, Giáo sư khẳng định tầm quan trọng và lợi ích kinh tế của nghề thủ công truyền thống trong xã hội hiện đại. Theo đó, Luật về chấn hưng nghề thủ công truyền thống được ban hành nhằm phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống được chế tác bởi kỹ thuật truyền thống đặc sắc của từng địa phương, qua đó làm phong phú đời sống người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững đất nước, từ đó đi đến quy định nhận diện làng nghề hay một sản phẩm được coi là thủ công truyền thống, dựa vào 05 điều kiện cần thiết: (1) Phải là những sản phẩm sử dụng được trong cuộc sống hằng ngày; (2) Phần quan trọng trong công đoạn chế tác phải thực hiện bằng tay; (3) Phải được chế tác bằng kỹ thuật và phương pháp truyền thống; (4) Sử dụng nguồn nguyên liệu đã được sử dụng trong truyền thống từ xưa cho đến nay; (5) Đã hình thành làng nghề trong một khu vực nhất định.
Nằm trong chuỗi các hoạt động khoa học dài hạn của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) được tổ chức hàng năm với các chủ đề khác nhau về Nhật Bản; được đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm và sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation), ngày 03/9/2015, tại Hội trường 3D, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm) tổ chức hội thảo tập huấn (workshop) quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Nghiên cứu lịch sử - văn hóa Nhật Bản” đợt I trong thời gian 5 ngày (từ 3/9- 9/9/2015). Đây là khóa học ngắn ngày dành cho các cán bộ trẻ phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về Nhật Bản tại các viện nghiên cứu và trường đại học tại Việt Nam.
Được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, sự tài trợ của Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản, và sự cộng tác của giáo sư Higuchi Hiromi, trường Đại học Senshu và giáo sư Kuramoto Kazuhiro, Viện Nghiên cứu văn hóa Quốc tế Nhật Bản (Nichibunken), Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức Workshop Quốc tế “Nghiên cứu lịch sử - văn hóa Nhật Bản”. Mục đích của chương trình là cung cấp những thông tin cơ bản nhất về các vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội Nhật Bản, giúp cho các nhà nghiên cứu có nền tảng kiến thức cơ bản để dễ dàng tiếp cận với những nghiên cứu sâu hơn về Nhật Bản học. Đồng thời, cung cấp cơ hội giao lưu, trao đổi ý kiến giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản.
Nội dung đợt 1: nghe giảng bài, trao đổi, thảo luận về những vấn đề văn hóa, xã hội Nhật Bản hiện đại (Chủ đề: Lịch sử - văn hóa Nhật Bản nhìn từ Nghề thủ công truyền thống và Lễ hội).
Thời gian: 9h sáng các ngày 3, 4, 7, 8, 9 tháng 9 năm 2015 (5 ngày)
Địa điểm: Hội trường tầng 12, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, tòa nhà VASS, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Riêng ngày khai mạc (3/9/2015, thứ 5) workshop tổ chức tại hội trường 3D, tầng 3.
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Nhật, Việt (có phiên dịch).
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
ĐT: 04-6-2730458 (Ms.Nhung, Phòng Hành chính); 04-6-2730474 (Ms.Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản); DĐ: 0986-720-705 (Ms.Thủy); 0166-764-7271 (Ms.Hoa); 0912-631-212 (Ms.Lan). E-mail: thuypt2410@gmail.com ; tranthimyhoapt@gmail.com
Trân trọng kính mời mọi người quan tâm đăng ký tham dự.
Xin đăng ký với Ban tổ chức trước ngày 1-9-2015 (thứ ba).
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Chiều ngày 3/4/2015, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức buổi thuyết trình khoa học với chủ đề “Kinh tế xanh” do Giáo sư Dimiter S. lalnazov, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế (kinh tế quốc tế, kinh tế sinh thái), Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản trình bày.
Giáo sư Koichiroh Satoh được biết đến là giáo sư thỉnh giảng tại khoa Đông phương học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và là đối tác đặc biệt của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. Giáo sư đã tham gia nhiều hội thảo và thuyết trình khoa học tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á như: tham luận tại hội thảo “40 năm quan hệ Việt Nam- Nhật Bản” (2013); thuyết trình về “70 năm kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay” (2014)...
Sáng ngày 10/12/2014, tại hội trường tầng 12, trụ sở 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Những vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đảm bảo an ninh con người trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” với sự tham dự của PGS.TS. Phạm Duy Đức, chủ nhiệm Chương trình KX 03/11-15, nhiều đại biểu đến từ các viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Phát triển hòa nhập, Viện Văn hóa Phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Đại học Quốc gia Hà Nội...
Sáng ngày 08/9/2014, tại trụ sở 1A, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo: “Cải cách an sinh xã hội ở các nước Đông Bắc Á từ 1990 đến nay. Kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ của đề tài cùng tên do TS. Trần Thị Nhung làm chủ nhiệm và được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) tài trợ.
Sáng 19-02-2014, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học về chủ đề cải cách giáo dục ở Nhật Bản. Tại buổi tọa đàm này, Giáo sư MINEI Masaya, khoa Giáo dục, Đại học Senshu Nhật Bản đã trình bầy báo cáo khoa học về tình hình giáo dục ở Nhật Bản và những chủ trương cải cách hệ thống giáo dục ở quốc gia này của Thủ tướng Shinzo Abe.
Trong hai ngày 13 và 14 tháng 11 năm 2013, tại Hội trường 3D tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (INAS) đã phối hợp với Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản (Nichibuken) cùng sự hỗ trợ của Học viện Inamori thuộc trường Đại học Kagoshima tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế “ Các vấn đề Lịch sử – Văn hóa – Xã hội trong giao lưu Việt Nam – Nhật Bản”.
Ngày mùng 3 - 4/9/2013, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Senshu và Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: 40 năm nhìn lại và định hướng tương lai”. Đây là cuộc hội thảo quốc tế nằm trong khuôn khổ các hoạt động chính thức kỷ niệm năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản diễn ra trong tháng 9 năm 2013.