Trang chủ

HỘI THẢO QUỐC TẾ: “CÁC VẤN ĐỀ LỊCH SỬ – VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG GIAO LƯU VIỆT NAM – NHẬT BẢN”

Đăng ngày: 5-12-2013, 15:54 | Danh mục: Hoạt động khoa học

Trong hai ngày 13 và 14 tháng 11 năm 2013, tại Hội trường 3D tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (INAS) đã phối hợp với Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản (Nichibuken) cùng sự hỗ trợ của Học viện Inamori thuộc trường Đại học Kagoshima tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế “ Các vấn đề Lịch sử – Văn hóa – Xã hội trong giao lưu Việt Nam – Nhật Bản”.

 

HỘI THẢO QUỐC TẾ: “CÁC VẤN ĐỀ  LỊCH SỬ – VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG GIAO LƯU VIỆT NAM – NHẬT BẢN”

 

 

Với chủ đề hết sức hấp dẫn, Hội thảo khoa học đã thu hút được sự tham gia của hơn 100 nhà nghiên cứu và học giả đến từ các cơ quan, tổ chức của Việt Nam bao gồm Viện NC Đông Bắc Á, Viện NC Đông Nam Á, Viện NC Trung Quốc, Viện Sử học, Viện Xã hội học, Viện NC Văn hóa, Viện Hán Nôm, Viện Thông tin KHXH, Viện Triết học, Trung tâm NC Kinh thành và các học giả nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Ngoại thương, Đại học Thăng Long, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM.

 

HỘI THẢO QUỐC TẾ: “CÁC VẤN ĐỀ  LỊCH SỬ – VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG GIAO LƯU VIỆT NAM – NHẬT BẢN”

 

GS.TS Nguyễn Quang Thuấn phát biểu khai mạc tại Hội thảo

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, về phía Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã  khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác Nghiên cứu về các vấn đề Lịch sử - Văn hóa - Xã hội trong giao lưu Việt Nam - Nhật Bản thông qua việc nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Nhật Bản có sự giao thoa văn hóa từ lâu đời, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và có nhiều điểm tương đồng về lối sống của người Á Đông, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo. Về phía Nhật Bản, Ngài SAITA Yukio, Tham tán Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và GS. KOMATSU Kazuhiko, Giám đốc Trung tâm quốc tế nghiên cứu Nhật Bản cũng có bài phát biểu ngắn gọn, sâu sắc thể hiện sự ủng hộ hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản cũng như triển vọng của mối quan hệ này trong tương lai.

 

HỘI THẢO QUỐC TẾ: “CÁC VẤN ĐỀ  LỊCH SỬ – VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG GIAO LƯU VIỆT NAM – NHẬT BẢN”

 

 

Hội thảo Quốc tế được chia làm 4 phiên, các đại biểu tham dự Hội thảo đã lắng nghe tất cả 20 bài tham luận của các chuyên gia nghiên cứu tại Việt Nam và Nhật Bản cùng các ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các lĩnh vực khác nhau.

Phiên thứ nhất do TS. Trần Quang Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và GS. KURAMOTO Kazuhiro- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản chủ trì, đề cập đến vấn đề  “Lịch sử cổ - trung đại, cận đại và giao lưu Việt Nam - Nhật Bản trong lịch sử” với 5 bài tham luận:

1. Vài tư liệu về mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong tiến trình Lịch sử” của GS. Chương Thâu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (VAPEC)

2. “Tình hình Đông Á thế kỷ 13 và Cao Ly - Nhật Bản - Đại Việt” của GS. ENOMOTO Wataru đến từ Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản

3. “Quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản qua thư tịch cổ” của PGS.TS Nguyễn Thị Oanh - Viện Nghiên cứu Hán – Nôm

4. “Dấu vết truyền thuyết Abeno Nakamaro quy Triều” của GS. ARAKI Hiroshi – Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản

5. “Mối quan hệ giữa Nhật Bản với Đàng trong Việt Nam trong các thế kỷ XVI-XVIII qua những tư liệu lịch sử và hiện vật đang lưu giữ tại Nhật Bản” của TS. Trần Đức Anh Sơn - Viện Nghiên cứu Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng

 

Phiên thứ hai do PGS.TS Nguyễn Thị Oanh - Viện Nghiên cứu Hán Nôm và GS. LIU Jianhui – Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản chủ trì, thảo luận về chủ đề Xã hội với tên gọi “Sự biến đổi xã hội của các Quốc gia Đông Á thời cận đại” với 05 báo cáo tham luận:

1. “Việt Nam và khu vực thịnh vượng chung Đông Á” của GS. TOBE Ryoichi đến từ Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản

2. “Khai hóa văn minh trong lịch sử cận đại của Việt Nam và Nhật Bản – so sánh quan điểm về khai hóa văn minh của Fukurawa Yukichi (1835-1901) và Phan Bội Châu (1867-1940)” của TS. Phạm Thị Thu Giang - Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - ĐHQGHN

3. Từ kiến trúc dân tộc Đông Nam Á suy ngẫm về lịch sử kiến trúc quần đảo Nhật Bản” của GS. INOUE Shoichi – Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản

4. “Gốm Nhật Bản trong hoàng cung Thăng Long” của TS. Bùi Minh Trí – Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành

5. Từ phong trào Đông Du đến Đông kinh nghĩa thục - Trọng tâm là “Văn minh tân học sách”” của GS. HASHIMOTO Kazutaka - Đại học Kanto Gakuin

 

Phiên thứ ba do TS. Trần Đức Anh Sơn - Viện Nghiên cứu Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và GS. SHIRAHATA Yozaburo chủ trì, bàn về vấn đề Văn hóa với chủ đề “Văn hóa giải trí của giới trẻ Nhật Bản, Anime, Vườn cảnh, Trà đạo Nhật Bản, so sánh - đối chiếu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản” với 05 tham luận:

1. “Nghiên cứu Nhật Bản qua Manga (truyện tranh) và Anime (phim hoạt hình Nhật Bản)”của GS. YAMADA Shoji – Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản

2. Thử khảo sát vùng văn hóa răng đen: Trường hợp Việt Nam và Nhật Bản” của TS. Phan Hải Linh - Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQGHN

3. Những thay đổi về “diễn xuất” trong các bộ phim Lịch sử - trước và sau tác phẩm của Kurosawa” của GS. KITAURA Hiroyuki – Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản

4. “Thiên nhiên với người Nhật và thẩm mỹ thiền trong vườn Nhật Bản” của TS. Hồ Hoàng Hoa – Trung tâm Giao lưu Nghiên cứu và Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

5. “Nghiên cứu so sánh lễ thôi nôi ở Việt Nam và Nhật Bản” của TS. Nguyễn Thị Thu Hương - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn  - Đại học Quốc gia TPHCM

 

Phiên thứ tư do TS. Hồ Hoàng Hoa – Trung tâm Giao lưu văn hóa và Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản và GS. LIU Jianhui chủ trì, các đại biểu tham dự báo cáo và thảo luận về những vấn đề khác trong khuôn khổ của chủ đề về các vấn đề Lịch sử - Văn hóa – Xã hội trong giao lưu Việt Nam - Nhật Bản. Trong Phiên thứ tư, các đại biểu đã lắng nghe 5 báo cáo tham luận:

1. “Chữ “Duyên” trong Tâm lý học xã hội” của GS. ITO Tetsuji  đến từ Đại học Ibaraki

2. “Nhận thức của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 về cận đại hóa Nhật Bản” của TS. Nguyễn Tiến Lực - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN

3. “Hiện tượng tôn giáo mới ở Nhật Bản và Việt Nam - Những tương đồng và khác biệt” của PGS.TS Phạm Hồng Thái - Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

4. "Chiến lược từ chối lời cầu khiến của người Việt Nam và người Nhật Bản và đăc trưng văn hóa xã hội" của Th.S. Ngô Hương Lan, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

5. “Văn hóa ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam: Tập quán và biến đổi” của TS. Hoàng Minh Lợi - Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Hội thảo Quốc tế lần này là một hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ Ngoại giao của hai nước Việt Nam - Nhật Bản nói chung và thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói riêng. Đây cũng là dịp để Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Nhật Bản bước đầu thiết lập sự hợp tác giữa hai bên trong nghiên cứu về các vấn đề khoa học xã hội. Kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đặt nền móng cho các đề tài sau này hướng về chủ đề tìm hiểu về mối giao lưu giữa Việt Nam - Nhật Bản trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội.

0thảo luận