Trang chủ

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 5

Hợp tác chiến lược Nhật Bản - Ấn Độ

Đăng ngày: 14-08-2023, 09:39

Quan hệ Nhật Bản và Ấn Độ từ khi được khôi phục vào năm 1952 đã trải qua những giai đoạn khác nhau. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dù hai nước duy trì mối quan hệ hữu nghị nhưng hợp tác giữa hai bên còn nhiều hạn chế. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ được tăng cường đáng kể. Đặc biệt, trong lĩnh vực chính trị an ninh, hai bên đã có những bước tiến phù hợp với bối cảnh mới của khu vực.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 5

Phát triển năng lượng tái tạo ở Đài Loan

Đăng ngày: 11-08-2023, 09:36

Phát triển năng lượng tái tạo, mà chủ yếu là năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt – là những ngành năng lượng tái tạo ở vùng lãnh thổ Đài Loan có thế mạnh. Bài viết phân tích những lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để phát triển năng lượng tái tạo của Đài Loan.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 5

Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển thương hiệu quốc gia

Đăng ngày: 7-08-2023, 09:31

Trong quá trình phát triển thương hiệu quốc gia từ trước đến nay, Nhật Bản đã và đang đạt được nhiều thành công to lớn ở trong nước, khu vực và quốc tế. Bên cạnh thành công (và cả hạn chế) là những kinh nghiệm quí giá mà Nhật Bản có được thông qua các mục tiêu, phương thức của phát triển thương hiệu quốc gia. Những kinh nghiệm đó thật sự hữu ích để Nhật Bản tiếp tục triển khai, thực hiện quá trình này cho hiện tại và tương lai.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 5

Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các giá trị tham khảo cho Việt Nam

Đăng ngày: 4-08-2023, 09:19

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế với đặc điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Hợp tác xã phát triển rộng khắp thế giới như là những tổ chức liên kết, tự trợ giúp của người dân nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, vượt qua những khó khăn, trở ngại mà từng cá nhân không thể thực hiện được. Mục tiêu của hợp tác xã là tối đa hóa các dịch vụ cho xã viên, đem lại lợi ích cho xã viên và cho cộng đồng, rất khác với doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 5

Trung Quốc ứng phó với “bong bóng” nợ của thị trường bất động sản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đăng ngày: 1-08-2023, 09:16

Cuộc khủng hoảng “bong bóng” nợ bất động sản được bắt đầu từ nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande lớn hàng đầu ở Trung Quốc với số nợ hơn 300 tỷ USD. Đứng trước tình trạng đó, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã kịp thời chỉ đạo, tiến hành xây dựng các giải pháp cứu trợ nhằm tái cấu trúc hoạt động của các tập đoàn và của thị trường này. Dự báo cuối năm 2022, thị trường này sẽ được phục hồi và đi vào hoạt động lành mạnh, phát triển bền vững

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 4

Cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Mỹ ở Tiểu vùng sông Mekong trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Đăng ngày: 27-07-2023, 14:43

Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Mỹ đều dành sự quan tâm nhất định đến việc tạo lập ảnh hưởng ở tiểu vùng sông Mekong trong bối cảnh chung là cạnh tranh Trung – Mỹ về sức mạnh toàn cầu. Cả hai cường quốc tuy có cách thức tiếp cận khác nhau nhưng đều hướng đến một mục tiêu là tạo lập, duy trì ảnh hưởng ở một trong những khu vực địa chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 4

Hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với ASEAN trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Đăng ngày: 24-07-2023, 14:40

Bài viết tập trung luận giải về tiến trình và kết quả hợp tác văn hóa của Hàn Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Nội dung của bài viết đề cập đến cơ sở thúc đẩy nỗ lực hợp tác của Hàn Quốc với ASEAN, chiến lược và định hướng chính sách giao lưu văn hóa của Hàn Quốc với ASEAN trong thời kỳ cầm quyền của các tổng thống Roh Moo-huyn, Lee Myung-bak, Park Geun-hee và Moon Jae-in. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá những thành công, hạn chế của tiến trình này và gợi mở những hàm ý thực tiễn cho Hàn Quốc trong bối cảnh triển khai “Chính sách hướng Nam mới” ở Đông Nam Á.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 4

Tư tưởng và hoạt động cổ súy chiến tranh trong giới Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Meiji (1868-1912)

Đăng ngày: 21-07-2023, 14:37

Vào thời kỳ Meiji (1868-1912), cùng với chính sách khai hóa văn minh, thực sản hưng nghiệp, phú quốc..., chính phủ mới đã thực hiện phương châm Vương chính phục cổ, khẳng định tính ưu việt của dân tộc Nhật Bản so với các nước châu Á “lạc hậu” khác. Với tư tưởng đó, chính phủ Meiji đã thúc đẩy chính sách cường binh, từng bước bành trướng ra các khu vực, quốc gia láng giềng bằng các cuộc chiến tranh xâm lược. Mặc dù có những ý kiến phản đối nhưng nhiều tông phái, tăng ni Phật giáo Nhật Bản thời kỳ này đã bày tỏ quan điểm ủng hộ chính phủ trong các cuộc chiến tranh đó mà trước hết là Chiến tranh Nhật - Thanh (1894-1895).

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 4

Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản:Cơ hội và thách thức

Đăng ngày: 18-07-2023, 14:34

Là một trong những quốc gia có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản thường xuyên ủng hộ và hỗ trợ nước ta trong các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng dành nhiều sự quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. Với lợi thế về điều kiện phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và ưu thế về tiến bộ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản, hai quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong hợp tác nông nghiệp. Bài viết đề cập tới thực trạng hợp tác phát triển nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, đánh giá hiệu quả hợp tác cùng cơ hội và thách thức cho hợp tác nông nghiệp giữa hai quốc gia.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 4

Tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam

Đăng ngày: 14-07-2023, 14:31

Từ năm 1945 đến nay, vấn đề phát triển thương hiệu quốc gia ở Nhật Bản luôn được đề cao và quá trình triển khai thực hiện thường gắn với các mục tiêu, phương thức cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Do đó, tiến trình này được duy trì cùng với những cải cách, đổi mới không ngừng và đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển thương hiệu quốc gia. Bài viết phân tích, đánh giá tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia ở Nhật Bản qua các giai đoạn khác nhau; từ đó đưa ra những gợi mở hữu ích cho Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển thương hiệu quốc gia ở hiện tại và tương lai.