Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA SEOUL

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:29

Phát triển kinh tế hàng hoá được xem là một quá trình tất yếu trong quá trình  phát triển của một nước. Kinh nghiệm thế giới qua lịch sử phát triển cho thấy thành thị, đặc biệt là các thành phố thủ đô thường đi tiên phong trong quá trình phát triển thị trường, trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Sự phát triển thị trường và các quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển sản xuất hàng hoá và dịch vụ trước hết trong bản thân các thành phố thủ đô và sau đó tại các vùng phụ cận. Quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá ở các thủ đô diễn ra rất khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ phát triển, thời kỳ bùng nổ phát triển, vị trí địa lý.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: KINH NGHIỆM NHẬT BẢN THỜI KỲ 1955 - 1995

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:24

Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về khoa học công nghệ với rất nhiều nỗ lực nhằm tăng năng suất lao động trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người. Một biểu hiện rõ nét của quá trình này là sự tăng trưởng đáng kể những khoản đầu tư dành cho R&D (nghiên cứu và triển khai) của các công ty tư nhân. Điều này đóng góp rất lớn cho việc gia tăng năng suất của toàn ngành công nghiệp nói chung, và kết quả cuối cùng của nó là đóng góp cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Đây là một quá trình liên tục, khép kín của mối quan hệ qua lại giữa khoa học công nghệ và phát triển kinh tế của quốc gia. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển của công nghệ sản xuất tiên tiến nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới việc đào tạo công nghệ theo “kiểu Nhật Bản”, một yếu tố đã tạo nên sự thành công của mối quan hệ khép kín giữa “công nghệ và phát triển”.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG Ở ĐÔNG Á: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:22

Năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn làm cho kinh tế và xã hội phát triển. Do đó, mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm bảo nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình. Đông Á hiện là một trong những khu vực có mức cầu về năng lượng lớn trên thế giới. Trong tương lai mức cầu này sẽ còn tăng hơn nữa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh năng lượng đang ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn khu vực này.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

QUAN HỆ NHẬT – TRUNG TRONG VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:16

Quan hệ Nhật Bản- Trung Quốc có từ lâu đời, trong lịch sử gặp nhiều thăng trầm. Nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quan sát chính trị cho rằng năm 2005 và những tháng đầu năm 2006, quan hệ Nhật Bản -Trung Quốc là xấu nhất trong vòng 30 năm qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quan hệ xấu đi đối với hai nước cũng như tình hình chính trị chung toàn vùng Đông Bắc Á. Một trong những nguyên nhân quan trọng là vấn đề năng lượng. Bài này sẽ đề cập đến 3 điểm trọng yếu của quan hệ năng lượng Nhật Bản-Trung Quốc trong thời gian gần đây: 1) Phát triển kinh tế làm thay đổi vai trò “cường quốc nhập khẩu năng lượng” của hai nước trên trường quốc tế; 2) Cuộc chiến giành nguồn dầu khí giữa hai nước 3) Triển vọng quan hệ Nhật Bản- Trung Quốc trong vấn đề năng lượng. Bài viết sử dụng tài liệu và tư liệu từ các tạp chí và nguồn thông tin chính thức đăng tải trên các mạng.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

CẢI CÁCH KINH TẾ DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN KOIZUMI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:11

Tháng tư năm 2001, ông Junichiro Koizumi đã gây bất ngờ lớn khi đắc cử vào chức vụ Thủ tướng Nhật Bản. Trước đó, trong vòng 12 năm liên tiếp, nước Nhật đã từng trải qua tổng cộng 10 đời thủ tướng. Kinh tế Nhật Bản nằm trong tình trạng trì trệ, ngành ngân hàng hầu như đổ vỡ, nợ công chồng chất. Nhưng 5 năm sau đó, năm 2006, sự thay đổi đối với Nhật Bản có thể đánh giá bằng hai từ “kỳ tích”. Nhật Bản đã vững vàng vượt qua khỏi bãi lầy kinh tế. Năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội tăng hơn 3%, trong 3 năm liền chỉ số Nikkei tăng hơn 66%, đầu tư đã tăng đều đặn trở lại. Kết quả là trong thời gian nhiệm kỳ gần 2000 ngày của mình, Thủ tướng Koizumi không những đã giành được sự ủng hộ lớn ở trong nước mà còn nâng cao đáng kể vị thế nước Nhật trên trường quốc tế, đánh thức nền kinh tế đồ sộ Nhật Bản thức dậy sau một thời gian dài trì trệ.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:09

Mặc dù với diện tích khoảng 36.000 km2 và dân số xấp xỉ 23 triệu người (số liệu năm 2006) nhưng Đài Loan lại có giá trị xuất nhập khẩu đứng hàng thứ 8 và dự trữ ngoại tệ đứng thứ 3 trên thế giới. Với không gian ngoại giao hạn chế, Đài Loan đã có những cố gắng phi thường để tồn tại và phát triển. Sự sáng tạo cũng như tính uyển chuyển trong các chính sách, đặc biệt trong chính sách kinh tế đối ngoại đã giúp Đài Loan trở thành con rồng mới của Châu á trong phát triển kinh tế.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

VẤN ĐỀ CÔ DÂU VIỆT NAM VÀ CHÚ RỂ ĐÀI LOAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:06

Quan niệm lấy chồng gần hơn lấy chồng xa được hình thành suốt hàng nghìn năm thời phong kiến đã đi vào ca dao dân ca của người Việt ta như vậy. Người Việt trong quá khứ không muốn lấy chồng xứ lạ, cha mẹ không muốn gả con gái cho "thiên hạ", mà chỉ mong sum vầy trong cùng một luỹ tre làng. Ngày nay, do xu hướng hội nhập và giao lưu quốc tế mở rộng, người nước ngoài đến Việt Nam cũng như người Việt Nam sang nước ngoài học tập, du lịch, làm ăn sinh sống, đầu tư... ngày một nhiều, và tất nhiên, tình yêu và hôn nhân giữa người Việt với người nước ngoài không còn là điều hy hữu. Từ đó, quan niệm lấy chồng gần xa cũng dần dần thay đổi và không bị khinh thị như xưa nữa. Nói như vậy không có nghĩa là đã thay đổi hoàn toàn, quan niệm cũ vẫn tồn tại trong ý nghĩ sâu thẳm và có dịp bùng lên khi gặp những cảnh éo le, trớ trêu của những cuộc hôn nhân bất hạnh.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

NHẬT BẢN LINH DỊ KÝ TRONG NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỚI TRUYỆN CỔ VIỆT NAM

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:02

Đối với mỗi dân tộc, văn học dân gian là tấm gương soi hình bóng của dân tộc mình. Để hiểu một dân tộc không gì tốt hơn là tìm hiểu vốn văn hoá dân gian của dân tộc đó. Trong bài viết này, chúng tôi muốn  khảo sát một  tác phẩm văn học dân gian của Nhật Bản, tác phẩm Nhật Bản Linh Dị Ký. Tác phẩm này không chỉ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu Nhật Bản, nó còn có ý nghĩa trong việc nghiên cứu lịch sử văn học so sánh ở Đông Á. Có rất nhiều truyện trong tác phẩm này có nội dung giống với truyện kể của Việt Nam. Thông qua việc khảo sát tác phẩm này, có thể tìm ra những mô típ tương đồng và dị biệt với truyện cổ của Việt Nam, tìm ra cách lý giải sự tương đồng và dị biệt  giữa hai nền văn hoá của hai nước. Từ đó càng hiểu thêm nền văn hoá Nhật Bản, một nền văn hoá rất gần gũi với chúng ta.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 3

VẤN ĐỀ CÔ DÂU VIỆT NAM VÀ CHÚ RỂ ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 20-03-2012, 17:21

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam ra nhập WTO, chắc chắn quan hệ kinh tế -văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong đó có khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày một phát triển hơn. Cùng với sự gia tăng đầu tư trực tiếp,quan hệ buôn bán, trao đổi văn hóa,v.v.. số lượng người từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đến Việt Nam làm ăn cũng ngày một gia tăng, kéo theo sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với công dân của các quốc gia trong khu vực.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 3

CUỘC TRANH CÃI XUNG QUANH NGÔI ĐỀN YASUKUNI Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-03-2012, 17:11

Tháng 8/1985, Thủ tướng Nhật Bản là Nakasone Yasuhiro đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo đã làm bùng phát một vụ rắc rối về ngoại giao giữa nước ông với một số quốc gia Châu Á. Sáu năm sau, cuộc thăm đền của Thủ tướng Koizumi Junichiro lại làm nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay trong nước Nhật, cuộc chính thức thăm đền của người đứng đầu chính phủ cũng gây tranh cãi dữ dội giữa phái tả và phái hữu. Vậy đền Yasukuni có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội Nhật Bản cũng như đối với quan hệ giữa nước đó với các quốc gia láng giềng?