Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 5

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC NGOẠI NGỮ CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày: 12-08-2014, 22:32

Người Hàn Quốc luôn coi trọng giáo dục và coi đó là cách để tự hoàn thiện mình cũng như để thăng tiến. Kể từ sau khi Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, Đại Hàn Dân Quốc đã tiến hành 7 lần cải cách giáo dục. Khoảng cách giữa các lần cải cách là không đồng nhất, từ 5 năm tới 10 năm, nhưng càng ngày khoảng cách đó càng được rút ngắn lại. Điều này cho thấy, Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm tới sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước. Đây cũng chính là một trong những nguồn cội của sức mạnh tạo nên “kì tích sông Hàn”. Các chính sách giáo dục, trong đó bao gồm cả chính sách giáo dục ngoại ngữ luôn được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, theo kịp sự biến đổi nhanh chóng của xu thế toàn cầu hóa. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì vai trò của ngoại ngữ và giáo dục ngoại ngữ càng được nhấn mạnh và sự phát triển của nó được phản ảnh rõ nét trong các chính sách giáo dục. Bài viết tập trung vào giới thiệu và phân tích các chính sách giáo dục ngoại ngữ thể hiện rõ qua 7 lần cải cách giáo dục của Hàn Quốc .

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 5

SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 12-08-2014, 22:25

Đài Loan được thế giới biết đến bởi sự phát triển kinh tế vượt bậc vào cuối thế kỷ 20 với cái tên “Con rồng nhỏ của Châu Á”. Những thành tựu kinh tế tuyệt vời này chắc chắn phải có những nền tảng lịch sử của nó. Đảng cầm quyền Quốc dân đảng (KMT) với chế độ độc tài của mình từ năm 1945 đã tái tổ chức xã hội một cách toàn diện. Chính sách cải cách ruộng đất được thực thi vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950 đã cải tổ vùng nông thôn, thặng dư đạt được trong nông nghiệp đã được sử dụng cho mục đích công nghiệp hoá Đài Loan. Chính sách kinh tế trong những năm 1950 là thay thế nhập khẩu, nhưng kể từ những năm 1960 chính sách này đã thay đổi thành thúc đẩy xuất khẩu.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 5

THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC

Đăng ngày: 12-08-2014, 22:19

Xét về tổng thể, quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc đã có bước phát triển nhanh chóng và khá ngoạn mục. Cho đến nay, ở phương diện vĩ mô chưa thấy có ý kiến phàn nàn về những trở ngại trong quan hệ kinh tế song phương, có chăng đó là việc quan hệ này cho dù đã đạt được nhiều kết quả song so với tiềm năng của cả Việt Nam và Hàn Quốc thì vẫn chưa xứng tầm. Bài viết này sẽ đưa ra một số nhận định đánh giá, đề cập tới tiềm năng hợp tác và triển vọng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 5

GỐM SỨ NHẬT BẢN VÀ GỐM SỨ VIỆT NAM

Đăng ngày: 12-08-2014, 22:12

Nghề thủ công truyền thống ở hai nước Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là nghề gốm sứ có từ rất lâu đời. Từ buổi sơ khai, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, người dân đã chế tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống của mình. Theo tiến trình của lịch sử, cả hai nước đã vận dụng kĩ thuật sơ khai của nước mình kết hợp với tiếp thu những tiến bộ của nước ngoài để đưa ra những sản phẩm tinh túy hơn, chất lượng tốt hơn. Tuy cùng tiếp nhận ảnh hưởng kĩ thuật của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực, các nghệ nhân của hai nước đã tìm được con đường phát triển riêng phù hợp với đặc điểm của nước mình. Với quy trình sản xuất cũng như kĩ thuật khác nhau tạo ra các dòng sản phẩm khác biệt nhưng qua các sản phẩm gốm sứ Nhật – Việt vẫn cho thấy tâm hồn và lòng rung cảm cái đạo đẹp của hai dân tộc đời xưa rất gần gũi nhau. Góp phần tìm hiểu sâu thêm về đề tài gốm sứ Việt Nam và Nhật Bản, bài viết phân tích, so sánh một số đặc trưng cơ bản của gốm sứ hai nước.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 5

NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH HỢP TÁC CỦA CÁC NƯỚC NẰM TRONG HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (1998-2009)

Đăng ngày: 12-08-2014, 22:02

Hành lang kinh tế Đông Tây là tuyến hành lang dài 1450 km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (bang Mon) đến cửa khẩu Myawaddy (bang Kayin) ở biên giới Mianma - Thái Lan. Ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot, chạy qua 7 tỉnh: Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan. Ở Lào, chạy từ tỉnh Savannakhet đến cửa khẩu Dansavanh và ở Việt Nam, chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh thành Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 5

TRUNG QUỐC NĂM 2020

Đăng ngày: 12-08-2014, 16:38

Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc những năm gần đây, đặc biệt sau khi nước này nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính –kinh tế thế giới năm 2008-2009 đã thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận trong và ngoài nước. Rất nhiều vấn đề về triển vọng phát triển của nước này được nêu lên. Mối quan tâm nổi bật hơn cả là đến năm 2020, diện mạo và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế sẽ như thế nào.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 4

SỰ HIỆN THỰC HOÁ TƯ TƯỞNG MÁC XÍT VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 12-08-2014, 15:37

Chế độ cơ bản của một xã hội gồm chế độ kinh tế và chế độ chính trị. Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thì chế độ kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất đối với sự vận động và phát triển của mọi xã hội. Trong chế độ kinh tế bao gồm hai nội dung chủ yếu nhất, đó là chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và thể chế vận hành nền kinh tế của xã hội ấy mà thực chất là vai trò kinh tế của nhà nước. Trong lịch sử tư tưởng về kinh tế khi bàn về vai trò kinh tế của nhà nước từ xưa đến nay cũng được đề cập rất khác nhau về nội dung, hình thức, cơ chế điều tiết... Và trong quá trình phát triển của mình, mỗi quốc gia, dân tộc có những quan niệm và cách thức áp dụng khác nhau. Nhìn một cách tổng quan, mỗi lý thuyết được vận dụng trong thực tế đều xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan và có những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều bất cập cần điều chỉnh, bổ sung thêm.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 4

CHÊNH LỆCH THEO VÙNG VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 12-08-2014, 15:32

Bất bình đẳng theo vùng là một vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế của Đài Loan đã chuyển từ  một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển sang nền kinh tế đô thị dịch vụ. Khi công nghiệp hoá tiếp diễn, sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị trở nên mở rộng. Có nhiều nhân tố góp phần vào sự mất cân đối giữa phát triển nông thôn và thành thị. Việc di cư lao động từ nông thôn ra thành thị đóng một vai trò đáng kể trong số những nhân tố đó. Ngoài việc di cư từ nông thôn ra thành thị, những biến động về mật độ dân số và cơ cấu nhân khẩu cũng đóng góp vào sự mất cân đối giữa phát triển nông thôn và thành thị. Hầu hết các tài liệu truyền thống trước đây về di cư từ nông thôn ra thành thị đều tập trung chủ yếu vào kinh nghiệm của các nước kém phát triển (LDCs). Đô thị hoá ở Đài Loan có thể xem là hoàn thiện hơn so với hầu hết các nước kém phát triển khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 4

KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT PHÚC LỢI Y TẾ Ở NHẬT BẢN VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 12-08-2014, 12:03

Nhật Bản không chỉ là một trong những cường quốc về kinh tế mà cũng là một quốc gia đã xây dựng khá thành công một xã hội phúc lợi “ kiểu Nhật Bản”. Trong đó, cách thức giải quyết phúc lợi y tế được coi là hình mẫu khá độc đáo nhờ đó đã góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội nói chung, lĩnh vực y tế nói riêng. Bài viết này đề cập đến những kinh nghiệm về hoạt động phúc lợi y tế ở Nhật Bản và từ đó nêu lên những gợi ý cho Việt Nam trong lĩnh vực này hiện nay và trong thời gian tới.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 4

ĐỂ NHẬT BẢN KHÔNG "SỤP ĐỔ"

Đăng ngày: 12-08-2014, 11:57

Có một sự thúc đẩy đối với tình trạng khủng hoảng tài chính ở Nhật Bản. Nguồn ngân sách chi cho việc đối phó với khủng hoảng kinh tế và vấn đề già hóa dân số ngày càng phình to, trong khi nguồn thu ngân sách từ thuế lại giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Số tiền vay vẫn tiếp tục tăng. Liệu nền tài chính của Nhật Bản còn tiếp tục tình trạng “leo dây” mạo hiểm này đến bao giờ? Vấn đề này ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế và đời sống người dân? Và, phải làm gì để nước Nhật khỏi “sụp đổ”? Bài phỏng vấn sau đây trên báo Asashi ngày 7/3/2010 sẽ phần nào cho thấy hiện trạng nền kinh tế Nhật Bản.