Bài viết đề cập đến những vấn đề về chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đồng thời phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Nhật Bản, Đài Loan và vấn đề biển Đông từ năm 2012 đến nay. Trong phần cuối của bài viết, tác giả đưa ra những đánh giá khái quát về ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong chính sách đối ngoại đối với từng đối tượng kể trên.
Chính phủ số ở Trung Quốc là mô hình vận hành chính phủ mới, dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các nhu cầu hành chính, hướng đến hiện đại hóa quản trị nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy xây dựng chính phủ số ở ba phương diện chính: xây dựng cơ sở hạ tầng số, xây dựng và quản trị dữ liệu chính phủ, xây dựng các ứng dụng chính phủ số. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã thu được nhiều bước tiến nhưng cũng còn nhiều khó khăn cần khắc phục để tiếp tục thực hiện xây dựng chính phủ số một cách hiệu quả.
Cùng với quá trình cải cách, mở cửa từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc luôn coi trọng và đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Trung Quốc đã có sự điều chỉnh về mục tiêu và áp dụng các chính sách khác nhau đối với công tác này ở từng giai đoạn cụ thể, từ cải cách thể chế kinh tế nông thôn trong giai đoạn đầu đến tăng cường xóa đói, giảm nghèo theo kế hoạch và đẩy mạnh thực hiện các chính sách thoát nghèo để hướng tới mục tiêu “xây dựng toàn diện xã hội khá giả”.
Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nó không chỉ là đối tượng để cảm thụ đơn thuần mà còn là tư liệu thể hiện nền văn hóa của địa phương, một đất nước, một châu lục… Do đó, khi nghiên cứu Hàn Quốc, tranh vẽ Hàn Quốc được xem là tư liệu nghiên cứu cụ thể và đảm bảo độ tin cậy cao
Bài viết chọn lọc và phân tích một số bức tranh của Shin Yun Bok - một người vẽ tranh phong tục đại tài - để khái quát hình ảnh người phụ nữ thời hậu kỳ Joseon ở các tầng lớp khác nhau, giúp độc giả hiểu thêm đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ dưới sự chi phối của tư tưởng Nho giáo.
Với mục tiêu tìm kiếm chỗ đứng vững chắc ở Viễn Đông để tiếp cận thị trường rộng lớn Trung Quốc, tiến tới thiết lập hệ thống thương mại nối châu Á - châu Mỹ - châu Âu, Tây Ban Nha đã tiến hành chinh phục Philippines từ năm 1564. Vào thời điểm này (năm 1567), triều Minh cũng bắt đầu thực hiện các bước nhằm nới lỏng chính sách “Hải cấm”, cho phép thuyền mành (junk) từ các hải cảng miền Nam Trung Quốc đi lại buôn bán trên con đường tơ lụa một cách hợp pháp.
Trước thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thực hiện qua cơ chế triều cống – sắc phong. Qua đó, nhà Nguyễn sẽ cử sứ giả sang nhà Thanh để thực hiện những nhiệm vụ ngoại giao khác nhau. Một trong những hoạt động quan trọng của đoàn sứ là mang phương vật của Việt Nam tiến cống cho Trung Quốc để duy trì và củng cố mối quan hệ giữa hai nước.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Nhật Bản cùng đàm phán thỏa thuận thương mại song phương giữa hai nước. Mặc dù muốn Mỹ quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng trước đe dọa tăng thuế với ô tô Nhật Bản mà Tổng thống Trump đưa ra, Nhật Bản cuối cùng cũng đã thay đổi lập trường
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, gia tăng vị thế về ngoại giao, Trung Quốc đang nổi lên là một trong những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại trên thế giới và đang thách thức vị trí của các siêu cường quân sự. Bài viết tìm hiểu thực trạng phát triển của nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc hiện nay
Hội nghị lần thứ 10 Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương Trung Quốc (ngày 17/8/2021) đã chính thức đưa mục tiêu “cùng giàu có” trở thành ưu tiên chính của Bắc Kinh trong giai đoạn hiện nay. Việc xác định ưu tiên chính sách này của Bắc Kinh ngay lập tức đã tác động thay đổi nhận thức và hành động của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp và thương nhân