Trang chủ

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đăng ngày: 28-11-2022, 08:11

Xuất khẩu rau quả được coi là một trong những ngành hàng triển vọng của Việt Nam và đang đạt được những thành công trên một số thị trường khó tính như Nhật Bản. Bài viết tập trung phân tích tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, đặc biệt dưới tác động của đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu; đồngthời đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường tiềm năng nhưng khó tính này, cũng như vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế y tế Covid-19.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Đối chiếu kaidan Botan Dōrō (Asai Ryoi) với nguyên tác Mẫu đơn đăng ký (Cù Hựu)

Đăng ngày: 24-11-2022, 03:51

Botan Dōrō được rút từ tuyển tập Otogi Boko gồm 68 mẩu kaidan do tu sĩ Phật giáo Asai Ryoi biên khảo xuất hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ XVII. Hầu hết các kaidan trong tập này đều có nguồn gốc từ tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc hoặc từ tích truyện dân gian Nhật Bản, nhưng khác với nguyên tác, nó thể hiện rõ hơn quan điểm cá nhân của tác giả với những chi tiết được lược bỏ hoặc thêm vào. Bằng những so sánh, đối chiếu tác phẩm Botan Dōrō với nguyên tác Mẫu đơn đăng ký (Trung Quốc), bài viết hướng đến làm rõ quá trình hình thành thể kaidan Nhật Bản. Theo tiếng Nhật, “kai” nghĩa là bí ẩn, kỳ lạ, hoang đường và “dan” là chuyện. Nhiều người đồng nhất kaidan với tiểu thuyết truyền kỳ, song kaidan là kết quả của sự tiếp biến thể loại văn học đầy chủ động và sáng tạo của người Nhật.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc: Một số kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam

Đăng ngày: 24-11-2022, 03:43

Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Những nước dẫn đầu trong phát triển kinh tế xanh có Đức, Nhật Bản, Singapore và đặc biệt là Hàn Quốc. Với xuất phát điểm là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống bị hủy hoại nghiêm trọng do khí thải của các nhà máy, phương tiện giao thông,… Hàn Quốc đã nhận thấy sự cần thiết phải chuyển hướng sang con đường phát triển xanh và bền vững. Chính sách phát triển kinh tế xanh đã trở thành chiến lược phát triển quốc gia và hiện nay, Hàn Quốc gặt hái được nhiều thành công. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng và một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Về khả năng nâng cấp “Bộ tứ” thành “NATO châu Á”

Đăng ngày: 24-11-2022, 03:29

Bài viết phân tích khả năng nâng cấp “Bộ tứ” (The Quad) gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ thành một NATO phiên bản châu Á qua tìm hiểu nhận thức của từng quốc gia thành viên và quan điểm của Trung Quốc về kịch bản này. Trên cơ sở đó, các tác giả chỉ ra những giới hạn đối với khả năng hình thành một liên minh quân sự chính thức tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm đối trọng với Trung Quốc. Dự báo “Bộ tứ” có thể phát triển thành một khuôn khổ hợp tác quốc phòng đa phương kiểu mới, hỗ trợ các quốc gia kiềm chế Trung Quốc, thay vì trở thành một khuôn khổ hợp tác được thể chế hóa chặt chẽ và mang tính ràng buộc như NATO.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Thời tiết trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (trên ngữ liệu tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp)

Đăng ngày: 23-11-2022, 10:26

Bài viết* sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích thành tố nghĩa, thủ pháp đối chiếu một chiều với tiếng Hàn là ngôn ngữ cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hiện tượng tự nhiên dự báo thời tiết chỉ xuất hiện ở các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con trâu/bò. Các hành động của các con giáp được cho là dấu hiệu dự báo thời tiết xuất hiện nhiều ở tục ngữ có yếu tố chỉ con trâu/bò và lợn; ý nghĩa dự báo thời tiết chủ yếu liên quan đến mưa, gió hoặc nước; thời tiết bốn mùa và các hiện tượng tự nhiên không chỉ có ảnh hưởng tích cực mà còn có tác động tiêu cực đến các loài vật, đặc biệt là vật nuôi. Điều này cho thấy sự quan tâm, mức độ gần gũi và vai trò quan trọng của chúng trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân Hàn Quốc. Những nét tương đồng và khác biệt về thời tiết cho thấy sự gần gũi cũng như những nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Hàn - Việt.

 

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình

Đăng ngày: 23-11-2022, 10:21

Với vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng, Myanmar từ lâu đã trở thành quốc gia láng giềng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Sau khi Myanmar chính thức tiến hành cải cách chính trị năm 2011, Trung Quốc buộc phải cạnh tranh với các nhân tố khác như Ấn Độ, Mỹ trong việc gia tăng ảnh hưởng tại Myanmar. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, sự ra đời của Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI) đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Myanmar trong chính sách đối ngoại cũng như khả năng thành công của BRI của Trung Quốc. Bài viết đi vào phân tích ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar trên một số lĩnh vực nổi bật như chính trị - ngoại giao, kinh tế, quân sự… từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời đưa ra một số đánh giá về quá trình này.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua công nghệ của các nền kinh tế Đông Á và một số bài học cho Việt Nam

Đăng ngày: 23-11-2022, 10:16

Môi trường toàn cầu hóa đang thay đổi, những áp lực cạnh tranh mới đang nổi lên, mạng lưới sản xuất theo chiều dọc đang mau chóng chuyển sang mạng lưới liên kết sản xuất theo chiều ngang. Cạnh tranh thông qua công nghệ đã giúp cho nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á dễ dàng hơn để tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu trong nhiều năm qua. Bài viết phân tích môi trường cạnh tranh thông qua nền tảng công nghệ và sự vận dụng rất thành công của các nền kinh tế Đông Á trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Từ đó, tác giả đề xuất một số bài học rút ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 4

Quan hệ hợp tác kinh tế Hàn Quốc - Campuchia: Thực trạng và triển vọng

Đăng ngày: 22-11-2022, 04:06

Quan hệ Hàn Quốc – Campuchia ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn kể từ khi đôi bên tái lập quan hệ ngoại giao năm 1997 và sau đó là sự gia nhập của Campuchia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1999. Trong lĩnh vực kinh tế, hợp tác Hàn Quốc – Campuchia đạt được những bước phát triển đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết  phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Hàn Quốc và Campuchia chủ yếu trong thập niên vừa qua. Trên cơ sở đó, bài viết nhận diện các vấn đề tồn tại và đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước những năm tới đây.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 4

Tác động của đại dịch Covid-19 đến thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản

Đăng ngày: 22-11-2022, 03:50

Đại dịch Covid-19 lây lan tại Nhật Bản từ tháng 1 năm 2020 khiến nền kinh tế nước này suy giảm. Trong bối cảnh đó, nhóm thực tập sinh Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều mặt trong cuộc sống.Tình trạng kinh doanh của các công ty xấu đi khiến việc làm bất ổn, thu nhập giảm, thậm chí có người bị mất việc làm. Môi trường sống trong tình hình dịch bệnh không đảm bảo, điều kiện sinh hoạt bị hạn chế và đặc biệt nhiều người dù muốn cũng không thểvề nước. Điều này đặt ra vấn đề hỗ trợ thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản trong tình hình lây nhiễm Covid-19 có khả năng vẫn còn kéo dài.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 4

Chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản hiện nay

Đăng ngày: 21-11-2022, 09:10

Nhật Bản là một trọng số nước tiên tiến hàng đầu thế giới trong phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong những thập niên cuối thế kỷ XX nhưng sau đó bị tụt hậu so với Trung Quốc, Mỹ và một số nước Tây Âu. Để hồi sinh vị thế tiên phong thế giới và khắc phục những vấn đề kinh tế, xã hội đang đặt ra cấp bách cho quốc gia này, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực hoạch định, hoàn thiện và triển khai chiến lược phát triển công nghệ AI trong những năm vừa qua. Bài viết góp phần làm rõ quá trình hoạch định và những điểm nổi bật về nội dung chiến lược trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản, một số triển vọng triển khai và những liên hệ bước đầu với chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo của Việt Nam.