Năm 2001, Nghị viện Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về chấn hưng văn hóa nghệ thuật- văn bản luật có tính chất nền tảng nhằm xây dựng quốc gia văn hóa – nghệ thuật. Sau 16 năm, luật được sửa đổi để đáp ứng những chuyển biến của xã hội Nhật Bản và quốc tế, thể hiện nhận thức chung của xã hội Nhật Bản về tầm quan trọng của chính sách văn hóa nghệ thuật cũng như nỗ lực tham gia của các nguồn lực trong phát triển văn hóa nghệ thuật trong sự kết nối mật thiết với các lĩnh vực đời sống. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp nghiên cứu của các nhà chuyên môn Nhật Bản, bài viết trình bày những nội dung quan trọng của Luật cơ bản về chấn hưng văn hóa nghệ thuật năm 2001, Luật sửa đổi năm 2017, những hạn chế và vấn đề đặt ra trong thực thi luật nhằm cung cấp một góc nhìn khái quát về trường hợp Nhật Bản và gợi mở những vấn đề chính sách liên quan của Việt Nam.
Bài viết* tập trung phân tích thực trạng chảy máu chất xám Đài Loan trong những thập kỷ 1960-1970. Đài Loan đạt đỉnh điểm chảy máu chất xám khi chỉ có 8% sinh viên tốt nghiệp nước ngoài trở về nước năm 1979. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chảy máu chất xám Đài Loan, làm rõ các chính sách hạn chế chảy máu chất xám mà chính quyền Đài Loan đã áp dụng, bài viết đề xuất một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Trong những năm gần đây việc các bạn trẻ lựa chọn du học sau tốt nghiệp cấp 3 đã tăng đáng kể. Du học đến một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore dần trở nên phổ biến hơn. Nhật Bản đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ Việt Nam lựa chọn khi có ý định du học để có tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cuộc sống của du học sinh trong thời gian du học bên cạnh những cơ hội có được thì còn không ít những thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tương lai của du học sinh. Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp và một số thông tin phỏng vấn trực tiếp du học sinh Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản, bài viết nhận diện cơ hội, thách thức đặt ra đối với các du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản; đồng thời gợi mở chính sách nhằm giúp du học sinh tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức và hoàn thành tốt học tập.
au khi xuất khẩu thành công các bộ phim truyền hình Hàn Quốc (K-dramas), làn sóng Hallyu đã xây dựng các “đế chế âm nhạc” (K-pop), với các nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn cầu như TVXQ, Girls’ Generation và đặc biệt là BTS. Sự thành công và sức ảnh hưởng của nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực văn hóa mà bao trùm trên nhiều khía cạnh khác. Dưới góc độ thuyết quyền lực mềm văn hóa, bài viết luận giải sức ảnh hưởng của BTS dưới ba khía cạnh: (1) quảng bá mạnh mẽ văn hóa Hàn Quốc; (2) gia tăng vị thế và ảnh hưởng của Hàn Quốc trên trường quốc tế; (3) tận dụng truyền thông để lan tỏa sự phổ biến.
ừ đầu những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã coi trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa ra các chính sách để khuyến khích, hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp này. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem như xương sống của nền kinh tế quốc gia, trở thành lực lượng góp phần quan trọng xác định vị thế kinh tế của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 97,2% tổng số doanh nghiệp cả nước, song các doanh nghiệp này vẫn còn chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Những thành công của Hàn Quốc về thực hiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, trong đó có hỗ trợ tài chính là bài học kinh nghiệm hữu ích để Việt Nam nghiên cứu tham khảo.
Xây dựng thương hiệu quốc gia là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở Nhật Bản, xây dựng thương hiệu quốc gia được triển khai trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học- công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch... Từ thập niên 2000, lĩnh vực du lịch và công nghiệp văn hóa được đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng thương hiệu Nhật Bản. Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia của Nhật Bản, đặc biệt chú trọng đến hai lĩnh vực là du lịch và công nghiệp văn hóa.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã lây lan nhanh và mạnh, khiến ngành công nghiệp giải trí và truyền thông trên toàn thế giới nói chung, Nhật Bản nói riêng dường như bị “đóng băng”. Các mảng kinh doanh cốt lõi như âm nhạc, kịch, biểu diễn nghệ thuật, giải trí và sự kiện Thế vận hội 2020 không thể tổ chức. Sân vận động, nhà hát và địa điểm chế tác, kinh doanh phim ảnh buộc phải đóng cửa hoặc thu hẹp do phải tuân thủ các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm, chuỗi cung ứng bị chia cắt. Thiệt hại trên thị trường toàn cầu ước tính lên tới 16-17 nghìn tỷ yên và dự kiến sau khi đại dịch qua đi sẽ mất ít nhất hai năm để phục hồi lại ngành công nghiệp này. Bài viết đề cập đến thực trạng, tương lai ngành nghệ thuật biểu diễn, một trong những ngành được cho là thiệt hại nặng nề nhất do tác động của đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản.
Bài viết tập trung phân tích quá trình thay đổi nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách kinh tế và cải cách xã hội, phát triển xã hội. Do quá đề cao nhiệm vụ cải cách kinh tế, nên những mâu thuẫn xã hội ở Trung Quốc đã nảy sinh và phát triển mạnh mẽ, thể hiện trong cơ cấu việc làm; chênh lệch giàu -nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền Đông và miền Tây; sự bất hợp lý trong giải quyết chế độ ruộng đất ở nông thôn; hệ thống quản lý xã hội; vấn đề dân tộc và tôn giáo…Tiếp đến bài viết dự báo xu thế biến đổi mâu thuẫn xã hội chủ yếu ở Trung Quốc trong tương lai và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn xã hội chủ yếu hiện nay.
Tăng trưởng xanh được coi là nội dung quan trọng trong phát triển bền vững với 3 lĩnh vực chính: kinh tế-xã hội-môi trường. Tăng trưởng xanh đem lại nhiều cơ hội để giải quyết những thách thức phát triển chưa từng có trong thời đại chúng ta và những giải pháp đổi mới để tích hợp tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững và hòa nhập xã hội. Cùng với dòng chảy tăng trưởng xanh toàn cầu, Hàn Quốc đã dũng cảm theo đuổi con đường này để giải quyết các vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng trưởng kinh tế chậm và biến đổi khí hậu. Thỏa thuận xanh mới (Green new deal)của Hàn Quốc là một chính sách mới cho thời kỳ hậu đại dịchCOVID-19 được Đảng Dân chủ cầm quyền đề xuất trước cuộc bầu cử Quốc hội ngày 15/4/2020. Đây được xem là chương trình lớn do Chính phủ Hàn Quốc đưa ra nhằm hạn chế những tác động của đại dịch COVID-19 và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững kinh tế trong tương lai.
Trước thực trạng nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng qua từng năm, đầu tư tư nhân giảm, nợ đọng kéo dài, nhằm ngăn chặn sự suy yếu của nền kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực ngành nghề mới, Chính phủ Nhật Bản đã tập trung hỗ trợ toàn diện các ngành kinh doanh cạnh tranh mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là chương trình cụm liên kết ngành. Các cụm liên kết ngành ở Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các hoạt động sáng tạo đổi mới, như là các nghiên cứu, phát triển, hình thành lĩnh vực kinh doanh mới trong ngành công nghiệp. Hiện nay, Nhật Bản đang ở giai đoạn thứ ba – giai đoạn phát triển bền vững của dự án cụm liên kết ngành (từ 2011-2020) với những khái niệm, chính sách phát triển cụ thể của từng khu vực.