Từ ngày 05 đến ngày 06/12/2017, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các đề tài khoa học cấp cơ sở do các cán bộ nghiên cứu trong Viện làm chủ nhiệm
Ngày 22 tháng 11 năm 2017, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức buổi thuyết trình khoa học với chủ đề "Thay đổi mô hình quản lý và sự bền vững của các công ty".
Ngày 9/8/2017, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức sinh hoạt khoa học trình bày kết quả nghiên cứu của báo cáo khoa học đồng thời cũng là đề tài cấp cơ sở năm 2016 “Từ chiến lược ‘Con đường Tơ lụa mới’ nhìn về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên các khu vực Châu Á- Thái Bình Dương” do NCS. Phí Hồng Minh, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Bắc Á trình bày. Buổi sinh hoạt khoa học có sự tham gia của toàn thể các cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Báo cáo khoa học được trình bày theo ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất đi sâu tìm hiểu về Sáng kiến vành đai và Chiến lược “Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc” (BRI) - đại chiến lược kết nối liên khu vực hướng tâm Trung Quốc. Nội dung thứ hai đề cập đến sự dịch chuyển trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các nước láng giềng và nội dung chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Nội dung thứ ba phân tích, đánh giá về sự gia tăng ảnh hưởng địa kinh tế, địa chính trị của Trung Quốc trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Ngày 14/7/2017, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức sinh hoạt khoa học trình bày kết quả nghiên cứu của báo cáo khoa học đồng thời cũng là đề tài cấp cơ sở năm 2016 “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam” do ThS. Nguyễn Ngọc Mai, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc trình bày. Buổi sinh hoạt khoa học có sự tham gia của toàn thể các cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Sáng ngày 5/7/2017, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Thuyết trình khoa học với chủ đề “Nguyên nhân và tác động của suy giảm trẻ em ở Nhật Bản” do Giáo sư Hashimoto Kazutaka (Đại học Kanto Gakuin, Nhật Bản) trình bày. Buổi Thuyết trình có sự tham dự của đông đủ các cán bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Ngày 05/6/2017, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức sinh hoạt khoa học trình bày kết quả nghiên cứu của báo cáo khoa học “Ngoại giao Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe cầm quyền lần thứ 2” do TS. Phan Cao Nhật Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản trình bày. Buổi sinh hoạt khoa học có sự tham gia của toàn thể các cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Báo cáo khoa học được TS. Phan Cao Nhật Anh trình bày theo hai nội dung chính. Nội dung thứ nhất đề cập đến các chiến lược ngoại giao của Nhật Bản bao gồm chiến lược ngoại giao toàn cầu và chiến lược ngoại giao chủ động. Nội dung thứ hai đề cập đến các quan hệ ngoại giao song phương của Nhật Bản, cụ thể là quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản với Mỹ, Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc.
Ngày 29/5/2017, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức sinh hoạt khoa học trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài cấp cơ sở nghiệm thu trong năm 2016 “Chủ nghĩa hòa bình tích cực của Nhật Bản và tác động đối với Nhật Bản và an ninh Đông Á” do ThS. Nguyễn Ngọc Nghiệp, cán bộ Phòng Nghiên cứu Chính trị và An ninh khu vực làm chủ nhiệm đề tài. Buổi sinh hoạt khoa học có sự tham gia của toàn thể các cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Chủ nghĩa hòa bình tích cực là một tư tưởng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, được Thủ tướng Shinzo Abe nêu ra và giải thích tại Quốc hội Nhật Bản vào cuối năm 2013, trong đó nêu rõ rằng: “vì hòa bình và ổn định của thế giới, Nhật Bản phải có đóng góp tích cực hơn so với trước”. Chủ nghĩa hòa bình tích cực dựa trên chủ nghĩa hợp tác quốc tế, thay cho chủ nghĩa hòa bình thụ động vẫn tồn tại từ trước đến nay.
Ngày 19/5/2017, tại hội trường tầng 12, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á phối hợp với Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam tổ chức sinh hoạt khoa học với mục đích chia sẻ thông tin, thông báo về tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Tham dự buổi sinh hoạt, về phía Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam, có ngài Kim Myong-Gil, Đại sứ Cộng hòa DCND Triều Tiên tại Việt Nam cùng các cán bộ Đại sứ quán. Về phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, có TS. Trần Quang Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cùng đông đủ các cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Phát biểu chào mừng đoàn Ngài Đại sứ Triều Tiên đến làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, TS. Trần Quang Minh hi vọng Ngài Đại sứ sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của Triều Tiên đặc biệt là vụ thử tên lửa tầm cao vừa mới diễn ra tại Triều Tiên. Đánh giá về tình hình Triều Tiên thời gian qua, TS. Trần Quang Minh cho rằng tình hình diễn biến trên bán đảo Triều Tiên thời gian qua tuy vẫn căng thẳng song đã có một số tín hiệu khả quan từ những tuyên bố mong muốn gặp gỡ, đối thoại với Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống mới nhậm chức của Hàn Quốc - Moon Jae In.
Sáng ngày thứ Sáu, 21/4/2017, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học thông báo kết quả chuyến công tác tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa của Đoàn công tác số 3 do Bộ tư lệnh Hải quân tổ chức. Tham gia đoàn công tác có 16 cán bộ của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam do TS. Nguyễn Bùi Nam, Chánh Văn phòng, làm Trưởng đoàn.
Đoàn công tác của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tại đảo Trường Sa lớn.
Ngày 22/3/2017, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức sinh hoạt khoa học trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài cấp cơ sở nghiệm thu đạt loại xuất sắc trong năm 2016 “Hành vi chào, khen, từ chối trong tiếng Nhật và tiếng Việt” do TS. Ngô Hương Lan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản làm chủ nhiệm đề tài. Buổi sinh hoạt khoa học có sự tham gia của toàn thể các cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những quy tắc ngôn ngữ, quy tắc ứng xử riêng được quy định bởi thói quen, tư duy, ứng xử của dân tộc ấy. Khi người thuộc cộng đồng văn hóa này trực tiếp giao tiếp với người thuộc cộng đồng văn hóa khác, những khác biệt về văn hóa giữa họ làm nảy sinh xung đột, khiến giao tiếp ngưng trệ… Chính vì vậy, việc tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt nhằm tránh xung đột trong giao tiếp là rất cần thiết.