Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ nước Mỹ kể từ cuối năm 2007 đến nay đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đã phát triển như Mỹ, Nhật Bản, và EU. Mặc dù không phải là tâm chấn của khủng hoảng, song Nhật Bản lại là quốc gia gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng này. Đến nay, bằng những nỗ lực rất lớn của chính phủ cũng như các doanh nghiệp, nền kinh tế Nhật Bản đã có những tín hiệu khả quan cho thấy nó đã bắt đầu đi vào quỹ đạo của sự phục hồi. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một sự phục hồi hết sức mong manh bởi vì nền kinh tế này vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Bài viết này sẽ điểm lại một số tác động chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Nhật Bản và những tiến triển gần đây của nền kinh tế này.
Làn sóng liên kết kinh tế khu vực trên song song tồn tại với các khung khổ liên kết kinh tế đa phương với tám vòng đàm phán trong khung khổ Hiệp định Chung về Thương mại và Thuế quan (GATT). Kể từ thập kỷ 1980 và đặc biệt là sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời năm 1995, làn sóng hội nhập kinh tế khu vực lại bùng nổ với nhiều biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi tự do hoá. Tất cả các khía cạnh này chúng ta đều có thể quan sát thấy từ những biến chuyển đang diễn ra trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay. Đó là xu hướng hình thành các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trên thế giới.
Bài viết này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các giá trị Nhật Bản tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai gần. Với mục tiêu đó, bài viết tiến hành điều tra thăm dò phản ứng và sự tiếp nhận các giá trị Nhật Bản của sinh viên ngành đào tạo tri thức quốc tế ở ba nơi là Khoa Quốc tế học (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Quốc tế học (Đại học Đà Nẵng) và Khoa Quan hệ Quốc tế (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Cơ sở cho sự lựa chọn này dựa trên một số luận điểm sau:
Ngày 30 tháng 8 năm 2009, Nhật Bản tiến hành cuộc tổng tuyển cử(1) thứ hai trong thập niên đầu thế kỷ 21. Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử này đã tạo ra một tình huống chính trị đặc biệt. Đó là, lần đầu tiên trong hơn 50 năm cầm quyền gần như liên tục đảng Dân chủ Tự do (DCTD) đã phải chuyển giao quyền điều hành đất nước sang tay một đảng khác đảng - đảng Dân chủ (DC). Người dân Nhật Bản gọi ngày Đảng dân chủ chiến thắng là một ngày có ý nghĩa lịch sử. Chiến thắng này là điểm kết thúc của một quá trình tranh cử ngoạn mục, nhưng mới chỉ là sự khởi đầu cho một hành trình gian truân hơn, đó là vực dậy nền kinh tế đang sa sút, đưa Nhật Bản thoát khỏi cơn suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, và thực hiện những lời hứa đã đưa họ lên nắm quyền. Tình huống này cũng đặt ra nhiều biến số cho chính trường Nhật Bản trong tương lai.
Từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Thêm vào đó, Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị đế quốc phương Tây thực dân hóa. Trước tình cảnh đó, việc lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa đã lỗi thời, thoát khỏi nguy cơ rơi vào ách nô lệ của các nước đế quốc và trở thành một nước tư bản hiện đại đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Trong công cuộc lật đổ Mạc phủ Tokugawa không thể không nói đến sự đóng góp của 4 han (phiên) lớn nhất nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản bao gồm Satsuma, Choshu, Tosa, Hizen. Satsuma han (nay là Kagoshima ken) nằm ở cực nam của đảo Kyushu, Choshu han (nay là Yamaguchi ken) nằm ở phía nam đảo Honshu, Hizen (nay là Saga ken) nằm ở góc tây nam Kyushu và Tosa (nay là Kochi ken) nằm ở đảo Shikoku. Tuy vào thời kỳ Mạc phủ Tokugawa các han này bị xếp vào loại han ngoại phiên (tozama) nhưng đây là những han có sức mạnh và uy thế rất lớn nên được gọi là các hùng phiên Tây Nam – Satschodohi (được ghép từ những âm đầu tiên trong tên gọi của bốn han này như “Sat” (Satsuma), “Cho” (Choshu), “Do” (Tosa, được biến âm từ to sang do) và “Hi” (Hizen).
Hợp tác khu vực Đông Á là một điểm sáng lớn trong sự phát triển của châu Á hiện nay. Sự phát triển của Hợp tác Đông Á đang là vấn đề thời sự của quá trình toàn cầu hoá và hợp tác hoá khu vực. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về tiến trình Hợp tác Đông Á được đề cập đến tại những Hội nghị cấp cao các quốc gia Đông Á cũng như các học giả khi bàn về vấn đề này, trong đó tính mở cửa của Hợp tác Đông Á là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực Đông Á. Trung Quốc đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với tiến trình Hợp tác Đông Á. Sau đây xin được trình bầy quan điểm của các nhà lãnh đạo cũng như cũng như các học giả Trung Quốc về tính mở cửa (chủ nghĩa khu vực mở) trong hợp tác Đông Á.
Kết cục của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai không chỉ mở ra một thời kỳ mới cho các dân tộc trên thế giới mà còn cả cho nhiều dân tộc Đông Á, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, so với các quốc gia như Hàn Quốc ở Đông Bắc Á hay Philippine ở Đông Nam Á, thì quá trình tác động của hệ giá trị phương Tây đã thành công hơn hẳn, mặc dù các nước này đều đặt dưới sự chiếm đóng của Mỹ. Hiến pháp năm 1946 thực sự là dấu mốc của một kỷ nguyên mới dân chủ và hòa bình cho Nhật Bản. Tinh thần của bản Hiến pháp Nhật Bản thể hiện khát vọng dân chủ và hòa bình triệt để nhất của một dân tộc trên thế giới cho đến nay. Nguyên nhân của sự thành công đó cần được xem xét từ hai phía: từ các tố chất nội bộ và truyền thống của xã hội Nhật Bản với tinh thần “bái địch vi sư” (vái kẻ thù làm thầy), và từ bên ngoài - tức là chính sách và năng lực của người đứng đầu bộ máy quân quản Mỹ.
Hàn Quốc chỉ có một dân tộc thuần nhất nhưng lại là một quốc gia đa tôn giáo. Trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, tôn giáo này được đề cao, chiếm vị trí chính yếu trong đời sống xã hội Hàn Quốc, tôn giáo kia bị chèn ép, bị hạ thấp giá trị nhưng đa tôn giáo cùng tồn tại ở nơi đây đã được thực chứng, được khẳng định. Chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau phát triển và có tác động lớn tới đời sống tinh thần của người Hàn Quốc. Bước vào thời cận đại, tư tưởng phương Tây đã ảnh hưởng tới bán đảo Hàn, Công giáo và Tin lành cũng đã được truyền bá. Trước sự phản ứng quyết liệt của triều đình phong kiến ChoSon, Công giáo và Tin lành gặp không ít khó khăn trong buổi đầu du nhập, truyền bá.
Năng lượng ngày càng tác động đến an ninh và sự phát triển của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh nguồn dự trữ năng lượng hoá thạch có hạn và đang dần bị cạn kiệt, giá dầu diễn biến phức tạp, các vấn đề môi trường và sức khoẻ ngày càng trở nên cấp bách hơn, an ninh năng lượng trở thành chương trình nghị sự cơ bản của nhiều quốc gia, tổ chức khu vực và toàn thế giới. Cuộc cạnh tranh gay gắt để giành giật các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than…đang chi phối trật tự thế giới, tác động đến quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh đó, “Ngoại giao năng lượng” đã trở thành một trong những chính sách đối ngoại quan trọng của một số nước.
Hàn Quốc thường được các quốc gia nhắc đến như là một hình mẫu của việc sử dụng thành công viện trợ quốc tế. Từ một nước nghèo do bị tàn phá trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Hàn Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 13 trên thế giới, thứ tư ở Châu Á. Điều đó có được là nhờ những cố gắng từ phía Chính phủ, người dân, đồng thời từ các nguồn viện trợ trên thế giới dưới hình thứ trợ cấp và cho vay với lãi suất ưu đãi.