1. Chiến lược Nhân tài cường quốc – đột phá mới trong tư duy phát triển của Trung Quốc đầu thế kỷ XXI
Bước sang thế kỷ XXI, khi xu thế toàn cầu hóa đang mài mòn dần khái niệm “chảy máu chất xám” để thay vào đó là sự xuất hiện của một khái niệm mới – “lưu thông chất xám”, cũng là lúc cuộc cạnh tranh về nhân tài giữa các nước trở nên gay gắt chưa từng có. Cái gọi là “lưu thông chất xám” chính là thực tế chất xám sẽ di chuyển đến nơi mà nó có điều kiện phát triển tốt nhất. Vì vậy, quốc gia nào thành công trong việc thu hút, phát triển nhân tài, quốc gia đó sẽ giành được ưu thế vượt trội trên trường quốc tế.
Là một đất nước được biết đến như một “điểm nóng” về nhân tài trong khu vực Châu Á, Trung Quốc đã ý thøc ®îc rất sớm tầm quan trọng của vÊn ®Ò và đi đến nhận thức “Nhân tài là nguồn tài nguyên số một”, “khai thác nhân tài là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”(1) trên con đường thực hiện tham vọng trở thành siêu cường thế giới. Trong hai cuộc họp vào ngày 23 tháng 5 và 24 tháng 11 năm 2003 của Bộ chính trị Trung Quốc đã đi đến xác định coi: khoa học kĩ thuật là lực lượng sản xuất số một, phát triển nền kinh tế theo khuynh hướng chú trọng vào chất nhằm tăng cường sức sản xuất, lµm nổi bật vị trí hàng đầu của phát triển nhân tài đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế cạnh tranh quốc tế. Tiếp theo, tại Hội nghị về công tác nhân tài diễn ra trong hai ngày 19-20/12/2003, lần đầu tiên trong lịch sự quốc gia này kể từ khi thành lập nước, Trung ương Đảng Cộng sản (TƯ ĐCS) đã tổ chức Hội nghị về công tác nhân tài diễn ra trên quy mô toàn quốc. Hội nghị đã thảo luận và đề xuất thực thi chiến lược Nhân tài cường quốc. Theo đó, ngày 26 tháng 12 năm 2003, Quốc vụ viện, TƯ ĐCS đã đưa ra Quyết định về vấn đề từng bước tăng cường công tác nhân tài:
Quyết định tập trung vào 8 điểm cơ bản sau:
+ Thực hiện chiến lược Nhân tài cường quốc là nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của Đảng và Nhà nước Trung Quốc trong giai đoạn mới.
+ Coi việc xây dựng năng lực nhân tài làm trọng tâm, đẩy mạnh phát triển công tác bồi dưỡng nhân tài.
+ Kiên trì cải cách – đổi mới, cố gắng xây dựng cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học.
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thị trường nhân tài, xúc tiến vấn đề lưu thông nhân tài một cách khoa học.
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thị trường nhân tài, xúc tiến vấn đề lưu thông nhân tài một cách hợp lý.
+ Coi việc khuyến khích lao động và sáng tạo làm mục đích căn bản, tăng cường đưa ra những đảm bảo và khích lệ có hiệu quả đối với nhân tài.
+ Trọng điểm nổi bật, thiết thực tăng cường xây dựng đội ngũ nhân tài cao cấp.
+ Thúc đẩy phát triển chỉnh thể nguồn nhân tài, thực hiện phát triển hài hòa công tác nhân tài.
+ Kiên trì nguyên tắc Đảng quản lý nguồn nhân tài, nỗ lực tạo ra cục diện mới cho công tác nhân tài.
Trên cơ sở đó chiến lược Nhân tài cường quốc được hoàn thiện với 6 nội dung cơ bản và 5 nhiệm vụ chính:
6 nội dung cơ bản:
1. Ưu tiên đầu tư nhân lực bồi dưỡng nhân tài
2. Thực hiện tốt giá trị nhân tài
3. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu nhân tài
4. Cải cách chế độ nhân sự
5. Xây dựng thị trường nhân tài, xúc tiến lưu thông nhân tài
6. Khai thác nhân tài tổng thể nguồn nhân tài trên nguyên tắc Đảng quản lý nguồn nhân tài thông qua đó nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng.
5 nhiệm vụ chính:
1. Thống lĩnh công tác nhân tài bằng tư tưởng ba đại diện
2. Quán triệt thúc đẩy phát triển công tác nhân tài
3. Lấy quan điểm nhân tài làm phương châm chỉ đạo
4. Lấy xây dựng năng lực nhân tài làm chủ điểm chính
5. Coi cải cách cơ chế nhân tài là động lực sáng tạo
Với nội hàm thể hiện rõ tính khoa học và thực tiễn, với nội dung tương đối thiết thực, với các nhiệm vụ cụ thể và có trọng tâm, chiến lược này đã cho thấy bước đột phá lớn về tư duy phát triển của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề về thiếu hụt, nâng cao tố chất, tăng cường năng lực cạnh tranh của nhân tài, từ đó biến nhân tài thành nguồn lực số một trên con đường thực hiện tham vọng trở thành siêu cường thế giới.
2. “Nhân tài cường quốc” – chiến lược biến thách thức thành cơ hội
Có thể thấy, sự hoàn thiện và đưa vào thực thi chiến lược Nhân tài cường quốc đã đánh dấu một giai đoạn mới trong công tác phát triển nhân tài Trung Quốc. Theo phân tích của chúng tôi, trong tình hình hiện nay, nếu thực thi tốt chiến lược này Trung Quốc sẽ có khả năng thành công trong việc biến ít nhất ba thách thức thành cơ hội thuận lợi để thực hiện tham vọng lớn lao của mình.
2.1. Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế giải quyết thách thức chất xám trong nước lưu thông tới các quốc gia phát triển
Sau một thời gian phát triển với tốc độ nhanh thậm chí là quá nóng, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển kĩ thuật cao với nhu cầu cấp bách về nguồn nhân tài cao cấp nhằm đạt tới vị trí siêu cường. Trong khi, quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng nguồn chất xám trong nước luôn có nguy cơ lưu thông tới các đối thủ cạnh tranh mạnh tại Mỹ và các quốc gia phát triển. Với những điều kiện ưu đãi vượt trội, các nước Âu - Mỹ trở thành nơi lý tưởng để nhân tài các nước phát triển đổ về, đặc biệt là nhân tài Trung Quốc. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, “gần 10 năm, trong số 500.000 nhân tài chuyên ngành kỹ thuật mà Mỹ thu hút được, có tới 475.000 người đến từ các nước phát triển. Trong số các nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ, các kỹ sư có trình độ cao, có hơn 30.000 người là người Mỹ gốc Hoa, chiếm 1/4 trong số đó là những nhân tài bậc cao của Trung Quốc. Trong hơn 11 trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn công nghệ thông tin IBM, có gần 50% nhân viên kỹ thuật là người Trung Quốc. Năm 2001, Mỹ thu hút 115.000 nhân tài có visa H-1B kỹ thuật cao thì có 10% trong số đó là người Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ giáo dục Trung Quốc, từ năm 1978 đến cuối năm 2003, số người du học của Trung Quốc là 700.200 người trong đó chỉ có 172.000 người về nước, phần còn lại ở lại các nước phát triển”(2). Nhằm thu hút chất xám tới Âu- Mỹ và các nước phát triển, chính phủ từng nước đã thực hiện hàng loạt các chính sách ưu đãi đặc biệt như dùng biện pháp trả lương cao, di dân đối với nhân tài thuộc các nước đang phát triển. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
Trong bộ luật di dân của Mỹ có viết: “Những người có chuyên ngành sở trường tốt là đối tượng ưu đãi”. Vì thế, bộ luật này đã mở ra cách cửa thuận tiện cho nhân tài bậc cao tới Mỹ. Bằng cách đó, Mỹ đã thu hút tiếp nhận được nhiều nhân tài đến từ các nước đang phát triển, nhiều hơn cả là nhân tài Trung Quốc và Ấn Độ. Nhật Bản vào tháng 6 năm 1996, cũng đưa ra luật sửa đổi về quản lý xuất nhập cảnh mới. Luật này thay đổi các luật bài xích quá khứ thành luật ưu tiên cho những người có chuyên ngành giỏi là người nước ngoài được “ở lại Nhật Bản làm việc và cấm các doanh nghiệp trong nước sử dụng lao động nước ngoài có tố chất bình thường”(3). Singapore chú trọng tuyển dụng nhân tài nước ngoài thông qua kênh giáo dục. Hiện tại, Singapore có 35.000 sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học. Nhiều sinh viên du học tại nước này được chính phủ cho vay tiền. Đổi lại, sau khi tốt nghiệp họ sẽ có nghĩa vụ làm việc cho một công ty của Singapore trong thời gian tối thiểu ba năm. Với cách làm này, chính phủ Singapore luôn có nguồn lao động trẻ chất lượng cao được bổ sung hàng năm cho các công ty. Như vậy, thực tiễn cạnh tranh nhân tài trên phạm vi toàn cầu đã giúp Ban lãnh đạo ĐCS đi đến xác định muốn giành được lợi thế cạnh tranh, khẳng định được vị trí siêu cường, trước hết Trung Quốc phải nắm giữ được nguồn chất xám trong nước và phải tạo được sự lưu thông nhân tài từ nước ngoài trở về. Nhằm đảo ngược tình trạng thất thoát chất xám, chiến lược Nhân tài cường quốc đã tập trung trọng điểm cơ bản vào việc tăng cường đội ngũ nhân tài cao cấp, xây dựng thị trường nhân tài và xúc tiến lưu thông nhân tài. Nếu chiến lược này thành công, Trung Quốc sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ nhân tài và tạo ra những điều kiện quan trọng cho sự lưu thông chất xám và những lợi ích nhiều bên từ việc hợp tác và cạnh tranh phát triển nhân tài trên quy mô toàn cầu. Theo chúng tôi, đây là lựa chọn khôn ngoan của ĐCS Trung Quốc trong việc biến thách thức thành cơ hội phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế về nhân tài và cải thiện vị thế quốc gia trong quá trình thực hiện tham vọng trở thành siêu cường thế giới.
2.2. Cơ hội thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước trước những thách thức về “bùng nổ”dân số, khan hiếm nhân tài
Chạy theo tăng trưởng, “bùng nổ” dân số, xem nhẹ phát triển bền vững về mặt xã hội và môi trường; quan liêu, không tính toán hợp lý giữa nhu cầu phát triển với tính hiệu quả trong các khâu đào tạo và sử dụng đang được coi là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc chưa thể sánh ngang hàng với các quốc gia hùng mạnh như Mỹ, các nước Tây Âu và hiện vẫn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm và lãng phí nhân tài (năm 2006 dân số Trung Quốc khoảng 1.314.480.000 người(4) trong đó số người già trên 60 tuổi ở Trung Quốc là 144 triệu người, chiếm 11,03% dân số (5), tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ở công nhân và nông dân, lượng nhân tài lãng phí 25.000.000 người(6)); Các thách thức này đang tạo ra áp lực lớn đối với nền kinh tế, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bền vững và làm chậm lại mục tiêu trở thành siêu cường của Trung Quốc. Để giải quyết áp lực và thách thức đặt ra, ĐCS đã đi đến nhận thức coi nhân tài là nguồn tài nguyên số một là lựa chọn chiến lược đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững trên con đường thực hiện tham vọng phục hưng đất nước. Bởi, trong các nguồn tài nguyên, nguồn nhân tài đóng vai trò then chốt và quyết định. Hiện, nguồn lực con người của Trung Quốc, dù còn là khâu yếu và thiếu nhất, song dân số đông với tiềm năng nhân lực lớn, lượng nhân tài nhiều vẫn là một lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trên thế giới. Do đó, Trung Quốc chỉ có thể lựa chọn con đường đầu tiên là đặc biệt chú trọng phát triển mũi nhọn nhân tài, từ đó thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế và cuối cùng là đạt được sự phát triển bền vững – một trong những tiêu chuẩn tiên quyết tạo nên vị thế siêu cường của một quốc gia. Nhưng nếu chỉ coi nguồn phát triển nhân tài là phương tiện để phát triển kinh tế thì quan niệm đó chưa đầy đủ. Theo thống kê, “tính trước mắt, nhân tài chuyên ngành kỹ thuật cao của Trung Quốc chỉ chiếm 5,5% trên tổng số nhân viên có việc làm, số người có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 3,6% trong tổng số dân Trung Quốc. Trong khi đó tỷ lên tương ứng ở Nhật Bản, Hàn Quốc là trên 30%; Mỹ khoảng 60%, Ấn Độ một nước có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc tỷ lệ cũng chiếm tới 16%.”(7). Thực tế cho thấy, thiếu hụt nh©n tµi đang là mét th¸ch thøc gay g¾t ®èi víi Trung Quèc trong việc thực hiện phát triển bền vững, nâng cao vị thế đất nước. Để giải quyết thách thức, ĐCS đã có sự thay đổi tư duy mang tính chiến lược khi coi phát triển toàn diện như là mục tiêu cao nhất, mục tiêu cuối cùng, đóng một vai trò tích cực hơn trong việc xây dựng và phát triển nhân tài và nhân tài lµ nguån søc m¹nh sè một trong quá trình phát triển đất nước. Từ nhận thức khách quan về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển nhân tài và phát triển bền vững, trong đó, nguồn nhân tài có vai trò then chốt đối với sự phát triển bền vững và phát triển bền vững vừa là phương tiện vừa là mục tiêu cuối cùng đóng vai trò tích cực cho việc phát triển nguồn nhân tài, Chính phủ Trung Quốc đi đến xác định chức năng phát triển nhân tài thông qua đào tạo và sử dụng là: Làm cho các nguồn lực tiềm năng của con người trở nên có ích; Biến đổi năng lượng của con người trở nên có hiệu suất cao; nâng cao hiệu quả làm việc; tạo ra những tài năng thật sự; tăng cường trình độ năng lực của họ; từ đó biến thách thức thành cơ hội đưa nước Trung Quốc từ một nước đông dân thành một nước có nguồn nhân lực tốt, nguồn nhân tài mạnh có năng lực, khả năng tạo ra nền tảng cho sự phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, giải quyết vấn đề “tam nông”, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tạo dựng một xã hội thịnh vượng có vị thế hùng mạnh trên thế giới.
2.3. Cơ hội tăng cường xây dựng Đảng, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước những biến đổi xã hội phức tạp hiện nay
Đối với một đất nước đông dân đang diễn ra những biến đổi phức tạp về nhiều mặt như Trung Quốc hiện nay, muốn đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, khẳng định vị thế siêu cường trên trường quốc tế phải thống nhất được ý chí sức mạnh toàn dân. Để làm được như vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đi đến nhận thức, phải tăng cường cải tiến sự lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền của của ĐCS, tập trung xây dựng đội ngũ nhân tài lãnh đạo có khả năng điều hành tốt sự phát triển toàn diện của đất nước. Cụ thể hóa nhận thức trên, Quyết định của Quốc vụ viện Trung Ương ĐCS Trung Quốc về vấn đề từng bước tăng cường công tác nhân tài nêu rõ: “thu hút nhân tài ưu tú về mọi mặt về với ĐCS, vào tổ chức Đảng, thì Đảng ta mới trở thành Đảng vững mạnh, có đội ngũ nhân tài lãnh đạo hạt nhân xây dựng đất nước Trung Quốc mang đặc sắc riêng, mới trở thành đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân Trung Quốc, dân tộc Trung Hoa”(8). Thực tiễn hóa nhận thức trên, một trong nội dung cơ bản của chiến lược Nhân tài cường quốc đã tập trung khai thác tổng thể nguồn nhân tài trên nguyên tắc Đảng quản lý. Với nội dung này, quá trình thực hiện chiến lược Nhân tài cường quốc không chỉ mang ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các thách thức về phát triển toàn diện, thực hiện tham vọng siêu cường mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự lớn mạnh của bản thân ĐCS Trung Quốc.
3. Một số đánh giá và dự đoán
Việc nhìn lại và đưa ra một số phân tích ban đầu về cơ hội và thách thức trong việc thực thi chiến lược Nhân tài cường quốc đã từng bước giúp chúng tôi đi đến một số đánh giá sơ bộ và dự đoán ban đầu xu hướng phát triển của nhân tài trong tiến trình vươn tới vị trí siêu cường của Trung Quốc như sau:
Trung Quốc chưa phải là cường quốc nhân tài và sự ra đời của chiến lược Nhân tài cường quốc đã phản ánh rõ việc phát triển nhân tài hiện nay cũng như trong tương lai gần của quốc gia này vẫn nằm trong “thời kỳ quá độ” trong tiến trình vươn tới vị trí siêu cường thế giới. Những nghiên cứu được thực hiện ở trên đã cho thấy, trong thời kỳ này, nhiÒu vÊn ®Ò liên quan tới ®êi sèng cña nhân tài Trung Quèc đều là nh÷ng vÊn ®Ò giao thêi của một đất nước - tõ mét quèc gia rÊt nghÌo “đóng cửa” tíi mét quèc gia đang ph¸t triÓn muốn trở thành cường quốc trên đà hội nhập quốc tế. Thực tế quá độ của Trung Quốc là phức tạp và đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện, nhưng khung lý luận, nội dung, nhiệm vụ cụ thể của chiến lược Nhân tài cường quốc đã khẳng định quốc gia này trong tương lai sẽ tiếp tục cải thiện hệ thống nhân tài theo hướng tạo ra những điều kiện tốt hơn về môi trường làm việc, cơ chế quản lý, thị trường phát triển để nhân tài tiếp tục phát huy khả năng. Việc từng bước cải cách các khâu đào tạo, thu hút, sử dụng, đãi ngộ, bảo vệ, tôn vinh và nhấn mạnh vào phát triển nhân tài kỹ thuật, nhân tài quản lý, nhân tài trong Đảng, nhân tài kinh doanh, sẽ giúp cho Trung Quốc phát triển mạnh hơn một số loại nhân tài trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng phát triển của nền kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đồng thời khép lại khoảng trống giữa các thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc.
Trong xu hướng toàn cầu hóa ngày một gia tăng và cuộc chiến nhân tài ngày một khốc liệt, những nội dung cơ bản của chiến lược cho thấy, những năm tiếp theo, một mặt Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy nội lực của nhân tài; mặt khác sẽ không ngừng phát triển nhân tài trong những mèi quan hÖ cạnh tranh quèc tÕ bÒn chÆt. Sù hîp t¸c quèc tÕ gi÷a c¸c c¬ quan cña c¸c quèc gia kh¸c nhau ®· trë thµnh mét ®éng c¬ chÝnh thóc ®Èy sù ph¸t triÓn của nhân tài, ®ång thêi thóc ®Èy c¸c nhµ khoa häc híng tíi lưu thông xuyªn biªn giíi víi tÇn suÊt ngµy cµng gia t¨ng. Bên cạnh đó, việc đặt phát triển nhân tài trong mối quan hệ cạnh tranh quốc tế, víi sù tËp trung nhÊn m¹nh vµo hợp tác gi÷a lý thuyÕt vµ thực nghiÖm sẽ tạo cơ hội để nhân tài Trung Quốc trong tương lai rút ngắn khoảng cánh về trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ nhằm thích ứng cao hơn với yêu cầu phát triển và hội nhập. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đang tạo nên sự lưu thông hợp lý nhân tài trên quy mô toàn cầu. Đây là một bước đi cho thấy khả năng tiềm tàng và sức bật của nhân tài Trung Quốc trong tương lai là rất lớn. Tuy nhiên, chiến lược Nhân tài cường quốc cũng bộc lộ một số hạn chế mang tính đặc thù trong quy hoạch phát triển của một quốc gia mới nổi nhiều tham vọng nhưng chưa mang tính bền vững. Cụ thể là trong chiến lược này, việc phát triển nhân tài mới chỉ chú trọng vào các loại nhân tài trong Đảng, nhân tài kỹ thuật, quản lý kinh doanh mà chưa có sự quan tâm một cách hợp lý đến các nhân tài ở các lĩnh vực khác như: khoa học cơ bản, khoa học giáo dục – đào tạo, văn hóa, nghệ thuật. Nếu không có sự phát triển đồng bộ các loại nhân tài – những cỗ máy cái của cơ cấu xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học nghệ thuật một cách thực sự, Trung Quốc rất dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng, thậm chí khủng hoảng do không tạo được sự hài hòa trong phát triển và như vậy tham vọng trở thành siêu cường của nước này sẽ gặp nhiều trở ngại hơn.
Kết luận:
Chiến lược Nhân tài cường quốc là một phần quan trọng trong tiến trình thực hiện tham vọng vươn tới vị trí siêu cường của Trung Quốc. Sự ra đời của chiến lược này đã cho thấy, khả năng phục hồi của nguồn nhân tài sau tổn thất, cũng như tính hiệu quả của ĐCS Trung Quốc trong việc nâng cao số lượng và chất lượng nhân tài nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách mở cửa đất nước. Mặt khác, việc hoàn thiện và thực thi chiến lược Nhân tài cường quốc cũng thể hiện rõ những nỗ lực của Chính phủ nước này trong việc cung cấp tri thức, tạo ra những cơ hội quan trọng cho sự lưu thông chất xám và những lợi ích nhiều bên từ việc hợp tác và cạnh tranh phát triển nhân tài trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, chiến lược nhân tài này cũng bộc lộ khá rõ sự bất cập khi quá chú trọng tới việc phát triển bộ phận nhân tài khoa học kỹ thuật, nhân tài trong Đảng, nhân tài kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt về tăng trưởng kinh tế và củng cố quyền lực chính trị của chính quyền mà xem nhẹ việc phát triển toàn diện đội ngũ nhân tài (đặc biệt là nhân tài giáo dục, khoa học xã hội…) – vốn là những khâu then chốt trong tiến trình vươn tới vị trí siêu cường quốc tế của Trung Quốc./.
NGUYỄN THU PHƯƠNG
(TS, Viện Nghiên cứu Trung Quốc)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John L. Holland and Alexander W. Astin, The Need for Redefining "Talent" and "Talent Loss": A Plan for Practical Action and Research, The Journal of Higher Education, Vol. 50, No. 4, (Jul. - Aug, 1979).
2. Marcus Buckingham and Curt W. Coffman, How Great Managers Define Talent, Excerpted from First,Break All the Rules (Simon & Schuster, 1999).
3. Martin Rovet, Higher Education in France and the International Migration of Scientists, Mimeo, CNRS Washington Office 1998.
4. Patrick Healy and Jenna Russell: Harvard’ s brain drain to NewYork continues, Glole Staff, 6 April 2002.
5. Peter Harrison: Attracting and keeping key talents. JANVIER/F VRIER 2002, Vol.78, No.1
6. 中国人事科学研究院。中国人才报告(2005年)人民出版社, 2005 年。
7. 中国人事科学研究院。中国人才报告(2005年),No2, 社会科学文献出版社,2005 年。
8. 中国人事科学研究院。中国人才报告(2005年),No3, 社会科学文献出版社,2006 年.
9. 中国人事科学研究院。中国人才报告(2006年,No4, 社会科学文献出版社,2007 年.
10. 中国人事科学研究院。中国人才报告(2007年),No5, 社会科学文献出版社,2008 年.
(1) Viện nghiên cứu nhân sự Trung Quốc, Báo cáo nhân tài Trung Quốc 2005, Nxb Nhân dân, 2005, tr27.
(2) Viện nghiên cứu nhân sự Trung Quốc, Báo cáo nhân tài Trung Quốc 2005, Nxb Nhân dân 2005, tr30.
(3) Viện nghiên cứu nhân sự Trung Quốc, Báo cáo nhân tài Trung Quốc 2005, Nxb Nhân dân 2005, tr31.
(4) Tường Vi, Trung Quốc “bùng nổ” dân số trở lại, http://vietbao.vn/The-gioi/Trung-Quoc-lo-bung-no-dan-so-tro-lai/40142347/159/.
(5)http://news.sina.com.cn/c/2007-01-23/063911063712 s.shtml.
(6) Theo số liệu của Báo cáo phát triển nhân tài Trung Quốc – Số 3, Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội, tháng 6/2006.
(8) Quyết định của Quốc vụ viện Trung ương ĐCS Trung Quốc về vấn đề từng bước tăng cường công tác nhân tài, Quốc vụ viện Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc - Ngày 26 tháng 12 năm 2003.