Cải cách khu vực công bao gồm cả tư nhân hoá và cải cách các Doanh nghiệp nhà nước (SOEs) đã trở thành chính sách kinh tế chủ yếu của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển kể từ thập niên 1980, và nó ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu chuyển đổi của một số lượng lớn các SOEs ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Cải cách và tư nhân hoá các SOEs cũng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hàn Quốc kể từ những năm 1960.
Có thể nói, thời kỳ Rô Thê U nắm quyền là thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang dân chủ, nhiệm kỳ tổng thống 5 năm do Hiến pháp quy định với phương pháp bầu cử trực tiếp. Việc hợp nhất 3 đảng phái chính trị chính thành một đảng duy nhất trong Quốc hội và đưa đất nước theo con đường dân chủ là thắng lợi quan trọng của Hàn Quốc. Theo chính sách “ngoại giao phương Bắc”, Hàn Quốc đã đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc. Đặc biệt năm 1988, việc Hàn Quốc đăng cai thế vận hội Olimpic lần thứ 24 tại Seoul thành công đã nâng cao uy tín của nước này trên trường quốc tế. Kết thúc thời kỳ này, Nhà nước Pháp quyền Hàn Quốc được hình thành một cách hoàn chỉnh với các nhiệm kỳ tổng thống. Sau đó là những cải cách mang tính chi tiết.
Trên cơ sở phân tích, lý giải nhu cầu của cả Nhật Bản và Lào trong quan hệ kinh tế giai đoạn từ 1991 đến 2007 đồng thời nêu lên những thành tựu chủ yếu của mối quan hệ này trên lĩnh vực viện trợ ODA, thương mại đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội. Qua đó phân tích những tác động của mối quan hệ này đối với hai nước, khu vực và thế giới, những thách thức, triển vọng của mối quan hệ này. Bài viết cho thấy rõ hơn vai trò của Nhật Bản đối với Đông Nam Á và 3 nước Đông Dương, có thể suy nghĩ rút ra bài học kinh nghiệm về chính sách đối ngoại khôn ngoan, mềm dẻo nhằm khai thác lợi thế về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý của Nhật Bản cho Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Là một bộ phận của văn học dân gian, truyện cổ tích và truyện cười của mỗi dân tộc ít nhiều phản ánh tính cách, tâm hồn của dân tộc đó. Truyện cổ tích và truyện cười Nhật Bản cũng vậy, nội dung phản ánh thật sự đã hội tụ những nét cơ bản tính cách dân tộc Nhật Bản. Là một đất nước có điều kiện địa lý khá đặc biệt so với nhiều nước trên thế giới, toàn bộ đất đai Nhật Bản gồm gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ được biển bao bọc. Nhật Bản xa đất liền, từ đó đến đại lục, nơi gần nhất là Hàn Quốc, cũng cách hàng trăm km. Điều kiện địa lý tự nhiên này chi phối rất lớn đến quá trình hình thành tâm lý và tính cách dân tộc Nhật, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc tới loại hình văn hóa nghệ thuật của đất nước này.
Từ giữa những năm 70 của thế trước, Trung Quốc từng là nước xuất khẩu dầu lửa lớn của khu vực Đông Á. Thế nhưng, đến năm 1993, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Bắt đầu từ năm 2003, nước này đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Và đến nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ về lượng dầu nhập khẩu hàng năm, chiếm tới 1/3 lượng gia tăng nhu cầu dầu lửa hàng năm của thế giới. Vấn đề an ninh năng lượng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, chính trị, ngoại giao... của Trung Quốc và buộc chính phủ nước này thực hiện một loạt biện pháp nhằm cải thiện tình hình khủng hoảng năng lượng trong nước.
Haiku là thể thơ độc đáo của Nhật Bản. Về quá trình hình thành thơ haiku, có giả thiết cho rằng tiền thân của nó là thể đoản ca (tanka). Đoản ca là thể thơ ngắn mỗi bài có 31 âm tiết chia làm 5 dòng: 5-7-5-7-7. Thể thơ này chiếm ưu thế trong Vạn diệp tập- một thi tuyển đồ sộ của văn học Nhật Bản tập hợp những bài thơ được sáng tác khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII. Về sau, chúng bị ngắt làm hai để tạo ra những câu thơ 5-7-5 và 7-7 âm tiết. Những câu này được kết hợp đan xen với nhau tạo thành chuỗi dài gồm 36, 100, có khi nhiều hơn nữa những mắt xích, gọi là thể liên ca hài hước (haikai no renga). Chúng có thể do một nhóm thi sĩ hoặc một thi sĩ sáng tác với tư cách nhóm, đề tài là thiên nhiên qua bốn mùa. Thể liên ca thịnh hành ở Nhật Bản vào thế kỷ XIV và XV. Sau đó, các nhà thơ sáng tác những bài thơ 5-7-5 âm tiết độc lập, không đứng trong chuỗi. Đến giữa thời Edo (1600- 1868), thi pháp của loại thơ 17 âm này đã được định hình vững chắc và được gọi là haiku. Trong thế kỷ XVII, thể thơ này phát triển tới đỉnh cao và trở nên lừng lẫy trên thi đàn văn học thế giới với những tên tuổi như Basho, Buson, Issa, Shiki… Đây được xem là thể thơ có dung lượng nhỏ nhất trong nền thơ ca thế giới.
Đông Á từng là khu vực tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Đông Á cũng được đánh giá là khu vực đang phục hồi sớm nhất. Đông Á hồi phục kinh tế nhanh hơn bởi họ đã học được bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998. Trong thập kỷ qua, các nước Đông Á đã nỗ lực xây dựng nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, củng cố khả năng tài chính, cố gắng giảm nợ chính phủ và thắt chặt điều tiết ngân hàng. Bài viết đề cập một số tín hiệu lạc quan cũng như những thách thức tiềm ẩn trong phát triển kinh tế Đông Á.
Phong trào cộng sản quốc tế tồn tại và vận động thăng trầm gần một thế kỷ (thế kỷ XX và thế kỷ XXI) với nhiều đảng cộng sản tiêu biểu, như Đảng Cộng sản Nhật Bản. Bài viết khái lược về Đảng Cộng sản Nhật Bản, phân tích nội dung chủ yếu của Đại hội XXV của Đảng và một vài nét vềt quan hệ giữa Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân thông qua các hoạt động hợp tác phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Ở Việt Nam, ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất trong những năm gần đây là các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt là với người Hàn Quốc. Các cuộc hôn nhân này, bên cạnh những tác động tích cực, đã thể hiện không ít những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển xã hội của cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Trong khung khổ bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc và đưa ra một số giải pháp mang tính chất gợi ý trong việc khắc phục những vấn đề tồn tại trong hôn nhân Việt – Hàn, góp phần nâng cao sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Nghiên cứu thời Tiên Tần trong lịch sử triết học Trung Quốc, người ta tập trung vào thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Đây là thời kỳ mà những mầm mống tư tưởng triết học vốn xuất hiện và tồn tại trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài trước đó đã được “tập đại thành”, hình thành nên các tư tưởng, học thuyết, trường phái triết học tương đối có hệ thống, mở đầu cho cả một thời kỳ phát rực rỡ của tư tưởng - văn hóa Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia láng giềng đến tận ngày nay. Trong các kinh điển triết học Trung Quốc thời kỳ Tiên Tần, khái niệm “trí tuệ”[智慧] ít được sử dụng, thay vào đó là phạm trù “trí”[智]. Vì thế, hướng nghiên cứu của chúng tôi là làm rõ quan niệm về “trí tuệ” trong triết học Trung Quốc thời Tiên Tần thông qua nghiên cứu quan điểm của một số nhà triết học tiêu biểu thuộc các trường phái lớn là Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, và Binh gia về phạm trù “trí”.