Lời tòa soạn: Giải trừ vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên từ lâu đã trở thành vấn đề an ninh trọng yếu không chỉ của riêng Bán đảo Triều Tiên mà còn của cả khu vực Đông Bắc Á và toàn cầu. Chính vì vậy, đây là một đề tài được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu trên thế giới. Để góp thêm những tham khảo về vấn đề này, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á xin trân trọng giới thiệu bài viết dành cho Tạp chí của Phó giáo sư, Tiến sĩ Park-Hong Yong, giảng viên Khoa Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc. Bài viết nghiên cứu ứng phó của Nhật Bản đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên kể từ khi nước này giai nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân đến khi họ rút lui khỏi Hiệp ước (1989-1993). Tiêu đề bài viết là do người dịch rút gọn.
I. Vấn đề thảo luận
Vấn đề hạt nhân của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên được bắt đầu từ khi nước này tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và trở thành chính thức từ khi họ rút lui khỏi Hiệp ước. Sau khi gia nhập NPT, mặc dù bị nghi ngờ về vấn đề hạt nhân nhưng CHDCND Triều Tiên vẫn không ký vào Hiệp định về Biện pháp bảo đảm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Chính vì vậy mà Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc đã yêu cầu CHDCND Triều Tiên ký vào bản hiệp định này. Kể từ khi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân được CHDCND Triều Tiên ký kết, vấn đề hạt nhân của nước này vẫn được tiếp tục giải quyết. Tuy nhiên, do sự chuyển biến của tình hình mà sau đó, CHDCND Triều Tiên đã lựa chọn việc rút khỏi Hiệp ước. Bài viết này chủ yếu tập trung phân tích về phương pháp ứng xử của Nhật Bản trong thời kỳ từ khi CHDCND Triều Tiên gia nhập đến khi rút lui khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo cách nhìn của Mỹ thì vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên được đặt ra như một khâu trong chiến lược toàn cầu, đồng thời là vấn đề ở tầm quốc gia giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Còn đối với Nhật Bản thì vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là vấn đề có liên quan đến quan điểm an ninh khu vực Đông Bắc Á và an ninh của bản thân Nhật Bản. Như vậy, đối với Nhật Bản và Mỹ thì vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trở thành vấn đề trọng yếu về chiến lược toàn cầu và chiến lược khu vực, là vấn đề nhạy cảm đối với an ninh của mỗi nước. Nếu nói về đồng minh Nhật-Mỹ thì có thể thấy khoảng cách giữa chiến lược toàn cầu và chiến lược khu vực là không cố định; trong trường hợp phát sinh khác biệt trong quan hệ tới an ninh của mỗi nước thì có khả năng xuất hiện những điểm khác nhau giữa Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, theo tôi thì trong khoảng thời gian mà bài viết này phân tích thì khả năng đó dường như không xuất hiện.
Về quan điểm chiến lược của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, có hai công trình nghiên cứu trước đây có tính chất tương phản, ở đây tôi muốn đề cập đến một cách giản lược. Trong khi khảo sát về mặt lịch sử những hành vi có tính ngoại giao của CHDCND Triều Tiên, các công trình nghiên cứu của Chuck Down đã giải thích rằng vì Mỹ đánh giá CHDCND Triều Tiên có nguy cơ sụp đổ và đã lựa chọn chính sách bao dung nhằm tránh nguy cơ một cuộc chiến tranh xảy ra đồng thời với sự sụp đổ đó ([1]). Các đại biểu hiệp thương của Mỹ lại phê phán việc cho rằng hy vọng CHDCND Triều Tiên có thể thực hiện một cuộc cải cách ứng với chính sách hoà hoãn của Mỹ là điều vô lí. Họ kết luận rằng, chiến lược như vậy của Mỹ sẽ phải đối diện với chính sách “Bên miệng hố chiến tranh” của CHDCND Triều Tiên và rơi vào tình thế khó khăn là không thể phát huy được sức mạnh kiềm chế nghiêm khắc, CHDCND Triều Tiên cố ý phát huy tác dụng của chính sách “Bên miệng hố chiến tranh” của mình([2]). Trái lại với kiến giải của Down là quan điểm của Leon V.Sigal. Theo V.Sigal, tuy có thể thấy, dựa vào những giải thích phổ biến hiện nay ở Mỹ thì CHDCND Triều Tiên đã thể hiện thái độ mềm mỏng khi tăng cường sức ép, song những thuyết minh như vậy là không chính xác. Ở đây Sigal đã nhấn mạnh sự hợp tác hay giảm bớt đe doạ nhằm đi đến hợp tác và cho rằng cho đến nay tinh thần hợp tác như vậy còn thiếu ở Mỹ (3). Tóm lại, cho đến nay nước Mỹ vẫn vận dụng chính sách đối với CHDCND Triều Tiên không phải hoà hoãn, khuyến khích mà là uy hiếp, cưỡng chế buộc phải thuận theo, nói cách khác là sử dụng chính sách “cây gậy và củ cà rốt”. Ở đây củ cà rốt không phải nhân tố an ủi mà trở thành nhân tố trọng yếu để áp chế giữ cự ly không thể với tới được (4).
Theo cách nhìn của Chuck Down, CHDCND Triều Tiên đã phát huy lợi thế chính sách “Bên miệng hố chiến tranh”. Trái lại, theo cách nhìn của V.Sigal, CHDCND Triều Tiên đã buộc phải chấp nhận tình trạng bị đặt vào hiện nay. Những nghiên cứu có liên quan đến chiến thuật hiệp thương của CHDCND Triều Tiên như vậy có rất nhiều. Ở đây, bài viết trước hết chú ý nghiên cứu tới việc liệu CHDCND Triều Tiên có thể đối phó với tình hình được không? Nhật Bản có thể gây sức ép, uy hiếp CHDCND Triều Tiên không? Mặt khác có thể hiệp lực, hoà hoãn được không? Thứ hai, phân tích vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và khuynh hướng của Nhật Bản từ nay về sau có liên quan đến lí luận quan hệ quốc tế gần đây nhất. Để thực hiện mục tiêu đề ra, luận văn đã tiến hành phân tích những tài liệu nghị sự của Quốc hội Nhật Bản. Đây không phải là một nghiên cứu có tính căn bản và toàn diện về cách ứng phó của Nhật Bản. Có một lí do là vì vấn đề vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là một vấn đề có tính chất quân sự, là vấn đề quan hệ CHDCND Triều Tiên và Mỹ cho nên không thể không thấy rằng lúc đầu Nhật Bản không quan tâm đến nhiều lắm.
II. Sự nổi lên vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Nhật Bản
1. Sự nổi lên vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành việc thu thập thông tin về CHDCND Triều Tiên như thế nào ? Về phía Chính phủ thì quả rất khó nói xem những việc có liên quan đến vấn đề này đã xảy ra ở đâu và xảy ra như thế nào trên bình diện tính chất của sự việc. Ví dụ, người ta đã phải thu thập và xử lí thông tin thông qua việc cần mẫn lắng nghe các cuộc trao đổi, nói chuyện của các quan chức ngoại giao phương Tây làm việc ở Bắc Kinh và Bình Nhưỡng; trao đổi thông tin với các quan chức của nước thứ ba có quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên. Tất nhiên là không chỉ có như vậy, điều quan trọng hơn là còn phải phân tích những tài liệu đã công bố, nghe đài phát thanh CHDCND Triều tiên, phân tích báo chí của CHDCND Triều Tiên dưới con mắt của các nhà chuyên môn (5).Cũng vì vậy, thông tin về CHDCND Triều Tiên mà Nhật Bản có được là không thể toàn diện.
Trong tình hình đó có hai sự kiện xảy ra. Thứ nhất là vào năm 1988, quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Liên Xô được thiết lập, nhiều vũ khí mới đã được Liên Xô đưa vào CHDCND Triều Tiên. Thứ nữa là mối hoài nghi về hạt nhân của CHDCND Triều Tiên bắt đầu được nêu ra. Lúc đó Nhật Bản nhận thức rằng mặc dù vũ khí mới đưa vào CHDCND Triều Tiên chưa đe dọa trực tiếp an ninh của Nhật Bản nhưng an ninh của Bán đảo Triều Tiên là thuộc về khu vực lân cận của Nhật Bản nên đương nhiên là có ảnh hưởng đến Nhật Bản(6). Có thể thấy, vào lúc đó Nhật Bản không nghĩ CHDCND Triều Tiên là mối uy hiếp. Do vậy mà đối với những vấn đề có liên quan đến CHDCND Triều Tiên thì Nhật Bản chủ trương công khai giải quyết bằng đối thoại và hy vọng sẽ được tiến hành qua tiếp xúc trực tiếp và tích cực giữa chính phủ với chính phủ(7). Vấn đề thứ hai về hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là ngày 9 tháng 8 năm 1989, một quan chức ngoại giao Nhật Bản đã cho thấy dấu hiệu đáng ngờ về việc CHDCND Triều Tiên phát triển hạt nhân ngoài mục đích phát triển điện nguyên tử và cho rằng “nếu CHDCND Triều Tiên suy nghĩ đến việc chế tạo vũ khí hạt nhân thì sẽ có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đế tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản nhất định sẽ không bỏ qua vấn đề này”, Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm tới vấn đề này và tìm mọi cách để thu thập thông tin có liên quan. “Về những triệu chứng đáng nghi ngờ”, viên quan chức ngoại giao này đã đề nghị: 1, Mặc dù CHDCND Triều Tiên đã tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào vào năm 1985, nước này vẫn không có ý định ràng buộc với Hiệp định tiếp nhận sự thanh sát và hợp tác cần thiết với IAEA trong những nỗ lực của cơ quan này; 2, Có thông tin rằng tại Bình Nhưỡng, nhà máy sử dụng nguyên liệu hạt nhân liên quan đến việc chế tạo Plotium cho bom hạt nhân đang được xây dựng(8).
Sự hoài nghi về việc CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân ngày một trở nên lan rộng khi vào tháng 2 năm 1990, Trung tâm Kỹ thuật thông tin của Đại học Tokaido đã công bố hình ảnh lò phát điện nguyên tử gần triền sông Yunpiong, cách Bình Nhưỡng khoảng 90 km về phía bắc dựa theo phân tích ảnh hồng ngoại do SPOT chụp cùng tin tức truyền đi từ đại phát thanh Maxcơva tháng 2 năm 1990 về việc Bình Nhưỡng đang kiến thiết 4 lò phản ứng nguyên tử 44 kilowat(9).
Tuy nhiên, theo Sách trắng Phòng vệ thì lúc đó Nhật Bản chủ trương giải quyết trên tinh thần nhấn mạnh vào việc tăng cường hơn nữa mối liên minh Nhật-Mỹ và xử lí vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thông qua việc tăng cường chiến lược thế giới. Như vậy, cho đến lúc này thì Nhật Bản vẫn chủ trương chính sách lấy phòng vệ làm chủ đạo dựa trên nhận thức rằng: “Cùng với cơ cấu quân sự có chức năng vô cùng quan trọng ngăn cách giữa Mỹ và Liên Xô, chúng ta không được quên rằng nước ta có vị trí chiến lược cực kì trọng yếu về mặt địa lý giữa Mỹ và Liên Xô. Chủ trương bảo đảm an ninh đơn độc đối với nước ta là một sự lựa chọn không sáng suốt. Chính việc liên kết cơ chế an ninh với Mỹ và tăng cường hơn nữa an ninh khả năng phòng vệ của cường quốc Mỹ là con đường tốt nhất. Việc nỗ lực chuẩn bị sức mạnh phòng vệ, xúc tiến quan hệ hợp tác với Mỹ là vô cùng quan trọng”(10). Trong khi đó, do vấn đề nghi vấn về vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên xuất hiện nên Nhật Bản đứng vào vị thế phải lựa chọn: hoặc là tin tưởng duy trì trạng thái hiện tại (ngăn chặn vấn đề hạt nhân và duy trì quan hệ hợp tác với Mỹ), hoặc là trang bị vũ khí hạt nhân. Đến giai đoạn này, trong khi theo dõi sát sao tình hình biến chuyển của Liên Xô, Nhật Bản chủ trương duy trì trạng thái hiện tại chứ không chủ trương nghiên cứu để vũ trang hạt nhân. Vì đương thời, Nhật Bản quán triệt ý niệm cơ bản là không trở thành một nước lớn về quân sự để tham gia vào việc uy hiếp các nước khác, tuân thủ nguyên tắc phòng vệ hạn chế trong phạm vi quy định của Hiến pháp hoà bình với tư cách là phương châm cơ bản phòng vệ quốc gia. Cùng với việc duy trì thể chế bảo an Nhật-Mỹ, Nhật Bản duy trì chế độ kiểm soát dân sự, tuân thủ ba nguyên tắc bài trừ vũ khí hạt nhân, điều chỉnh một cách tự chủ lực lượng phòng vệ hạn chế(11). Trong phạm vi quan hệ Nhật-Mỹ thì Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, ngoài quy định về mặt phòng vệ còn có quy định về liên quan đến việc xúc tiến quan hệ hiệp lực về kinh tế, về chính trị. Thế chế an ninh Nhật-Mỹ trong phạm vi quan hệ Nhật-Mỹ thì cũng không đơn giản chỉ có quan hệ phòng vệ, một lĩnh vực rộng rãi bao gồm quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của hai nước đã trở thành cơ sở cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị. Từ tình huống như vậy đã đòi hỏi quan hệ Nhật-Mỹ kết cục phải trở thành quan hệ đồng minh(12). Theo ý nghĩa chiến lược quốc tế về vấn đề vũ khí hạt nhân. Vấn đề nghi ngờ CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, có thể nói là đề tài cần được Nhật -Mỹ cùng nhau ứng xử. Tuy nhiên, đối với CHDCND Triều Tiên thì Nhật Bản trong khi theo dõi tình hình một cách điềm tĩnh, vẫn hy vọng giải quyết vấn đề hạt nhân có tính quốc tế. Có thể nói, theo thông tin từ các báo cáo của IAEA về các cơ sở sản xuất năng lượng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, có hai cơ sở nghiên cứu năng lượng hạt nhân đã được xác nhận, còn các nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân khác thì không. Mặc dù là đã có thông tin hoài nghi về việc CHDCND Triều Tiên có nhà máy tái xử lí nhiên liệu hạt nhân và Nhật Bản rất quan tâm đến điều này. Tuy vậy, Nhật Bản không có khả năng xác nhận thông tin đó là một sự thực, do vậy giữ lập trường hy vọng mạnh mẽ vào sự hoàn tất nhanh chóng của Hiệp định về biện pháp bảo đảm giữa CHDCND Triều Tiên và IAEA(13). Nhật Bản ở vào tình thế quan sát cách xử lý của IAEA.
2. Con bài phát triển vũ khí hạt nhân và Nhật Bản
Nhật Bản và Mỹ đã chỉ ra mối hoài nghi về việc CHDCND Triều Tiên có lò phản ứng nguyên tử có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân và có cơ sở tái xử lí nhiên liệu hạt nhân dựa vào quan sát của vệ tinh trinh thám. Hàn Quốc kiên quyết yêu cầu phải điều tra giám sát CHDCND Triều Tiên. Yêu cầu này đã bị từ chối. Ở đó Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản phải đưa vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự vào việc xúc tiến hiệp nghị cải thiện quan hệ Nhật-Triều. Mỹ phải làm như vậy là do nước Mỹ không có phương pháp hữu hiệu nào để thanh sát phía CHDCND Triều Tiên nên đã cân nhắc việc bình thường hoá quan hệ Nhật-Triều, coi đó là cơ hội cần phải nắm lấy. Ngay cả Chính phủ Nhật Bản cũng cho rằng “Do việc phát triển hạt nhân nên viện trợ kinh tế cho CHDCND Triều Tiên là vô ích. Việc CHDCND Triều Tiên có hay không có vũ khí hạt nhân là có ảnh hưởng rất lớn đến ổn định của Bán đảo Triều Tiên và cũng có ý nghĩa trọng đại đối với vấn đề an ninh của Nhật Bản”. Bộ Ngoại giao Nhật Bản chủ trương phương châm đàm phán thông qua giao thiệp(14)). Xung quanh vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã xuất hiện những động thái cụ thể cần thiết phải hành động cùng phối hợp giữa Nhật Bản-Mỹ-Hàn Quốc. Vào đầu tháng 9 năm 1990 - thời điểm quan hệ Liên Xô-CHDCND Triều Tiên suy thoái và cuộc Chiến tranh Lạnh đông tây đến hồi kết thúc. Ba tháng sau đó người ta được biết, tại cuộc hội đàm giữa hai ngoại trưởng của hai nước tại Bình Nhưỡng, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Kim Vĩnh Nam của CHDCND Triều Tiên đã nói với Ngoại trưởng Liên Xô lúc đó là Tsevatnatze rằng, nếu Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc thì thì CHDCND Triều Tiên sẽ: 1. Thực hiện việc phát triển vũ khí hạt nhân một cách độc lập; 2. Ủng hộ việc đòi hỏi của Nhật Bản về phân lãnh thổ phía bắc giáp với Liên Xô; 3. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Liên Xô đã thông báo điều này cho Nhật Bản qua hiệp nghị chính thức giữa hai Chính phủ Liên Xô và Nhật Bản được tiến hành cho đến tháng 12 năm đó(15).
Hai nước Hàn Quốc và Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30 tháng 9. Trong thời gian thăm Nhật Bản tại Tokyo từ ngày 2 đến 3 tháng 9 theo hiệp định trao đổi định kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Tsevatnatze đã công bố một số nội dung về CHDCND Triều Tiên. Điểm quan trọng của cuộc hội đàm Ngoại trưởng Xô-Triều này đã được truyền đạt lại sau cuộc thăm CHDCND Triều Tiên của đoàn đại biểu hai đảng là Đảng Xã hội và Đảng Tự do dân chủ do ngài Kane Maru nguyên Phó thủ tướng làm trưởng đoàn vào hạ tuần tháng 9. Chính vì vậy mà vào thời điểm này Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa biết ý định của CHDCND Triều Tiên về việc “bình thường hoá ngoại giao với Nhật Bản”. Đương nhiên, việc CHDCND Triều Tiên tuyên bố “phát triển hạt nhân” mang ý nghĩa “phát triển vũ khí hạt nhân” đã được Liên Xô biết rõ là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Đương thời, Liên Xô đã nỗ lực cải thiện quan hệ với không chỉ Mỹ mà cả với Trung Quốc và Hàn Quốc và việc phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thực sự cản trở đến chính sách cải tổ, mở cửa của Liên Xô. Chính vì vậy mà đề án “bình thường hoá quan hệ ngoại giao” được đưa ra từ CHDCND Triều Tiên là điều nằm ngoài sự dự tính của Nhật Bản. Mặc dù là trước đó Nhật Bản có tính đến việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên, nhưng Nhật Bản lại liên minh với Mỹ và Hàn Quốc trong vấn đề nghi vấn vũ khí hạt nhân của nước này nên sự hình dung về CHDCND Triều Tiên của Nhật Bản ở vào trạng thái không mấy tích cực. Trái lại, nhìn từ lập trường của CHDCND Triều Tiên thì hành động của Liên Xô-một nước vốn được coi là hậu thuẫn lại có hành động không làm vừa lòng như vậy làm cho CHDCND Triều Tiên đứng trước nguy cơ bị cô lập. Thời kỳ này tất yếu đặt CHDCND Triều Tiên vào hoàn cảnh phải tính đến chiến lược sinh tồn của mình và việc họ chọn một trong những phương pháp là bình thường hoá quan hệ với Nhật Bản là điều có thể hình dung được.
Trong bối cảnh mà CHDCND Triều Tiên tuyên bố với Liên Xô rằng họ sẽ “phát triển hạt nhân một cách độc lập”, họ đã phản đối việc Chính phủ Liên Xô xúc tiến việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc và có khả năng là CHDCND Triều Tiên cho rằng tình hình “phát triển vũ khí hạt nhân” có thể trở thành con bài trong quá trình xúc tiến cải thiện quan hệ ngoại giao một cách có lợi với Mỹ, Nhật Bản và đối thoại nam bắc với Hàn Quốc về sau. Khác biệt lớn về kinh tế so với Hàn Quốc, lại lạnh nhạt với Liên Xô cũng có nghĩa là CHDCND Triều Tiên bị cô lập về mặt quốc tế. Cũng có thể chỉ ra rằng từ nay, CHDCND Triều Tiên có được phương tiện hữu hiệu là con bài hạt nhân được mặc cả với giá cao trong việc tiến hành đòi hỏi việc trợ kinh tế từ Nhật Bản, trong việc loại trừ vũ khí hạt nhân của Mỹ và triệt thoái quân Mỹ ở Hàn Quốc cũng như đối thoại với Hàn Quốc(16). Cho đến lúc này thì Liên Xô vẫn có ảnh hưởng đối với CHDCND Triều Tiên trong các vấn đề có liên quan đến hạt nhân(17). Tuy nhiên trong thời kỳ này, ý nghĩa việc sử dụng con bài hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã vượt khỏi phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Chấp nhận thực tế khắc nghiệt của sự hợp tác Mỹ-Xô, mục tiêu lúc đó của CHDCND Triều Tiên là tìm kế sinh tồn dựa vào việc bình thường hoá quan hệ Nhật-Triều.
3. Thử nghiệm giải trừ mối nghi ngờ về hạt nhân - ngoại giao đa phương của Nhật Bản
Theo dòng thời cuộc, từ tháng 1 năm 1991 việc giao thiệp để đi đến bình thường hoá quan hệ Nhật-Triều được bắt đầu. Cho đến lúc này, việc tìm hiểu chưa được chi tiết, song trong các vấn đề trở thành tiêu điểm, chúng tôi xin phân tích vấn đề hạt nhân làm trung tâm. Trước hết, trong lần thoả thuận bình thường hoá quan hệ lần thứ 2 thì tuần tự vấn đề cần được giải quyết là: Thứ nhất, vấn đề thanh sát hạt nhân; Thứ hai, vấn đề trao đổi gọi là quyền yêu cầu bồi thường: Thứ ba, vấn đề mở lại đối thoại Nam Bắc. Nội dung này được tranh luận công khai trong cuộc họp Quốc hội Nhật Bản ngày 13 tháng 3. Được biết rằng dù sao thì đây cũng chỉ là bước trao đổi trên bình diện những nguyên tắc chung, không khí trao đổi hai bên rất tốt, mặt khác về mặt chủ trương thì lập trường đối lập cũng rất gay gắt. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản chủ trương phải tiếp tục kiềm chế và nhẫn lại một cách chân thành(18). Cùng với việc đàm phán với CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản cũng tiến hành trao đổi ý kiến về vấn đề thanh sát hạt nhân này với Liên Xô. Đây là một vấn đề bí mật, nhưng Tổng thống Gorbachop đã cho rằng Liên Xô cũng có cùng một nỗi lo lắng giống như Nhật Bản(19). Nhật Bản có đề nghị Liên Xô thuyết phục CHDCND Triều Tiên chấp nhận thanh sát hạt nhân và đây không phải là vấn đề gì bí mật. Nếu như vậy thì có thể thấy sự trao đổi ý kiến ở mức độ cao hơn. Ví dụ, nếu CHDCND Triều Tiên chấp nhận thanh sát hạt nhân do sức ép từ phía Liên Xô thì Nhật Bản sẽ thực hiện hợp tác kinh tế tích cực với Liên Xô. Đương thời, Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ kinh tế hàng đầu trên thế giới, Liên Xô cũng kỳ vọng vào sự viện trợ kinh tế từ Nhật Bản rất nhiều. Nếu điều này là hiện thực thì có thể nói đó là ngoại giao đa phương của Nhật Bản trên cơ sở sử dụng viện trợ.
Trên thực tế thì ngày 30 tháng 3 năm 1991, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đề ra phương châm có tính chất trọng yếu cho việc thực thi chính sách ODA là nước được việc trợ phải là nước gia nhập NPT. Do cuộc Chiến tranh vùng Vịnh mà thế giới thứ ba trở thành một vấn đề lớn toàn cầu. Theo đó, Nhật Bản đã dùng phương châm trên làm nguyên tắc gây áp lực đối với các nước chưa gia nhập NPT để đề phòng việc phát triển phổ biến hạt nhân và nhằm thúc ép gia nhập NPT. Đó là thời kỳ nổi lên sức ảnh hưởng của ODA Nhật Bản.
Mặt khác, CHDCND Triều Tiên thì cho rằng, đối với Nhật Bản, vấn đề hạt nhân về cơ bản chẳng có liên quan gì đến mối bang giao Nhật-Triều cả, nếu có thì chỉ là vấn đề đối với Mỹ mà thôi. Dù sao Nhật Bản cũng có vẻ như rất lo lắng, rõ ràng là CHDCND Triều Tiên không thể không có ý định chế tạo vũ khí hạt nhân. CHDCND Triều Tiên thì chủ trương rằng nếu Nhật Bản nêu vấn đề vũ khí hạt nhân ra thì họ buộc phải đưa việc vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Hàn Quốc thành vấn đề. Lập trường của Chính phủ Nhật Bản đối với vấn đề này về tình tiết là rất khác nhau trong sự lí giải về CHDCND Triều Tiên. Luồng ý kiến chủ đạo nhất là trong chừng mực vấn đề thanh sát hạt nhân đối với CHDCND Triều Tiên chưa được giải quyết thì không thể có quan hệ ngoại giao bình thường với nước này(20).
Vấn đề bình thường hoá quan hệ Nhật-Triều đã rơi vào tình trạng đông cứng, trong đó điểm mấu chốt là vấn đề hạt nhân. Cho đến lúc này nếu nhìn lại thì CHDCND Triều Tiên bắt đầu tìm kiếm chiến lược sinh tồn trong hoàn cảnh họ bị cô lập ngày một gia tăng, một mặt thì nỗi bất an từ công cuộc cải tổ để cứu vãn chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, mặt khác thì quan hệ Xô-Hàn đang được cải thiện. Lúc này, chiến lược lựa chọn của CHDCND Triều Tiên là bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Đến đây, Nhật Bản, trong khi thúc tiến hợp tác Nhật -Triều với mối hoài nghi về vũ khí hạt nhân, một mặt thì liên kết với Hàn Quốc và Mỹ trong một cộng đồng chiến tuyến, mặt khác lại bí mật thương thảo yêu cầu Liên Xô để nước này dùng sức ảnh hưởng ép CHDCND Triều Tiên. Hơn thế nữa, Chính phủ Nhật Bản đã giải quyết vấn đề hạt nhân trong phạm vi phương châm ODA. Theo cách nhìn của CHDCND Triều Tiên thì sự thay đổi của hoàn cảnh vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xấu đi. Nói một cách khác, vào thời gian đó CHDCND Triều Tiên cảm thấy bị hoàn toàn cô lập với xung quanh trước áp lực gián tiếp của Mỹ, hành vi bất hợp tác của Liên Xô, yêu cầu đòi thanh sát hạt nhân của Nhật Bản và tính tích cực chủ động của Hàn Quốc dựa vào sự cách biệt xa với CHDCND Triều Tiên về kinh tế. Tuy vậy, CHDCND Triều Tiên đã chấp nhận sự thực đó và hướng tới việc thương lượng. Trong giai đoạn này người ta có thể thấy, Nhật Bản một mặt giữ thái độ hợp tác đối với chiến lược hạt nhân của Mỹ, đồng thời mặt khác thì hành động theo phương châm của riêng mình.
4. Sự hợp ý và thoả hiệp để đi đến những điều khoản
Ngày 30 tháng 5 năm 1991, CHDCND Triều Tiên đã thông báo với IAEA về ý định tiến hành hiệp nghị có liên quan đến việc thanh sát hạt nhân(21). Hơn nữa, ngày 3 tháng 6 năm 1991, Trung Quốc cũng công bố sự ủng hộ hoàn toàn việc gia nhập Liên Hợp Quốc của CHDCND Triều Tiên(22). Sau đó, CHDCND Triều Tiên cũng thông báo họ có ý định ký kết hiệp định về hạt nhân và cũng không có ý phản đối việc thanh sát hạt nhân, vì vậy các nước thành viên của tổ chức IAEA lập tức tỏ ra quan tâm đến CHDCND Triều Tiên(23). Ngược lại, vào lúc đó Mỹ và Hàn Quốc đã cùng xác nhận sẽ có bước đi chung trên vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên(24). Trong sự chuyển biến này có việc Liên Xô tiến hành cải cách, song về vấn đề này, Trung Quốc cũng có quan điểm rằng mặc cho những vấn đề nội bộ của Liên Xô, Trung Quốc muốn phát triển quan hệ Trung-Xô. Trái lại, CHDCND Triều Tiên cho rằng, cho dù Liên Xô có biến chuyển như thế nào đi nữa thì CHDCND Triều Tiên vẫn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường của riêng họ(25). Trước tình hình đó cần phải xử lí như thế nào là vấn đề không rõ ràng trong Chính phủ Nhật Bản. Trong quan hệ hai nước Nhật-Triều, Nhật Bản muốn có quan hệ mới. Mặc dù có vấn đề về Lý Ân Huệ, song nhìn tổng thể quan hệ hai nước vẫn tiến triển êm đẹp. Từ lập trường này có thể thấy tính tích cực là chủ yếu. Phía CHDCND Triều Tiên cũng cho rằng cách ứng xử của Nhật Bản là thành ý và có ý muốn hướng tới việc bình thường hoá quan hệ. Có một cuộc chạy thi (vấn đề hạt nhân và quan hệ hai nước) như vậy và cách ứng xử của Nhật Bản về vấn đề CHDCND Triều Tiên nhằm đạt tới sự ổn định của khu vực là có tính mềm dẻo.
Mặt khác, tháng 6 năm 1991, CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố ý nguyện ký vào Hiệp định về biện pháp bảo an của IAEA. Tuy nhiên đến tháng 9, tại Uỷ ban IAEA, CHDCND Triều Tiên lại yêu cầu triệt thoái vũ khí hạt nhân của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và từ chối việc ký vào Hiệp định trên(26). Trong khi đó Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo trong một diễn thuyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 lại tuyên bố ý muốn thương lượng với CHDCND Triều Tiên về vấn đề hạt nhân.
Tại thời điểm này, CHDCND Triều Tiên, trong khi hoan nghênh đề án của Tổng thống Bush đưa ra vào ngày 27 tháng 9 năm 1991 về giải thể và triệt thoái vũ khí hạt nhân đồng thời tuyên bố việc triệt thoái vũ khí hạt nhân của Mỹ tại Hàn Quốc được tiến hành đồng thời với bảo đảm không sử dụng vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên sẽ mở ra khả năng CHDCND Triều Tiên ký vào hiệp ước an ninh của IAEA. Trước tình hình này, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, CHDCND Triều Tiên đưa ra điều kiện và không ký vào Hiệp ước, nhưng đưa ra điều kiện như vậy là không thể chấp nhận được. Dự định là tiến hành cuộc trao đổi định kỳ Nhật-Triều lần thứ 5 vào tháng 11 và kiên quyết yêu cầu phía Bắc Triều Tiên sớm kí vào văn bản hiệp ước của IAEA và chịu sự thanh sát hạt nhân(27).
Đến thời kỳ này vẫn chưa có được sự bàn luận cụ thể nào về ý tưởng phi hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên trong cuộc trao đổi Nhật-Triều. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Kaifu Toshiki đã thể hiện lập trường của Trung Quốc và cách nghĩ của Nhật Bản. Hai bên đã làm sáng tỏ ý tưởng về Bán đảo Triều Tiên như một vành đai phi hạt nhân(28). Vào tháng 11, Tổng thống Roh Tae-woo đã phát biểu “Tuyên ngôn phi hạt nhân hoá”, đồng thời phía CHDCND Triều Tiên cũng tuyên bố việc bắt đầu giải trừ vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc như điều kiện tiên quyết để ký nước này ký vào hiệp định thanh sát hạt nhân. Đến tháng 12, trong cuộc hội đàm thủ tướng lần thứ 5, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký vào bản “Hiệp ý thư về hoà giải, không xâm lược lẫn nhau và hiệp tác giao lưu”, thống nhất về việc triển khai hiệp nghị trong năm về vấn đề hạt nhân. Tổng thống Roh Tea-woo chấp nhận việc tuyên bố “Không tồn tại hạt nhân” trên Bán đảo Triều Tiên, CHDCND Triều Tiên phát biểu đồng ý ký hiệp định thanh sát hạt nhân. Trong tình hình cuộc chiến Vùng Vịnh, Liên Xô giải thể, Tổng thống Mỹ Bush đề xuất vấn đề triệt thoái vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới, Tổng thống Hàn Quốc Roh Tea-woo công bố tuyên ngôn phi hạt nhân hoá trên Bán đảo Triều Tiên, kêu gọi CHDCND Triều Tiên đình chỉ kế hoạch phát triển hạt nhân, phía Hàn Quốc đưa ra đề án thanh sát hạt nhân đồng thời ở cả hai miền Nam Bắc, CHDCND Triều Tiên ở vào thế bị dồn đến chân tường. Trong vấn đề phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, cửa ngõ giao thiệp với CHDCND Triều Tiên đã chuyển dịch từ Mỹ đến Hàn Quốc(29). Ngày 31 tháng 12, trong cuộc tiếp xúc đại biểu hai miền Nam Bắc, tất cả đã hợp ý vấn đề “Tuyên ngôn phi hạt nhân hoá”(30) và ký điều ấn sơ bộ(31). Cho đến đây, quan hệ Mỹ - Triều, Nam - Bắc, Nhật - Triều mặc dù có những khúc mắc nào đó nhưng nhìn chung diễn ra một cách khá êm xuôi.
(Còn nữa)
PARK-HONG YOUNG
(PGS, TS, Khoa Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc)
Người dịch: Phạm Hồng Thái
từ bản tiếng Nhật: “北朝鮮の核問題をめぐる日本の対応―NPT加入から脱退まで(1989-1993)”.
([1]) Chuck Downs, Over The Line: North Korea’s negotiating strategy (Washington, D.C., AEI Press, 1999)[ソン・スンジョン訳『北朝鮮の協商戦略』ソウル:ハヌル出版社、1999], p. 404-405.
(3) Leon V. Sigal, Disarming Stranger: Nuclear Diplomacy with North Korea,(Princeton, NJ: Princeton University Press, 1997)[グ・ガブ訳『米国は協力しようとはしなかった』ソウル:社会評論、1999], p.16-19.
(4) Sigal, グ・ガブ訳『米国は協力しようとはしなかった』, p. 21-22.
(5) 日本国会、第109回、参議院、外交総合安全保障に関する調査会、外交軍縮小委員会会議録、第一号、昭和六十二年九月四日、七頁、谷野政府委員。以下、参議院、外交総合安全保障に関する調査会109-1, p.7 (谷野政府委員、1987/09/04)と略す。
(6) 衆議院、内閣委員会112-13, p. 28(谷野政府委員、1988/05/24).。
(7) 衆議院、外務委員会114-2,p.3(谷野政府委員、1989/04/11)。同じ114-3, p.14(宇野外務大臣、1989/05/24)。
(8) 朝日新聞朝刊、1989年11月10日3面。
(9) Mét quan chøc cña Trung t©m cho biÕt: “Có tin đồn là CHDCNDTriều Tiên đã xây dựng được lò thí nghiệm phát điện nguyên tử vào những năm 1970, tự xây dựng được nhà máy phát điện nguyên tử cỡ lớn vào những năm 1980. Trong phạm vi phim tư liệu thì đó phải chăng là nhà máy phát điện nguyên tử, toà nhà phía Nam là cơ sở nhiên liệu, toà nhà phía Bắc là cơ sở nghiên cứu” (朝日新聞朝刊、1990年2月9日3面).
(10) 1988年版、防衛白書、第二部、第3章。
(11) Chính phủ Nhật Bản chủ trương Ba nguyên tắc phi hạt nhân là: không sở hữu vũ khí hạt nhân, không chế tạo và không phổ biến vũ khí hạt nhân.1990年版、防衛白書、第二部、第二章.
(12) 1990年版、防衛白書、第二部、第四章。
(13) 衆議院、外務委員会118-7,p.32(太田政府委員、1990/06/01)。
(14) 朝日新聞朝刊、1990年10月26日3面。
(15朝日新聞朝刊、1991年1月1日1面。
(16) 朝日新聞朝刊、1991年1月1日1面。
(17) Andrew Mack, “North Korea and the Bomb”, FOREIGN POLICY, Vol.83(Summer, 1991), p.87.
(18) 衆議院、外務委員会120-7,pp.3-4(谷野政府委員、1991/03/13)。
(19) 衆議院、外務委員会120-11,p.17(兵藤政府委員、1991/04/24)。
(20) 衆議院、外務委員会120-11,p.16(谷野政府委員、1991/04/24)。
(21) 朝日新聞朝刊、1991年5月30日1面。
(22) 朝日新聞夕刊、1991年6月3日1面。
(23) 朝日新聞夕刊、1991年6月14日1面。
(24) 朝日新聞朝刊、1991年7月3日7面。
(25) 衆議院、外務委員会121-2,p.12(谷野政府委員、1991/08/30)。
(26) 朝日新聞朝刊、1991年9月13日1面。
(27) 衆議院、外務委員会121-3,p.2(谷野政府委員、1991/10/02)。
(28) 参議院、外務委員会121-2,p.11(谷野政府委員、1991/09/05)。
(29) 朝日新聞朝刊、1991年12月13日2面。
(30) Điểm cốt yếu của “Tuyên ngôn về Phi hạt nhân hoá” do đại biểu của hai miền Triều Tiên ký ngày 31 là: 1. Không thử nghiệm, chế tạo, sản xuất, tiếp nhận, bảo quản, tàng trữ, bố trí, sử dụngvũ khí hạt nhân; 2. Sử dụng năng lượng hạt nhân trong phạm vi mục đích hoà bình; 3. Không duy trì các cơ sở tái sử lí hạt nhân và làm giàu Uraniom; 4. Việc thanh sát được thực hiện trên cơ sở hợp ý song phương đối với toàn bộ các cơ sở quân sự và dân sự do phía đối tác tuyển định.; 5. Một tháng sau khi bản Tuyên ngôn này được công bố hai, miền sẽ cộng tác để thành lập một Uỷ ban Giám sát hạt nhân Nam Bắc. Nguồn: 朝日新聞朝刊、