JAPAN’S FOREIGN POLICIES
(Chính sách ngoại giao của Nhật Bản)
Tác giả: A. M. Pooley
Nhà xuất bản Routledge, USA, 2011, 202 trang
Kí hiệu: Lv 816
Ngôn ngữ: tiếng Anh
Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản đã tiến hành những chính sách ngoại giao tương đối năng động, khôn khéo và thận trọng. Cùng với sự phát triển thành công về kinh tế, chính sách đối ngoại đã góp phần đáng kể nâng cao vị trí của Nhật bản trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Nhật Bản được bắt đầu với Học thuyết Yoshida, theo đó Nhật Bản dựa hoàn toàn vào Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ để phòng thủ đất nước và tập trung sức phát triển kinh tế.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn thập kỷ 60 đặc trưng bởi chính sách ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu đuổi kịp và vượt các nước phát triển khác. Mục tiêu này đã đạt được vào cuối những năm 60 khi Nhật Bản trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Đầu thập kỷ 70, tình hình quốc tế có những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ vừa tạo điều kiện vừa thúc đẩy Nhật Bản đóng một vai trò quốc tế quan trọng hơn. Trong bối cảnh đó, học thuyết Fukuda ra đời năm 1977 đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật, trước hết là đối với khu vực Đông Nam Á.
Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 80 tiếp tục mang tính chủ động hơn, nhất là dưới thời kỳ Thủ tướng Nakasone nắm quyền. Từ năm 1985, với việc nâng giá đồng yên, Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng kinh tế trong khu vực Châu Á với mô hình đàn nhạn bay với ý đồ trở thành đầu tầu cho sự phát triển kinh tế ở đây.
Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 90 được đặc trưng bởi việc củng cố quan hệ với Mỹ qua việc ký Tuyên bố chung về “An ninh Nhật - Mỹ trong thế kỷ 21” năm 1996 và đưa ra Phương châm phòng thủ mới Nhật - Mỹ vào năm 1997.
Bước vào thế kỷ 21, với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh chống khủng bố và tình hình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Nhật Bản tiếp tục chính sách ủng hộ mạnh mẽ Mỹ và tăng cường khả năng tự vệ của mình.
Nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin để hiểu biết rõ nét hơn về những chính sách ngoại giao của Nhật Bản, tác giả A. M. Pooley đã cho ra đời cuốn “Japan’s foreign policies” (Chính sách ngoại giao của Nhật Bản). Nội dung của cuốn sách được chia thành 7 chương chính như sau:
1. Nhật Bản và liên minh Anglo-Nhật Bản
2. Chính sách của Nhật Bản ở Trung Quốc
3. Cuộc cách mạng đầu tiên ở Trung Quốc, 1911-1912
4. Cuộc cách mạng thứ hai tại Trung Quốc, 1912-1913
5. Nhật Bản, Mỹ và Mexico, 1911-1914
6. Bản yêu sách 21 điểm
7. Mở rộng thương mại của Nhật Bản, 1914-1918
Các chương của cuốn sách này được bắt đầu viết vào năm 1915, như một phần lớn của nội dung cuốn sách, nhưng việc xuất bản bị cản trở do tình trạng cấp bách của chiến tranh. Các chương giải quyết các vấn đề trong nước đã được xuất bản trong Japan at the Cross Roads vào năm 1917.
Cuốn sách này bao gồm các chương đề cập đến việc giải quyết các vấn đề ngoại giao của Nhật Bản, vấn đề liên quan chủ yếu thuộc về những năm 1911-1914. Nhưng vì các sự kiện của những năm này liên kết chặt chẽ với các sự kiện đã xảy ra ở Trung Quốc, chúng không hoàn toàn không liên quan đến những nhà nghiên cứu về các vấn đề Viễn Đông.
Để hoàn thành cuốn sách, tác giả phần lớn dựa vào các bản ghi nhớ của mình cũng như các tập tài liệu Biên niên sử Nhật Bản (The Japan Chronicle), Công báo Nhật Bản (The Japan Gazette), và các giấy tờ ở nước ngoài về Hiệp ước Cảng Trung Quốc (China Treaty Port), tất cả đều là những nguồn có giá trị lịch sử lớn lao.
Trong 5 năm qua, thế giới đã tiến xa và tiến nhanh tới mức mà một cuộc cách mạng hoàn chỉnh đã xảy ra ở vùng Viễn Đông mà hầu như không một ai ở đất nước này biết về nó. Các sự kiện dịch chuyển nhanh chóng ở các nơi trên toàn cầu, và điều gì sẽ xảy ra là điều chưa ai biết chắc chắn. Ở Mỹ có dự báo rằng, trong tương lai không xa, một cuộc chiến khác đang nhen nhóm. Mối đe dọa muôn thuở, treo lơ lửng ở Châu Âu trong nhiều năm, đã chuyển sang Thái Bình Dương.
Thông qua 202 trang, lối trình bày khoa học và dễ hiểu, cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin vô cùng hữu ích, giúp bạn đọc có được những hiểu biết toàn diện về những chính sách ngoại giao của Nhật Bản trong các thời kỳ cụ thể. Cuốn sách là tài liệu rất bổ ích đối với bạn đọc khi nghiên cứu về Nhật Bản nói chung và chính sách ngoại giao của Nhật Bản nói riêng.
Thực hiện: Hà Hậu