Trang chủ

Tọa đàm khoa học “Một số vấn đề kinh tế - xã hội của Hàn Quốc, Tiền Tiên”

Đăng ngày: 31-08-2023, 09:13 | Danh mục: Hoạt động khoa học

Ngày 29/8/2023, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Một số vấn đề kinh tế - xã hội của Hàn Quốc, Tiền Tiên” do các cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Triều Tiên trình bày. Tham dự tọa đàm có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành, cùng toàn thể cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Tọa đàm khoa học “Một số vấn đề kinh tế - xã hội của Hàn Quốc, Tiền Tiên”

Toạ đàm khoa học “Một số vấn đề kinh tế - xã hội của hàn Quốc, Tiền Tiên”

Toạ đàm nhằm tìm hiểu về vai trò ngày càng quan trọng của các doanh nghiệp xã hội trong việc phát triển kinh tế và tạo lập một xã hội bền vững. Hàn Quốc - một quốc gia nổi tiếng với sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại, đã và đang có sự thay đổi cách nhìn về doanh nghiệp. Không chỉ còn là nơi để tạo ra lợi nhuận, mà các doanh nghiệp còn đảm nhận vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, từ môi trường đến giáo dục và phát triển cộng đồng.

Tình hình lương thực tại Triều Tiên đã và đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên, kinh tế và chính trị đã tạo ra những thách thức phức tạp về lương thực và đảm bảo an ninh thực phẩm trong nước. Toạ đàm này không chỉ là cung cấp cái nhìn đa chiều về tình hình hiện tại, mà còn tập trung vào việc tạo ra những giải pháp cụ thể và bền vững cho tương lai.

Mở đầu tọa đàm, TS. Tống Thuỳ Linh trình bày báo cáo “Doanh nghiệp xã hội ở Hàn Quốc”. Báo cáo đưa ra khái niệm về doanh nghiệp xã hội (DNXH); Bối cảnh xuất hiện DNXH; Các loại hình DNXH; Thực trạng phát triển DNXH.

Tọa đàm khoa học “Một số vấn đề kinh tế - xã hội của Hàn Quốc, Tiền Tiên”

Các diễn giả thuyết trình

Tiếp theo, ThS. Trần Thị Mỹ Hoa trình bày báo cáo “Đại dịch COVID-19 và tình hình lương thực của Triều Tiên”. Báo cáo phân tích về tình hình và ảnh hưởng COVID-19 ở Triều Tiên; Thực trạng lương thực của Triều Tiên hiện nay; Nguyên nhân và giải pháp khắc phục vấn đề lương thực ở Triều Tiên.

Trong phần thảo luận, TS. Nguyễn Thị Thắm cho rằng: Hai báo cáo được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, mang lại nhiều thông tin mới và hữu ích. Để báo cáo được hoàn thiện hơn, TS. Nguyễn Thị Thắm đề xuất báo cáo “Doanh nghiệp xã hội ở Hàn Quốc” nên bổ sung thêm các số liệu so sánh về tỷ lệ đóng góp của DNXH trong tập thể các doanh nghiệp khác về giá trị kinh tế, về số lượng việc làm tạo ra cho những người yếu thế… Báo cáo “Đại dịch COVID-19 và tình hình lương thực của Triều Tiên” cũng cho thấy một cái nhìn khái quát về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực ở Triều Tiên cũng như đề xuất các giải pháp cho vấn đề này. Tiếp theo, PGS.TS Phạm Hồng Thái đặt câu hỏi cho diễn giả về nguyên nhân dẫn đến số lượng DNXH ở Hàn Quốc tăng trong những năm gần đây và chia sẻ thêm một số thông tin về khó khăn trong nông nghiệp của Triều Tiên. TS. Hoàng Minh Lợi phát biểu: hai báo cáo đã mang lại nhiều thông tin mới và mong muốn diễn giả làm rõ thêm DNXH Hàn Quốc đã giúp đỡ gì cho những người yếu thế trong xã hội, ví dụ như những người nghèo phải sống trong các nhà bán hầm bị ảnh hưởng trong các trận lũ lụt thời gian.

Tổng kết toạ đàm, TS. Trần Hoàng Long cho rằng, buổi toạ đàm đã mang lại những thông tin mới mẻ, cái nhìn đa chiều về hai khía cạnh quan trọng của xã hội, kinh tế và địa chính trị tại Hàn Quốc và Triều Tiên. Qua đó, các nhà khoa học tiếp tục trao đổi thông tin và kiến thức, để cùng nhau hiểu rõ hơn và tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề này.

 

Kiều Dung

0thảo luận