Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

TÂM TRẠNG BẤT AN CỦA NGƯỜI NHẬT

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:31

Người Nhật  thích nói chuyện “đắm chìm”. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX chính là những năm Nhật Bản vùng dậy sau chiến tranh, lần đầu tiên vượt qua các cường quốc Tây Âu, trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng cả nước lại không hề có những loại bàn luận như “trỗi dậy” gì đó, mà ngược lại, số người bàn đến “Sự đắm chìm của Nhật Bản” đã nhiều lên. “Sự đắm chìm của Nhật Bản” là tên một tác phẩm khoa học viễn tưởng của nhà văn Nhật Omatsu Sakyô. Tập một của cuốn tiểu thuyết này bán được 2,04 triệu bản, tập hai bán được 1,82 triệu bản, tác giả do đó nhận được 120 triệu Yên. Cßn bộ phim cùng tên, được cải biên từ cuốn tiểu thuyết đã thu được 4 tỷ Yên tiền bán vé, có tới 8,8 triệu lượt người xem, chấn động cả quần đảo Nhật Bản. Một thời gian “Sự đắm chìm của Nhật Bản” đã trở thành đầu đề câu chuyện sôi nổi nhất đương thời.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:29

Trong những thập kỷ qua, Đài Loan đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong sự phát triển kinh tế và là một trong 4 con rồng lớn của Châu Á. Điều này cũng đưa đến những chuyển biến đáng kể trong đời sống kinh tế-xã hội, cụ thể là mức sống, chất lượng sống của người dân cũng như kỹ năng, tay nghề người lao động của Đài Loan cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh nguồn lao động, sự phát triển kinh tế ở  Đài Loan cũng đang làm xuất hiện những vấn đề xã hội cấp thiết như sự già hoá dân số, sự giảm sút tỷ lệ sinh. Điều này đã làm Đài Loan lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là những lao động phổ thông ngày càng tăng từ đầu những năm 1990 đến nay và việc tiếp nhận nguồn lao động phổ thông từ nước ngoài, đặc biệt từ những nước trong khu vực, ngày càng trở thành một nhu cầu tất yếu. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, khảo sát nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa hợp tác lao động giữa các nước trong khu vực và Đài Loan.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA YASUNARI KAWABATA - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:26

Trong văn học Nhật Bản hiện đại, Yasunari Kawabata (1899 - 1972) là một nhà văn lớn, giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn xuôi. Ông là “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” (Y.Mishima) là người tôn sùng vẻ đẹp mong manh và ngôn ngữ đầy hình ảnh u ẩn về cuộc sống của thiên nhiên và số phận của con người, đồng thời là chiếc cầu nối giữa hai nền văn hoá Đông - Tây. Nhà văn Y. Kawabata chào đời (1899) khi cuộc Duy tân Minh Trị đã trải qua hơn một phần tư thế kỷ (1868) và đúng một trăm năm sau cuộc cải cách vĩ đại đó, ông đã mang lại vinh quang cho văn học Nhật Bản và dân tộc Nhật giải Nobel văn học (1968). Đánh giá những đóng góp to lớn của Y. Kawabata đối với văn học Nhật Bản và văn học thế giới, đại diện Hội đồng Giải thưởng Nobel văn học của Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển nhấn mạnh, việc ông được giải là “vì nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao thể hiện được bản chất của cách tư duy Nhật Bản”.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

HÀN QUỐC VỚI ASEAN TRONG CHIẾN TRANH LẠNH: TỪ ASPAC TỚI QUAN HỆ ĐỐI TÁC

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:23

Trong những năm gần đây, do sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực ở Đông Á, khu vực này đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới học giả trong và ngoài nước. Ngành Đông Á học đã bắt đầu được hình thành ở nhiều nơi trên thế giới. Vô số công trình nghiên cứu về các vấn đề khác nhau của Đông Á đã được triển khai. Tuy nhiên trong nghiên cứu Đông Á, đa phần các công trình tập trung vào những vấn đề đương đại hơn là lịch sử, quan tâm đến vai trò và tác động của các nước lớn hơn là các thực thể vừa và nhỏ như Hàn Quốc hay ASEAN. Tình hình này diễn ra ở cả Hàn Quốc lẫn ASEAN và Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

XÁC LẬP VAI TRÒ AN NINH CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN Ở ĐÔNG NAM Á TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THỜI KÌ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:20

Do được thiên nhiên ưu đãi vị trí địa – chính trị thuận lợi, Đông Nam Á luôn là khu vực tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị lớn. Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Đông Nam Á luôn là nơi hội tụ đầy đủ các mâu thuẫn của thời đại, là địa bàn gánh chịu hậu quả cuộc đụng đầu của hai hệ tư tưởng, chính trị khác nhau. Có thể kể ra các thế lực chính trị lớn liên quan trực tiếp tới các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh của khu vực này là Mỹ, Liên Xô (cũ), Nhật Bản, Trung Quốc và phần nào đó còn có các nước trong cộng đồng Châu Âu (EU). Tuỳ thuộc vào mục đích và thực lực mà mỗi thế lực chính trị thường theo đuổi một mục đích lớn. Trong đó, Liên Xô và Trung Quốc phần lớn liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh; Nhật Bản chủ yếu liên quan đến các vấn đề kinh tế; duy nhất chỉ có Mỹ hầu như dính líu tới tất cả các vấn đề của khu vực. Hơn thế, Mỹ còn đóng vai trò xung kích, tạo ra chiếc ô đảm bảo an ninh cho các đồng minh, lôi kéo họ tham gia vào cán cân quyền lực của khu vực.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

NÔNG NGHIỆP ĐÀI LOAN: THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:17

Những thành tựu đáng chú ý trong phát triển nông nghiệp của Đài Loan những thập niên gần đây được coi là nền tảng cho sự phát triển kinh tế toàn diện của xứ sở này. Từ đó, một xã hội từng phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp đã chuyển mình, trở thành một vùng đất của thương mại và công nghiệp. Trong giai đoạn đầu, nông nghiệp Đài Loan tập trung theo đuổi mức năng suất dựa vào quảng canh, áp dụng cường độ lao động cao và tăng cường vốn. Nhưng ở giai đoạn sau người ta lại tập trung theo đuổi đầu tư theo chiều sâu; tức là người ta chú trọng tới năng suất và hiệu quả.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

VẤN ĐỀ GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:15

Người ta dự đoán, Hàn Quốc trở thành một quốc gia già hóa (già hóa dân số) vào năm 2018, và rất có thể trở thành một xã hội siêu già vào năm 2026. Điều này chứng tỏ dân số Hàn Quốc đang già đi với tốc độ nhanh hơn đáng kể so với đa số các nước tiên tiến khác. Sự nổi lên của già hóa dân số chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn kinh tế xã hội nghiêm trọng cho Hàn Quốc trong thế kỷ XXI; những khó khăn đó bao gồm cả những chi phí cung cấp cho chăm sóc y tế đối với những người có tuổi và sự sụt giảm tương đối trong lực lượng lao động của Hàn Quốc, nhất là độ tuổi từ  18 đến 60.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ ĐÔNG Á TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT TOÀN CẦU

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:12

Hiện tượng kinh tế mới (kinh tế tri thức) bùng nổ ở các nước công nghiệp phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã thúc đẩy các hãng điện tử Châu Á phát triển để đáp ứng yêu cầu của thị trường lớn. Thực tế, các hãng sản xuất điện tử Châu Á vẫn không thể đáp ứng các yêu cầu này, trong khi mạng lưới sản xuất toàn cầu về công nghiệp điện tử đang lớn mạnh, các nước Đông Á cần phải xem xét lại các chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử của mình. Một loạt các chính sách ưu tiên phát triển đã được các nước Đông Á quan tâm đặc biệt, đó là nâng cấp các sơ sở sản xuất, thành lập các khu công nghiệp, tiếp thu công nghệ mới, tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng cường hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

ẤN ĐỘ VỚI HỢP TÁC Ở ĐÔNG Á

Đăng ngày: 6-04-2012, 11:51

Việc Ấn Độ trở thành thành viên chính thức của Hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) tháng 12 năm 2005 đã đánh dấu một bước tiến mới trong chính sách hướng Đông của đất nước có diện tích và dân số lớn nhất Nam Á này. Tuy nhiên, tiến trình hợp tác Đông Á là hình thức hợp tác khu vực ra đời chưa lâu và có những thăng trầm trong quá trình phát triển.



Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 4

QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC: 15 NĂM HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN

Đăng ngày: 23-03-2012, 13:37

Năm 2007 là năm kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc. Hơn một thập kỷ qua quan hệ giữa hai nước đã phát triển rất nhanh trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Nhân dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bài viết này sẽ điểm lại một số thành tựu chủ yếu của quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian 15 năm qua.