Quản lý là một quá trình liên tục của hiệu ứng ngược, từ trong sai lầm của mình và của người khác rút được bài học, không ngừng thử nghịêm, không ngừng tích luỹ năng lực. Xu thế đầu tư của Trung Quốc là như thế này: nếu bạn kiếm được tiền, chính quyền sẽ cấp đất để bạn phát triển lớn mạnh. Năm năm sau, bạn sẽ trở thành một thương nhân phát triển, khi đất đai lên giá sẽ bán đất với giá cao thu lợi. Cơ hội ở Trung Quốc quá nhiều, đến nỗi những giám đốc của Trung Quốc rất khó chuyên tâm vào một lĩnh vực nào đó và thường thu được thành tựu ở những lĩnh vực mới mẻ.
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia dân tộc là vấn đề quan trọng, phức tạp và khó giải quyết. Trong quan hệ giữa Liên bang Nga với Nhật Bản hiện nay, trở ngại lớn nhất là vấn đề lãnh thổ, nổi bật là vấn đề quần đảo Curin. Quần đảo Curin (gồm bốn đảo: Habomai, Sikotan, Cunasirơ và Iturup) hiện tại do Liên bang Nga chiếm giữ, phía Nhật Bản lại vẽ bản đồ ghi quần đảo Curin thuộc lãnh thổ Nhật Bản (người Nhật gọi là “lãnh thổ phương Bắc”). Bài viết này đề cập một số nội dung chính trong cuộc tranh chấp Nga – Nhật về quần đảo Curin trong thập kỷ 90 thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI và nêu nhận xét, triển vọng giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.
Năm 1948, Đại Hàn Dân Quốc ra đời, cùng với sự kiện này, quan hệ Hàn - Mỹ từ đây cũng được xác lập. Song, khi nói đến lịch sử mối quan hệ này, người ta thường nhắc đến một mốc khởi đầu xa hơn - ngày 22/5/1882, với việc ký kết Hiệp ước Hoà bình, Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải giữa Triều Tiên** và Mỹ (The Treaty of Peace, Amity, Commerce and Navigation). Đây là hiệp ước đầu tiên giữa Triều Tiên và một nuớc phương Tây. Hiệp ước năm 1882 xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Từ những năm 1830, Mỹ đã từng muốn thiết lập quan hệ với Triều Tiên, trong khi đó Triều Tiên cũng muốn “mời gọi” những cường quốc khác vào như một đối trọng với hai nước láng giềng thù địch là Nhật và Nga.
Sự thèm khát năng lượng và các nguồn lực của Trung Quốc với tư cách là nước tiêu thụ số 1 thế giới về than, thép, đồng đỏ và đứng thứ 2 về tiêu thụ dầu mỏ và điện, chỉ xếp sau Hoa Kỳ, đã góp phần nâng giá trên các thị trường hàng hoá và dầu lửa toàn cầu. Đồng thời, hàng giá rẻ với chất lượng ngày càng cao của Trung Quốc đang tràn ngập khắp thị trường thế giới và đe doạ công ăn việc làm ở các nước công nghiệp phương Bắc lẫn các nước đang phát triển ở phương Nam. Trung Quốc ngày càng được đề cao trong các chương trình nghị sự của Quốc hội Hoa Kỳ và thu hút sự quan tâm của nhiều chính trị gia tại thủ đô các nước Châu Âu cũng như tại trung tâm của nhiều nước đang phát triển khác. Thách thức mang tên Trung Quốc có quy mô toàn cầu. Vào cuối những năm 1980, khi Nhật Bản mong muốn giành lấy vị trí hàng đầu thế giới về phát triển kinh tế từ tay Hoa Kỳ, cả Washington và Brussels đã không mất nhiều thời gian để phản ứng tức thì.
Như mọi người đều biết, từ đầu thế kỉ XIX ở các nước Châu Âu và Mỹ đã diễn ra phong trào xâm chiếm thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên phục vụ cho cuộc cách mạng sản xuất và các nước Châu Á trở thành miếng mồi béo bở của các nước Âu-Mỹ. Do đó, đến giữa thế kỉ XIX cũng giống như hầu hết các nước Châu Á khác, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đang đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ. Mặt khác, triều Thanh ở Trung Quốc và Tokugawa ở Nhật Bản sau một thời gian khá dài thành công trong việc xây dựng chế độ phong kiến và phát triển kinh tế thì cho đến giữa thế kỉ 19, cả hai triều đại này bắt đầu đi vào con đường suy vong. Trước sự suy tàn của chế độ phong kiến cũng như nguy cơ đất nước trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ, ở cả hai nước đã diễn ra cuộc cách mạng nhằm thay đổi đất nước. Tuy nhiên, do lực lượng và phương thức tiến hành cuộc cách mạng ở mỗi nước khác nhau nên kết quả thu được cũng khác nhau.
Quốc hội Nhật Bản được cấu tạo theo hình thức Nghị viện hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Việc tổ chức Quốc hội thành hai viện ở Nhật Bản là kế thừa mô hình nghị viện hai viện của Anh theo quy định tại Điều 42 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946: “Quốc hội bao gồm hai viện với tên gọi Hạ nghị viện và Thượng nghị viện”. Cơ cấu lưỡng viện này tạo ra ưu thế trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, vì hoạt động lập pháp được mỗi viện tiến hành một cách độc lập với thẩm quyền ngang nhau song lại chịu sự phản biện lẫn nhau. Chính vì vậy, các đạo luật do Quốc hội ban hành đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ, chính xác và phù hợp với thực tiễn dưới một quy trình lập pháp khoa học.
Yukio Mishima (1925-1970) tên thật là Kimitake Hiraoka, là nhà văn hiện đại rất nổi tiếng của Nhật Bản. Ông từng hai lần nằm trong danh sách đề cử giải Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển, một lần vào năm 1965 cùng với Junichiro Tanizaki và Mikhail Sholokhov; lần thứ hai là năm 1967 với Miguel Angel Asturias, Samuel Beckett và Andre Malraux. Tuy không được trao tặng giải Nobel nhưng đương thời sách của ông được xếp vào hàng best-seller của Nhật Bản, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, vượt xa cả hai nhà văn đoạt giải Nobel của xứ Phù Tang là Yasunari Kawabata (Nobel 1968) và Oe Kenzaburo (Nobel 1994) về số lượng phát hành.
Theo công bố của trang web Phúc lợi NHK (Nihon Hikikomori Koyukai) của Nhật Bản, tính đến năm 2005, ở Nhật có 1 triệu 600 nghìn người mắc bệnh và 3 triệu người có biểu hiện tiền hội chứng Hikikomori, tất cả họ đều còn trẻ và rất trẻ. Nhìn ở góc độ rộng, thì đây quả là một tổn thất cho lực lượng lao động ở một đất nước có tỷ lệ người già cao như Nhật Bản hiện nay. Nó đang được các nhà chức trách, các phương tiện truyền thông, như: báo chí, truyền hình,… đề cập đến như một “hiện tượng” và, theo cách nói của nhiều nhà phân tích, đang tạo ra một gánh nặng cho xã hội Nhật Bản hơn cả gánh nặng do căn bệnh ung thư mang lại.
Không có việc làm, thất nghiệp là vấn đề bức xúc đối với phát triển kinh tế trên phạm vi toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều người đều tự tìm cho mình công việc song thường mang tính chất tạm thời với thu nhập thấp và không ổn định. Phần lớn tại khu vực bán thành thị và nông thôn là vấn đề thiếu việc làm và sử dụng thời gian lao động chưa cao, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong năm khoảng trên 70%. Có ý kiến cho rằng, hiện nay nguồn lao động Việt Nam sử dụng chưa có hiệu quả cao, còn nhiều lao động chưa có việc làm, hoặc có việc làm nhưng năng suất lao động và thu nhập còn thấp. Trước thực trạng này, Đảng và Nhà nước ta tích cực đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, hoạt động của các kiến trúc sư Nhật Bản ngày càng cuốn hút sự chú ý của thế giới. Sự điều hòa giữa các hình thức kiến trúc hiện đại và truyền thống là nét nổi bật của kiến trúc Nhật Bản hiện đại những năm sau chiến tranh. Khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển kinh tế nhảy vọt, khi đó kỹ thuật kiến trúc sử dụng thép và bê tông đạt tới trình độ cao nhất thế giới. Nhiều công trình xây dựng đã đóng góp quan trọng cho nền kiến trúc quốc tế. Gần đây có xu hướng sử dụng công nghệ và vật liệu hiện đại để thể hiện các hình thức Nhật Bản truyền thống.