Từ ngày 05 đến ngày 08/12/2016, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các đề tài khoa học cấp cơ sở do các cán bộ nghiên cứu trong Viện làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á là cơ quan chủ trì, thực hiện trong năm 2016 với sự tham gia của toàn thể cán bộ, viên chức trong Viện.
Các buổi nghiệm thu đề tài được chia thành 3 hội đồng. Hội đồng 1: Chính trị - an ninh bao gồm các thành viên: TS. Trần Quang Minh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á) - Chủ tịch hội đồng; PGS.TS. Lê Văn Sang (Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương); PGS.TS. Phạm Quý Long (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á); PGS.TS. Phạm Hồng Thái ((Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á) và TS. Hoàng Minh Hằng (Trưởng phòng Nghiên cứu Chính trị và An ninh). Các đề tài được nghiệm thu bao gồm:
- “Chủ nghĩa hòa bình tích cực của Nhật Bản và những tác động đối với an ninh khu vực Đông Bắc Á”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Ngọc Nghiệp
- “Tác động của sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc đến an ninh khu vực Đông Bắc Á”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thị Diễm Huyền
- “Đặc trưng văn hóa ứng xử của người Nhật Bản và người Việt Nam qua một số hành vi”. Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Hương Lan
Hội đồng 2: Kinh tế – Môi trường bao gồm các thành viên: PGS.TS. Phạm Quý Long (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á) - Chủ tịch hội đồng; PGS.TS. Lê Văn Sang (Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương), TS. Võ Hải Thanh (Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc); TS. Dương Minh Tuấn (Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế và Hội nhập khu vực) và TS.Trần Thị Nhung (cán bộ phòng Nghiên cứu Chính trị và An ninh). Các đề tài được nghiệm thu bao gồm:
- “Tác động của quan hệ kinh tế hai bờ Eo biển Đài Loan đến Việt Nam và hàm ý chính sách cho Việt Nam”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phí Hồng Minh
- “Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp Đài Loan và cơ hội cho Việt Nam”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đào Thị Phương Thảo
- “Khó khăn và thuận lợi của Nhật Bản trong việc nâng cao vai trò đối với tiến trình liên kết kinh tế khu vực Đông Á”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Ánh
- “Điều chỉnh chính sách công nghiệp của Nhật Bản từ năm 2000 đến nay”. Chủ nhiệm đề tài: CN. Bùi Đông Hưng.
- “Cơ chế mua bán quyền phát thải và việc thực thi cơ chế này tại Hàn Quốc”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lương Hồng Hạnh
- “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay” (Nghiên cứu trường hợp công ty CS Wind Tower – Vũng Tàu). Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Ngọc Mai
- “Quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Hàn Quốc từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997 đến nay”. Chủ nhiệm đề tài: TS. Tống Thùy Linh
Hội đồng 3: Văn hóa – xã hội bao gồm các thành viên: PGS.TS. Phạm Hồng Thái (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á) - Chủ tịch hội đồng; TS. Hoàng Minh Lợi (Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa và xã hội); TS. Nguyễn Thị Thắm (Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Á); TS. Hoàng Minh Hằng (Trưởng phòng Nghiên cứu Chính trị và An ninh); TS. Ngô Hương Lan (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản). Các đề tài được nghiệm thu bao gồm:
- “Vấn đề phát huy sức lao động phụ nữ ở Nhật Bản”. Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Cao Nhật Anh
- “Tính thế tục trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo Nhật Bản hiện đại (từ năm 1945 tới nay)”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Ngọc Phương Trang.
- “Những thay đổi trong chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản ở thế kỷ 21”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hạ Thị Lan Phi
- “Vấn đề ly hôn ở Nhật Bản hiện nay: Thực trạng và giải pháp”. Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Hồng Vân.
- “Văn hóa ẩm thực truyền thống Hàn Quốc”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thị Oanh
- “Phim truyền hình Hàn Quốc và ảnh hưởng của nó đến quan niệm về tình yêu và hôn nhân của giới trẻ Việt Nam hiện nay”. Chủ nhiệm đề tài: CN. Phạm Thị Nhung.
Chủ nhiệm của mỗi đề tài trình bày kết quả nghiên cứu của mình trong vòng từ 15 đến 20 phút. Sau mỗi phần trình bày, các chủ nhiệm đề tài nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi của các thành viên trong Hội đồng và các cán bộ, viên chức trong Viện. Các chủ nhiệm đề tài đã phát biểu ý kiến, tiếp thu những ý kiến đóng góp đó đồng thời có nhiều câu trả lời, phản hồi thú vị đối với các vấn đề, câu hỏi đặt ra từ Hội đồng và cán bộ tham dự.
Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được Hội đồng đánh giá cao về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn. Các đề tài đã thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng, được Hội đồng thống nhất nghiệm thu và đánh giá loại khá trở lên. Trong đó 2 đề tài được đánh giá loại xuất sắc của TS. Ngô Hương Lan và CN. Nguyễn Hồng Vân nhận được nhiều đánh giá cao của Hội đồng về sự công phu, chuẩn mực, tính cấp thiết và giá trị thực tiễn cao.
Phương Hoa