Đấu tranh chính trị của Nhật Bản
Tác giả: Peter de Mendelssohn
Nhà xuất bản Routledge, USA, 2011, 192 trang
Kí hiệu: Lv: 817
Ngôn ngữ: tiếng Anh
Sau hơn 6 năm hoạt động chiến đấu ở vùng Viễn Đông và hơn 2 năm chiến tranh giữa Nhật Bản và các cường quốc Anglo-Saxon, cuộc chiến chính trị của Nhật Bản vẫn là một yếu tố chưa được biết đến một cách rộng rãi trong thế giới phương Tây. Quả thực nó đã thu hút và nhận được rất ít sự chú ý, thậm chí ngay cả những người quan tâm đến chiến tranh cũng thường không đánh giá cao tầm quan trọng và sự phức tạp của nó. Bị lu mờ bởi nỗ lực gây ảnh hưởng lớn của bộ máy tuyên truyền Quốc xã Đức, chiến tranh chính trị của Nhật Bản đã được coi là quá xa để có bất kỳ sự chú ý nào liên quan đến diễn biến của cuộc chiến tranh này. Ngoài ra, có một giả định là cơ quan tuyên truyền của Nhật Bản về thực chất là không thông minh và còn nguyên thủy, về kỹ thuật còn vụng về và máy móc, và do đó, so sánh với phía đối tác Quốc xã Đức, nó không thực sự có giá trị.
Trong khi vào giai đoạn đầu công tác tuyên truyền của Nhật Bản trong chiến tranh Thái Bình Dương có thể do đó đã không đạt được những mục tiêu đặt ra, rõ ràng nó đã gây thiệt hại trong việc đưa ra mục tiêu và phương pháp cũng như cảnh báo về những tiềm năng của nó. Giai đoạn thứ hai, từ cuộc tổng tấn công cuối cùng của Nhật Bản đến khi các nước Đồng Minh bắt đầu phản công, các nhà tuyên truyền Tojo đã gặp không ít khó khăn trong công việc của mình.
Những nỗ lực để gây ảnh hưởng đến các cường quốc Anglo-Saxon và các đồng minh của họ ở phía Đông, nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của họ và để gây sự xáo trộn, đã thất bại đáng kể. Ngay khi được cảnh báo các nước Đồng Minh đã cẩn thận không để rơi vào bất kỳ cái bẫy nào của Nhật Bản. Những nỗ lực bền bỉ và không biết mệt mỏi của Nhật Bản nhằm thuyết phục kẻ thù của họ cũng không mang đến nhiều biến chuyển. Những nhà tuyên truyền Tokyo nhận ra đó là một công việc vô nghĩa để thuyết phục kẻ thù của Nhật Bản về sự thối nát vốn có trong động cơ của các cường quốc này và những đồng minh của họ. Những cuộc diễn tập được vạch ra tạo nên sự bất đồng quan điểm và ác cảm giữa các nước Đồng Minh, qua cuộc chiến quyết định của Trung Quốc chống lại Anh, hay Ấn Độ chống lại Hoa Kỳ, đã có những kết quả đáng thất vọng.
Trên đây là những nội dung mà cuốn sách “Japan’s political warfare” (Đấu tranh chính trị của Nhật Bản) của tác giả Peter de Mendelssohn đã đề cập đến. Nội dung cuốn sách được chia thành 2 phần như sau:
Phần 1: Tổ chức và phương pháp. Trong đó tác giả đề cập đến những vấn đề chính đó là: Ai kiểm soát việc tuyên truyền của Nhật Bản?; Đấu tranh qua đài phát thanh của Nhật Bản; Đấu tranh qua báo chí của Nhật Bản; Cơ quan tin tức Domei; Công tác kiểm duyệt; Đấu tranh tư tưởng qua những bộ phim; Đấu tranh ngôn ngữ của Nhật Bản; Đấu tranh qua khoa học và nghệ thuật; Kiểm soát quần chúng nhân dân; Đấu tranh tư tưởng với Ấn Độ.
Phần 2: Hệ tư tưởng và chính sách. Gồm các vấn đề: Vì mục đích gì?; Người dân Nhật Bản; Thắng lợi của công tác tuyên truyền; Đấu tranh qua khẩu hiệu; Đấu tranh tôn giáo và chính trị.
Công trình này, dù chưa được đầy đủ, nhưng đã mang đến những thông tin bổ ích cho người đọc thông qua việc bổ sung một phác thảo của nền tư tưởng và các phương pháp khác nhau của chính sách tuyên truyền của Nhật Bản. Để nắm được những thông tin chi tiết hơn, bạn đọc hãy cùng khám phá vấn đề lý thú này trong cuốn sách “Japan’s political warfare” (Đấu tranh chính trị của Nhật Bản) của tác giả Peter de Mendelssohn.
Thực hiện: Hà Hậu
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á