Trang chủ

JAPAN IN THE AGE OF GLOBALIZATION

Đăng ngày: 7-01-2014, 12:43 | Danh mục: Giới thiệu sách

Nhật Bản trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

Tác giả: Carin Holroyd, Ken Coates

Nhà xuất bản Routledge, USA, 2011, 217 trang

Kí hiệu: Lv 827

Ngôn ngữ: tiếng Anh

Cú sốc khủng hoảng tài chính 2008-2009 gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ trên toàn thế giới đã chôn vùi bất cứ câu hỏi nào về sức mạnh và cái đạt được của toàn cầu hóa hiện đại. Tại Nhật Bản, tổn thất to lớn và sâu rộng của Toyota được đặt lên hàng đầu trong danh sách gây sốc về những thách thức tài chính. Ngành điện tử đứng sau Toyota là Sony, Panasonic và Toshiba cắt giảm hàng chục nghìn công nhân và đóng cửa các nhà máy trong khi đối mặt với sự sụp đổ của các thị trường ở Mỹ và những nơi khác. Giá cổ phiếu đã giảm đột ngột, hoạt động ngân hàng bấp bênh trong tình trạng gay go của cuộc khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên gần 5%, là những kết quả gây sửng sốt cho đất nước này. Chính phủ Nhật Bản đã tập hợp gói kích thích 100 tỷ USD, đẩy mạnh các chiến lược phát triển thương mại và tìm lại vị thế quốc tế của Nhật Bản. Thực tế Nhật Bản và Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Mỹ, báo hiệu sức mạnh toàn cầu của Châu Á trong thế kỷ 21 đang phát triển.

Sức mạnh đa dạng và phức tạp của toàn cầu hóa có ảnh hưởng đáng kể đến Nhật Bản trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, phải nói rằng, Nhật Bản cũng đã có ảnh hưởng đến hàng loạt những phát triển toàn cầu quan trọng - toàn cầu hóa không phải là một con đường một chiều, đặc biệt là đối với một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế và công nghệ tiên tiến như Nhật Bản. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề toàn cầu hóa ở Nhật Bản, tác giả Carin Holroyd Ken Coates đã cho ra đời cuốn “Japan in the age of globalization” (Nhật Bản trong kỷ nguyên toàn cầu hóa). Cuốn sách này xem xét tác động của toàn cầu hóa tại Nhật Bản và ảnh hưởng của Nhật Bản đến sức mạnh của toàn cầu hóa từ các quan điểm khác nhau về kinh tế, chính trị, công nghệ, văn hóa và xã hội. Cuốn sách cũng giải thích cách thức mà quốc gia này đã phản ứng lại với tự do hóa kinh tế và văn hóa đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự thay đổi trên toàn cầu. Từ đó, cuốn sách cung cấp bằng chứng về lịch sử lâu dài của những ảnh hưởng toàn cầu ở Nhật Bản và các tác động của Nhật Bản trên thế giới.

Các cuộc tranh luận gần đây về toàn cầu hóa và những ảnh hưởng đa dạng của nó đã làm mờ mức độ ảnh hưởng của toàn cầu hóa từ lâu đã là một phần của thực tại Nhật Bản. Những thế hệ trước khi các quốc gia công nghiệp phương Tây xâm nhập vào không gian Nhật Bản vào giữa thế kỷ XIX, người dân Nhật Bản sống với một loạt các ảnh hưởng bên ngoài, chủ yếu là Châu Á. Những phát triển triết học trong kỷ nguyên Tokugawa đã tạo ra cấu trúc ý thức và khuôn khổ khái niệm, trong đó có trí tuệ Nhật Bản và  văn hóa của họ, khẳng định vị trí của họ trong một thế giới rộng lớn hơn, phức tạp hơn. Tại Nhật Bản cũng như các quốc gia khác, nỗ lực để hiểu về thế giới của một nước trong bối cảnh toàn cầu rộng lớn, từ lâu đã là một yếu tố quan trọng trong văn hóa dân tộc, và trong sự phát triển khái niệm trí tuệ của cả nước sở tại và “nơi khác” đó. Những cội nguồn văn hóa này mang đến sự gắn kết xã hội và sau đó nó đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của Nhật Bản với thế giới.

Mặc dù cũng trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế, Nhật Bản vẫn là một nhân tố toàn cầu lớn. Ảnh hưởng của Nhật Bản có thể lan tỏa tới mọi lục địa trên toàn cầu, đặc biệt là Châu Á. Ở Châu Á, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, là nước xuất khẩu lớn nhất và là nhà cung cấp chính về công nghệ và viện trợ nước ngoài. Nhật Bản là một trong những nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất trên thế giới, với những khoản tiền lớn trực tiếp cho Đông Á, chủ yếu là để hỗ trợ các dự án viễn thông và năng lượng. Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn trên quy mô toàn cầu, đóng góp hơn 20% đầu tư nước ngoài toàn cầu trong năm 1990. Giá trị các khoản đầu tư của Nhật Bản và phần trăm trong tổng số FDI thế giới của Nhật Bản đã giảm sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng, nhưng đầu tư tích lũy ở nước ngoài gần 600 tỷ USD (năm 2008) đã đưa Nhật Bản lên vị trí thứ 9 trên thế giới.

Vai trò của Nhật Bản trong an ninh quốc tế cũng đã thay đổi trong thập kỷ qua, việc tiếp tục mô hình hậu chiến tranh thế giới 2 đã thách thức khả năng của Nhật Bản trong việc duy trì cơ quan ngoại giao quốc tế của nước này mà không có khả năng hoặc sẵn sàng thiết lập một sự hiện diện quân sự của Nhật Bản. Vai trò của Nhật Bản ở Châu Á cũng đã được phát triển, trong sự đối trọng với uy thế của Trung Quốc và căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi dường như Nhật Bản sẽ có một vai trò rất quan trọng trong việc giúp duy trì sự ổn định trong khu vực - với lo lắng hàng đầu là về ý đồ của Triều Tiên - độ sâu rộng và tính chất về vai trò của đất nước  này trong gìn giữ hòa bình thế giới và giải quyết xung đột quốc tế vẫn còn là câu hỏi.

Như vậy, thông qua 217 trang, lối trình bày khoa học và dễ hiểu, cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin vô cùng bổ ích, giúp bạn đọc có được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay. Cuốn sách là tài liệu thực sự hữu ích cho bạn đọc khi nghiên cứu về Châu Á nói chung, nghiên cứu Nhật Bản và toàn cầu hóa nói riêng.

Thực hiện: Hà Hậu

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

0thảo luận