Trang chủ

NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN Ở MÔNG CỔ

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:02 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

1. Lịch sử nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ

Quan hệ ngoại giao hiện nay giữa Mông Cổ và Nhật Bản là mối quan hệ tương tác tốt đẹp. Trong lịch sử, người Mông Cổ đã xây dựng được một đế chế trên khắp Châu Á và Châu Âu. Tài liệu đầu tiên ghi chép về  lịch sử giao lưu giữa Mông Cổ và Nhật Bản cho biết sự kiện năm 1268([1]) chính là dấu mốc đầu tiên trong quan hệ hai nước. Tài liệu này cũng cho biết, người Mông Cổ đã nhiều lần cử sứ giả đến Nhật Bản và họ chính là cây cầu trung gian cung cấp thông tin trong rất nhiều lĩnh vực: phong tục, tập quán tín ngưỡng giữa hai bên. Ngoài ra, một tài liệu quý hiếm khác có thể làm rõ việc nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ. Đó là báo cáo trình lên Khan của sứ giả Triệu Lương Bật sau khi đi sứ từ Nhật trở về (ông được cử đi sứ Nhật Bản vào năm 1272 và lưu lại ở đó khoảng 1 năm). Báo cáo này được coi là tài liệu quý, nghiên cứu tương đối đầy đủ về phong tục tập quán, địa lý Nhật Bản. Như vậy, có thể nói rằng những cơ bản trong nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ đã được bắt đầu từ thế giữa thế kỷ thứ XIII dù chỉ là những nghiên cứu mang tính chất cá nhân. Nhưng thực tế, nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ chỉ thực sự khởi sắc và phát triển vững chắc từ những năm cuối thế kỷ 20, khi quan hệ ở cấp quốc gia giữa hai nhà nước bước vào giai đoạn phát triển bền vững.

Vào thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở Mông Cổ, hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức tại các viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Mông Cổ. Bộ phận nghiên cứu Á - Phi, được thành lập vào năm 1968 trực thuộc Viện Khoa học xã hội và trở thành nền tảng cơ bản trong nghiên cứu Châu Á và Châu Phi. Năm 1973, cơ quan này được cơ cấu lại trở thành Viện Nghiên cứu Đông Dương. Từ năm 1978, Viện Nghiên cứu Đông Dương tổ chức xuất bản tạp chí: “Các vấn đề Đông Dương học”. Đây là một tạp chí chuyên ngành duy nhất, đăng tải các bài viết, tài liệu liên quan đến vấn đề nước ngoài. Bài viết liên quan đến Nhật Bản học cũng được đăng tải trên đây. Nhưng trên thực tế, cơ quan nghiên cứu Nhật Bản chính thống ở Mông Cổ có từ những năm 1990. Bởi vì vào năm 1991, Trung tâm Nghiên cứu Đông Bắc Á sau khi được tách ra từ Viện Nghiên cứu Đông Dương, trở thành cơ quan nghiên cứu chính thống đầu tiên nghiên cứu về Nhật Bản của Mông Cổ. Mặc dù trước đó trong thập niên 1970 – 1990, Viện nghiên cứu Đông Dương, Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ, Viện Nghiên cứu Lịch sử trực thuộc Viện Khoa học xã hội đã tổ chức nghiên cứu về Nhật Bản học. Nhưng  các nghiên cứu lúc này vẫn chỉ nằm trong những nghiên cứu tổng thể, khái quát, không phải là nhiệm vụ nghiên cứu của cơ quan chuyên ngành, chuyên nghiên cứu về Nhật Bản học.

Năm 1991, Viện nghiên cứu Đông Dương học đã chia thành hai trung tâm: Trung tâm Quốc tế học và Trung tâm Nghiên cứu Đông Bắc Á. Trung tâm Nghiên cứu Đông Bắc Á đã phát hành tạp chí: “Nghiên cứu Đông Bắc Á”, một tạp chí chuyên ngành rất có uy tín ở Mông Cổ. Sau đó vào năm 1999, trong cuộc cải tổ cơ cấu lại Viện Khoa học xã hội đã sáp nhập hai trung tâm nghiên cứu trên thành Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế. Nghiên cứu Nhật Bản tại Mông Cổ lúc này đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu.

Đầu năm 1990, bên cạnh các viện trực thuộc Viện khoa học xã hội Mông Cổ, trường Đại học Nhân văn, Đại học quốc gia Mông Cổ cũng thành lập Khoa Nhật Bản học, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản. Vì vậy, số lượng cơ quan nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ tăng lên, đồng thời phạm vi nghiên cứu cũng được mở rộng hơn. Các trường đại học, bên cạnh việc tổ chức xuất bản, sưu tập luận văn, làm công tác nghiên cứu còn cho xuất bản giáo trình liên quan đến Nhật Bản học.

Như vậy, số lượng cơ quan nghiên cứu về Nhật Bản bao gồm cả cơ quan trực thuộc chính phủ và phi chính phủ đang ngày càng gia tăng ở Mông Cổ.

2. Khuynh hướng nghiên cứu Nhật Bản

Khuynh hướng nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ như sau: Nửa đầu thế kỷ 13: thời kỳ nghiên cứu cơ bản. Thế kỉ 20: thời kỳ phát triển của nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ, đặc biệt thời kỳ này lại được chia thành 3 giai đoạn: đầu thế kỷ 20 đến 1972, 1972 – 1990, 1990 đến nay (2)

2.1. Nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ đầu thế kỷ 20 đến 1972

Nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ thời kỳ này được chia ra làm hai giai đoạn 1900 – 1945 và 1945 – 1972 (3)

Từ 1900 – 1945: Quan hệ ngoại giao giữa Mông Cổ và Nhật Bản được bắt đầu từ năm 1268, từ đó đến nay trải qua nhiều bước thăng trầm cùng lịch sử. Nhưng mối quan hệ đó thực sự được chính thức hoá khi nhân dân Mông Cổ đã khôi phục được nền độc lập vào năm 1911, từ đó bắt đầu đặt nền móng giao lưu với nhiều nước trên thế giới. Đánh dấu cho sự kiện đó bằng việc năm 1912, Thủ tướng Mông Cổ Hanđadoruji đã cử đại sứ đến Pháp, Anh, Nhật, gửi đặc phái viên đến Saint Peterburg. Hoạt động giao lưu trên mọi bình diện giữa Mông Cổ và Nhật Bản vẫn được duy trì, phát triển mạnh. Tại thời điểm này, Nhật Bản đang thực thi chính sách và ảnh hưởng của mình đến các nước trong khu vực. Chính phủ Mông Cổ rất quan tâm đến các chính sách, quan hệ của Nhật Bản đối với Trung Quốc, Nga, Mông Cổ. Người Mông Cổ trên cơ sở tìm hiểu tình hình khu vực, chính sách quốc nội của Nhật Bản, đưa ra chính sách cụ thể cho giao lưu hợp tác với Nhật. Do đó, nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ thời kỳ này quan tâm đến Minh Trị Duy Tân, chủ yếu tập hợp tài liệu, phân tích thông tin cần thiết để hình thành chính sách ở mức độ chính phủ.

Nghiên cứu từ năm 1945 đến 1972: Thời kỳ này quan hệ ngoại giao giữa hai nước luôn trong tình trạng căng thẳng kéo dài nên hầu như không có những nghiên cứu mang tính cơ bản trong nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ. Nguyên nhân gây nên căng thẳng nói trên là do sự phân chia giữa hai thể chế xã hội: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa có ảnh hưởng lớn đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Bên cạnh đó, một lý do khác nữa là việc Nhật Bản gây ra cuộc chiến Haruha năm 1939(4), dẫn đến việc Mông Cổ tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản. Vì vậy, nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ thời kỳ này không được quan tâm và bị hạn chế hơn với điều kiện thông thường khác.

Bắt đầu từ năm 1950, thơ Haiku và truyện cổ tích Nhật Bản đã được dịch và giới thiệu ở Mông Cổ thông qua các bản dịch tiếng Nga. Năm 1956, Nhật Bản chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc và sự kiện này tác động lớn đến Mông Cổ. Do đó, nghiên cứu Nhật Bản tại Mông Cổ giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm thông tin về sự kiện trên của Nhật Bản. Đặc biệt cuối năm 1950, khi Mông Cổ và Nhật Bản chính thức kí kết hiệp định thương mại tại Bắc Kinh và đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao của hai nước. Nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ thời kỳ này đã có một số thành tựu quan trọng. Một số sách giới thiệu về Nhật Bản đã được các học giả Mông Cổ cho ra mắt bạn đọc.

Năm 1960, quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn mới, những cuộc đàm phán song phương đã được tổ chức. Năm 1968, Hiệp hội Chấn hưng Mông Cổ - Nhật Bản được thành lập, góp phần thúc đẩy phát triển giao lưu giữa hai nước.

Năm 1968, Phòng Á- Phi thuộc Viện Khoa học xã hội được mở rộng phạm vi hoạt động và trong cuộc cải tổ năm 1973 đổi thành Viện nghiên cứu Đông Dương học. Đây chính là tổ chức có nền tảng cơ bản, có tính học thuật nhất trong nghiên cứu Nhật Bản tại Mông Cổ.

Trong khoảng thời gian được đề cập ở trên, giao lưu giữa các cơ quan thuộc chính phủ hai nước đã được thiết lập. Nghiên cứu Nhật Bản tại Mông Cổ thời kỳ này chủ yếu là xem xét về điều kiện, khả năng thiết lập quan hệ ngoại giao của Mông Cổ với Chính phủ Nhật Bản.

2. 2.  Nghiên cứu từ 1972 đến 1990

Với sự nỗ lực cố gắng của hai quốc gia, quan hệ ngoại giao giữa Mông Cổ và Nhật Bản được thiết lập vào năm 1972 và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ. Hơn nữa, vào năm 1974 khi hai nước chính thức kí kết thoả thuận hợp tác trao đổi văn hoá, các hoạt động trong phạm vi giáo dục, văn hoá, khoa học kĩ thuật giữa hai bên đã được mở rộng. Cuối năm 1970, một số nhà nghiên cứu, giáo viên, học sinh người Mông Cổ sang Nhật du học theo thoả thuận trao đổi văn hoá giữa hai nước nhằm nâng cao trình độ tiếng Nhật, khả năng nghiên cứu. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu Nhật Bản học, giới thiệu với người Mông Cổ về đất nước, văn hoá con người Nhật Bản, lịch sử Nhật Bản cũng được tổ chức nhằm khích lệ, phát triển phong trào nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ.

Tại thời kỳ này, cơ quan nghiên cứu Châu Á tại Mông Cổ chỉ có duy nhất Viện nghiên cứu Đông Dương học (1973). Khuynh hướng và thực trạng nghiên cứu Nhật Bản tại Mông Cổ thời kỳ này đã được nói rõ trong các bài viết đăng trên tạp chí: “Các vấn đề nghiên cứu Đông Dương học” do viện xuất bản. Những bài viết, luận văn liên quan đến Nhật Bản, nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ chiếm số lượng lớn trên tạp chí. Bên cạnh đó các bài viết của các học giả người Mông Cổ ở Nhật Bản cũng được đăng tải tại đây. Từ đó cho chúng ta thấy được mục tiêu của nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ.

Tiến sỹ N. Injamushi đồng tác giả của hai cuốn “Điều tra nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ và Trung Quốc”, “Kết quả của nghiên cứu Mông Cổ ở các nước, 1988” từ quan điểm “Cần phải làm rõ tính học thuật trong nghiên cứu” đã phân tích khá rõ những bất cập trong nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ, Trung Quốc là do vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật. Do đó, đối với nhà nghiên cứu của Mông Cổ vấn đề chính là việc bị giới hạn về khả năng đọc và tiếp xúc tài liệu tiếng nước ngoài(5).

Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến việc phát triển nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ. Đó là việc bắt đầu từ năm 1975, trường đại học Quốc gia Mông Cổ đã có chuyên nghành đào tạo tiếng Nhật. Trước đây, việc đào tạo nhân tài, chuyên gia tiếng Nhật rất ít và hầu hết là được gửi đi học ở Liên Xô cũ. Bên cạnh đó, như đã nói vào năm 1972, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập đem đến khả năng lớn cho phát triển nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ. Ngược lại tại thời kỳ trước, do ảnh hưởng của ý thức hệ tồn tại trong chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản nên phạm vi, nội dung nghiên cứu đều bị giới hạn. Việc cung cấp thông tin cũng không được đầy đủ nên khó có tài liệu cần thiết, quý hiếm cho nghiên cứu.

Từ năm 1972 đến 1990 các nhà nghiên cứu của Mông Cổ đã giới thiệu, phân tích, nghiên cứu so sánh hai ngôn ngữ Mông Cổ – Nhật Bản. Nguyên nhân của khuynh hướng nghiên cứu trên là do đặc trưng của thời kỳ này, các nhà nghiên cứu đã dùng được tiếng Nhật.

2. 3.  Từ năm 1990 đến nay

Kết quả của hoạt động dân chủ hoá năm 1990, Mông Cổ đã thực hiện đa dạng chính sách, hoạt động trên nhiều phương diện, thúc đẩy hơn nữa giao lưu với các nước trên thế giới. Quan hệ Mông Cổ và Nhật Bản cũng đã trở thành một quan hệ tương tác mới. Trong chính sách ngoại giao của Mông Cổ, Nhật Bản chiếm một vị trí lớn quan trọng, đã đạt đến quan hệ tương tác giữa các đối tác. Do đó, tác động mạnh đến các nhà nghiên cứu Nhật Bản của Mông Cổ. Phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu sâu hơn. Nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ cũng bước vào giai đoạn mới. Giai đoạn Mông Cổ tìm kiếm sự phát triển, tập trung vào sự phát triển của Nhật Bản để rút ra những bài học kinh nghiệm.

Để phát triển và đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao hơn, người Mông Cổ đang tiếp tục tìm hiểu nhiều hơn về Nhật Bản. Mục tiêu nghiêu cứu Nhật Bản của Mông Cổ trong thập niên 1990 là tập trung có được thông tin nhằm hiểu sâu hơn về Nhật Bản hiện nay, chính sách của Nhật Bản với quốc tế. Vì vậy, nhiều cuốn sách nhỏ viết về sự phát triển của Nhật Bản ngày nay, văn hóa truyền thống, kinh tế, giáo dục, chính trị của Nhật Bản đã được xuất bản ở Mông Cổ.

Kế hoạch mang tính chất khoa học “Mông Cổ và những hoạt động chung của Đông Bắc Á” của Trung tâm nghiên cưú Đông Bắc Á đã được thực thi vào năm 1988. Kết quả đó được sưu tập thành tuyển tập: “Hiện tại, quá khứ, tương lai của quan hệ Mông Cổ - Nhật Bản”.

Năm 1990, các nhà nghiên cứu đã viết và giới thiệu nhiều cuốn sách có tính khoa học cao, phân tích, nghiên cứu về: chính sách đối ngoại của Nhật Bản, viện trợ kinh tế, quan hệ kinh tế giữa hai nước, nguyên nhân gây ảnh hưởng phát triển kinh tế và sự cấu thành kinh tế Nhật Bản, nghiên cứu Mông Cổ của Nhật Bản, quan hệ Mông Cổ Nhật Bản(6)

Nghiên cứu Nhật Bản cuối thập niên 1990 đã nghiên cứu tỉ mỉ hơn trước, tập hợp các trước tác về nghiên cứu Mông Cổ ở Nhật Bản, quan hệ Mông Cổ - Nhật Bản. Trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như T.Munfujyjyku, TS Serujabura. Hai tác giả, nhà nghiên cứu người Mông Cổ này đã làm rõ được các vấn đề như: quan hệ Mông Cổ - Nhật Bản trong thế kỷ 20, lập trường đối với Mông Cổ của Nhật Bản và Xô Viết, quan hệ Trung - Nhật nửa đầu thế kỷ 20, chính sách của Mông Cổ đối với Nhật Bản. Hadohayaru đã xuất bản “Mông Cổ và Nhật Bản nửa trước thế kỷ 20, 1998). Tác phẩm này đã viết về chính sách của Mông Cổ đối với Nhật Bản, chính sách của các nước Châu Á đối với Nhật Bản và ngược lại chính sách của Nhật Bản đối với Mông Cổ trong thời kỳ này, giai đoạn từ 1900 đến 1945. Batobayaru xuất bản một cuốn sách nhỏ về công ty San Kodamu của người Nhật Bản ở Ulanbato những năm 1911 – 1921. Tác giả đã làm sáng tỏ được sự khác biệt trong thương mại mậu dịch, con người, xã hội Nhật với người Nhật ở Ulanbato. Thực tế, đây cũng là nghiên cứu cơ bản nhất viết về tài liệu lịch sử trước công khai có liên quan đến lịch sử Ulanbato, chính sách đối với người Nhật ở Ulanbato của chính phủ Mông Cổ đương thời, chính sách của Nhật Bản lúc bấy giờ. Một học giả Mông Cổ nổi tiếng khác là B. Jabcop cũng nghiên cứu về lịch sử quan hệ Mông Cổ Nhật Bản trong thế kỷ 20. Tác giả đã phân chia ra làm 3 thời kỳ là: 1951 - 1972, 1972 - 1989, 1990 - 2000 và viết về đặc trưng của từng thời kỳ. Theo B. Jabcop từ 1950 đến 1970 là thời kỳ khó khăn để thực thi giao lưu thông thường giữa hai nước, và nhờ sự cố gắng giữa hai quốc gia nên quan hệ ngoại giao đã được thiết lập. Môi trường pháp lý cho sự kiện này được xây dựng vào năm 1989 cùng với quan hệ song phương cũng chính thức được thiết lập. Chỉ trong một thời gian ngắn là từ năm 1990, quan hệ hai quốc gia đã đươc mở rộng, phát triển và theo như B. Japcop, nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng này là do viện trợ kinh tế. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh rằng giao lưu giữa hai nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất để tăng cường, độc lập kinh tế, an ninh quốc gia và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Tuy nhiên những nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu hầu như lại không có.

Năm 1991, Viện nghiên cứu Đông Dương họcViện khoa học Mông Cổ được tách ra thành hai trung tâm, sau đó được sáp nhập làm một vào năm 1999, đổi thành Viện Nghiên cứu Quốc tế. Đồng thời chương trình nghiên cứu Nhật Bản cũng đã được hoàn thiện, phạm vi nghiên cứu được mở rộng. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí: “Nghiên cứu quốc tế”. Đến nay, Viện Nghiên cứu quốc tế đã xuất bản một số tác phẩm tiêu biểu: “Phát triển Châu Á và con hổ Nhật Bản, 1994”, “Giao lưu kinh tế Đông Á, 1995”, “Quan hệ của các nước lớn và Mông Cổ, khuynh hướng quan hệ quốc tế của thập niên 1990, 1995”, “Mông Cổ và Đông Bắc Á, 2002”…Các tác phẩm này đã chỉ ra khuynh hướng nghiên cứu trong tương lai của nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ.

Nghiên cứu ngôn ngữ học so sánh cũng đã có một số kết quả nhất định. Luận văn tiến sỹ của P.Horuro, S.Dorugoru đã làm sáng tỏ điểm tương đồng và khác biệt trong so sánh hai ngôn ngữ  Mông Cổ Nhật Bản, chứng minh được tiếng Nhật thuộc vào nhóm ngôn ngữ Ural và Altai(7)và như vậy tiếng Mông Cổ và tiếng Nhật là thuộc vào cùng với nhóm. Ngoài ra cả hai đều đưa ra được một số kiến nghị mang tính chất thực tế, quan trọng trong việc dịch tiếng Mông Cổ và tiếng Nhật.

Như vậy từ 1990, nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ đã bước vào giai đoạn mới, một trong nguyên nhân là việc gia tăng các cơ quan nghiên cứu. Trước đây chỉ có Viện Nghiên cứu Đông Dương, nhưng hiện tại có Viện Nghiên cứu lịch sử, Viện Nghiên cứu ngôn ngữ, các trung tâm nghiên cứu, khoa nghiên cứu Nhật Bản trực thuộc Đại học Nhân văn, Đại học Quốc gia Mông Cổ dẫn đến việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu Nhật Bản tại Mông Cổ.

Khoa nghiên cứu Nhật Bản của Đại học Quốc gia Mông Cổ được sự chi viện của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, tại đây đã tổ chức một số hội thảo như: “Hệ truyền thống gia đình và các thay đổi ở Đông Á, Nhật Bản, Mông Cổ, 2003”, “Truyền thống trong quan điểm tự nhiên của người Mông Cổ, Nhật Bản và hiện nay, 2001”, “Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ truyền thống của gia đình Đông Nam Á và sự thay đổi, 2002”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đối với ngành Nhật Bản học ở Mông Cổ các hội thảo thực sự rất hữu ích vì đã đem lại cơ hội trao đổi giao lưu học thuật. Gần đây nhất, năm 2004 khoa cho xuất bản: “Tuyển tập hội nghị chuyên đề văn học Nhật Bản”, đem đến ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu văn học Nhật Bản tại Mông Cổ. Đặc biệt việc dịch và xuất bản những tác phẩm văn học liên quan đến văn hoá, lịch sử Nhật Bản từ tiếng Nhật sang tiếng Mông Cổ đóng vai trò thiết yếu góp phần tìm hiểu về Nhật Bản.

Năm 1990, khoá học cao học về Nhật Bản học đã được tổ chức tại Viện Nghiên cứu quốc tếĐại học Quốc gia Mông Cổ. Tại đây, học viên học về lịch sử quan hệ khu vực, so sánh ngôn ngữ, so sánh Mông Cổ Nhật Bản.

Như vậy, có thể thấy rằng ở đây đã hình thành khuynh hướng ngôn ngữ học đối chiếu, nghiên cứu Mông Cổ ở Nhật Bản, lịch sử quan hệ hai nước trong nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ. Đặc biệt nghiên cứu so sánh văn hoá Mông Cổ Nhật Bản, nghiên cứu về điểm tương đồng và khác biệt được tổ chức nghiên cứu bài bản khoa học hơn so với trước đây. Quả thực bắt đầu từ đây, nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ đã bước sang giai đoạn mới, xuất bản, công bố được nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị hơn so với thời kỳ trước. Tác phẩm của các nhà nghiên cứu Nhật Bản nửa sau thập niên 1990 chủ yếu là: Nghiên cứu về thực trạng của nghiên cứu Nhật Bản hiện nay, nguyên nhân tăng trưởng kinh tế cao của Nhật Bản, giới thiệu văn hoá truyền thống, hiện đại của Nhật Bản, chế độ giáo dục, hành pháp, tư pháp chính trị, lịch sử của Nhật Bản, nghiên cứu so sánh ngôn ngữ, nghiên cứu Mông Cổ ở Nhật Bản, lịch sử quan hệ Mông Cổ Nhật Bản là những khuynh hướng nghiên cứu truyền thống.

Ngoài ra một số tổ chức khác như:  “Tổ chức yêu hoà bình Mông Cổ (1958), Hội Giao lưu hữu hảo Mông Cổ- Nhật Bản (1968), Hiệp hội hợp tác quan hệ Mông Cổ -Nhật Bản (1994), Trung tâm văn học văn hoá Nhật Bản (1997), Hội giáo viên tiếng Nhật cũng là những người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu hảo giữa hai nước.

 

LƯU THỊ THU THỦY

(Viện Thông tin Khoa học xã hội)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kobayashi and Yukie, A study of Teaching Japanese to Mongolian Student: Based on Errors Made by Mongolia Students, 1981, Trường đại học ngoại ngữ Tokyo.

3. Natsume Sugaya, Tình hình giáo dục tiếng Nhật ở Mông Cổ và trong nội địa Trung Quốc: Trường hợp trường cơ khí Xilinhot, trên trang web http://www.nsu.ac.jp/nsu_j/kikan/lab/e-asia/h19-3.pdf

4. オイドフ・バトバヤ?ル?, 第?二?次?世界大?戦?後のモ?ン?ゴル?に?お?ける?日?本人軍R事?捕虜á  trên địa chỉ http://src-h.slav.hokudai.ac.jp/publictn/81/page_5969.pdf

5. トゥム?ル?ホヤ?グ・ウーガン?ザヤ?, モ?ン?ゴル?レ?ポート2Q0O0O6U、モ?ン?ゴル?に?お?ける?日?本研究? trên địa chỉ http://www.city.itabashi.tokyo.jp/c _kurashi/005/005849.html

6. 套? 図格, 日?本留学を希望する?モ?ン?ゴル?人若ỏŽ?た?ち。trên địa chỉ http://2750yoney ama.jp/archive0708/t okutaho 1001chofu.pdf.

7. 小?林?幸江、モ?ン?ゴル?人に?対?する?日?本語ờ?è教育ỗ?Ô究? -モ?ン?ゴル?人学生?誤ở?p例?を中?心に?trên địa chỉ: http://reposito ry.tufs.ac.jp/bitstream/10108/20539/1/jls008003.pdf.



([1]) Năm Nhật Bản tiếp nhận quốc thư của Khan Hahn

(2) Đây là cách phân chia thời kỳ theo quan điểm của Tiến sĩ T. Mufuyuyuki được các nhà nghiên cứu Nhật Bản của Mông Cổ sử dụng trong phân kỳ nghiên cứu Nhật Bản tại Mông Cổ.

(3) Như trên

(4) Đây là cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Nhật Bản  với quân đội  Mông Cổ và  Xô Viết ở vùng Mãn Châu vào tháng 8/1939

(5) http://www.mn.emb-japan.go.jp/news/jp 279.html

0thảo luận