Koizumi và chính trị Nhật Bản
Tác giả: Yu Uchiyama
Dịch giả: Carl Freire
Nhà xuất bản Routledge, USA, 2011, 210 trang
Kí hiệu: Lv 828
Ngôn ngữ: tiếng Anh
Koizumi Junichiro giữ chức Thủ tướng Nhật Bản trong vòng 5 năm 4 tháng, từ ngày 26/4/2001 đến 26/9/2006. Thời gian cầm quyền của ông kéo dài thứ ba trong số các vị Thủ tướng sau chiến tranh của Nhật Bản, sau Sato Eisaku và Yoshida Shigeru. Nhưng so với các chính phủ bảo thủ trước, chính quyền Koizumi lại vô cùng khác biệt. Sự khác biệt này thể hiện ở chính phong cách chính trị đặc biệt của ông.
Những đặc điểm nổi bật trong phong cách chính trị của Koizumi với tư cách là thủ tướng có thể được phân chia thành hai chiều hướng.
Thứ nhất, Koizumi, người đã tìm kiếm chiến thắng từ sự ủng hộ của các cử tri bằng các biện pháp ấn tượng, chỉ đơn giản là đưa ra những tuyên bố và kịch bản hóa những xung đột mang sắc thái chính trị bằng thuật ngữ cái tốt chống lại cái xấu. Những kỹ thuật như vậy đã gây được hiệu ứng tốt đối với cảm xúc = pathos của người dân hơn là căn nguyên logic = logo của chúng. Cách làm này của Koizumi có thể được diễn tả là “Thủ tướng pathos” (prime minister pathos).
Thứ hai, phong cách chính trị của Koizumi đã cho thấy cách tiếp cận từ trên xuống dưới trong việc hoạch định chính sách, đối lập với sự áp chế võ đoán trong các đảng cầm quyền và trong chính phủ, và nỗ lực vượt trội của ông thông qua một loạt các cải cách về mặt cấu trúc. Trong khi đó, những thành ngữ như ‘Kantei-led’ và ‘prime minister rule’ ngày nay được sử dụng thường xuyên, điều này biểu trưng cho một sự khởi đầu tuyệt vời từ phong cách chính trị được thiết lập với việc chú trọng vào sự hài hòa. Đây là Koizumi ở chiều hướng ‘strong prime minister’.
Ý tưởng của Koizumi về tư nhân hóa ngành bưu chính đã bị chống đối mạnh mẽ trong LDP do nó mâu thuẫn với lợi ích của những người đứng đầu ngành bưu điện, một bộ phận quan trọng ủng hộ Đảng này. Nhưng Koizumi đã không ngần ngại gán cho bất cứ phần tử nào đi ngược với cải cách của ông là “phần tử chống đối”. Ông từ chối công nhận các nhà lập pháp chống đối/nổi loạn trong cuộc tổng tuyển cử tháng 9 năm 2005, đến mức ảnh hưởng đến cuộc chạy đua của các ứng cử viên, mệnh danh là "sát thủ" (assassins) trên các phương tiện truyền thông, trong cuộc bầu cử ở các huyện của họ. Chương trình này đã gây xôn xao dư luận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và làm dấy lên sự quan tâm của nhiều cử tri. Đó là hình ảnh thu nhỏ của “sân khấu Koizumi” với vở kịch chính trị của ông. Kết quả là, LDP giành được 29 chỗ đánh dấu thắng lợi chưa từng có, cho phép Koizumi đưa giấc mơ tư nhân hóa ngành bưu chính mà ông đã ấp ủ từ lâu trở thành hiện thực. Việc Koizumi đạt được một thắng lợi long trời lở đất thông qua việc sử dụng ngôn ngữ ấn tượng và độ tương phản rõ rệt mà ông đã vạch ra giữa bản thân mình và “lực lượng chống đối” là biểu hiện mạnh mẽ về các kỹ năng của ông với tư cách là “thủ tướng pathos”. Trong khi đó, việc kiên quyết theo đuổi mục tiêu hoạch định chính sách từ trên xuống dưới bất chấp sự phản đối từ bên trong LDP và việc bắt buộc thực hiện những cải cách bưu chính của ông cho thấy Koizumi là một thủ tướng quyền lực.
Chính quyền Koizumi đã có tác động lớn đối với chính trị Nhật Bản như thế nào? Câu hỏi này dường như đều được đặt ra trong mỗi người sống ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 21. Mục đích chính của cuốn sách “Koizumi and Japanese politics” (Koizumi và chính trị Nhật Bản) của tác giả Yu Uchiyama là khám phá điều bí ẩn này.
Cuốn sách cung cấp một nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về chính quyền Koizumi, bao gồm các vấn đề như các đặc trưng phong cách chính trị, chính sách đối nội và đối ngoại, ý nghĩa lịch sử lớn lao của chính quyền Koizumi. Các câu hỏi quan trọng hướng dẫn tiếp cận nghiên cứu về chính quyền Koizumi được đưa ra như: điều gì khiến Koizumi thực hiện vai trò lãnh đạo một cách mạnh mẽ khác thường như vậy và ông đã đạt được những biến đổi gì về mặt cấu trúc chính trị ở Nhật Bản?
Tác giả Yu Uchiyama đã xem xét quá trình hoạch định chính sách, hoạt động của các tổ chức mới được thành lập gần đây như Hội đồng Chính sách Kinh tế và Tài chính, chiến lược chủ nghĩa dân túy của Koizumi, chính sách đối ngoại… để đánh giá ý nghĩa lịch sử của chính quyền Koizumi và tìm ra cơ sở cho sự ủng hộ rộng rãi của công chúng đối với chính quyền này.
Bên cạnh đó, cuốn sách đánh giá công lao và khuyết điểm của phong cách chính trị của chính quyền Koizumi, đồng thời so sánh với chính quyền Abe và Fukuda.
Những vấn đề trên đây chắc hẳn đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm “Koizumi and Japanese politics” (Koizumi và chính trị Nhật Bản) của tác giả Yu Uchiyama.
Thực hiện: Hà Hậu
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á