Trang chủ

VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH CÂU TIẾNG NHẬT

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:29 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

Lâu nay trong việc giảng dạy tiếng Nhật ở các trường và các cơ sở đào tạo khác như trung tâm tiếng Nhật, trung tâm ngoại ngữ v.v…các thày cô giáo tiếng Nhật khi dạy phần ngữ pháp thường chỉ chú trọng dạy các kỹ năng sử dụng các loại trợ từ, cách biến đổi động từ, tính từ, trợ động từ, cách dùng các mẫu câu v.v… Còn phần dạy phân tích câu để học sinh hiểu bài thì hầu như chưa được chú trọng. Có thể do các thày cô chưa thấy rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc phân tích câu để hiểu bài hoặc các thày cô cho rằng vấn đề khó của ngữ pháp tiếng Nhật là cách dùng trợ từ, phân biệt cách dùng của những phó từ cận nghĩa, phân biệt cách dùng trợ từ “no” với danh từ hình thức “koto” v.v…thì cần tập trung để dạy những vấn đề đó cũng đã hết giờ rồi còn thì giờ đâu mà dạy phân tích câu nữa. Hoặc có những giáo viên suy nghĩ rằng tôi cứ dạy theo sách đã soạn, mà sách giáo khoa tiếng Nhật có cuốn nào biên soạn phần dạy phân tích câu đâu ? Đúng vậy, qua nhiều năm làm công tác giảng dạy tiếng Nhật, tôi cũng đã dạy như nhiều thày cô giáo đã suy nghĩ. Thực tế qua các khoá học của các sinh viên tiếng Nhật, những lỗi sai về ngữ pháp của các khoá hầu như giống nhau, những thắc mắc về ngữ pháp cũng tập trung vào những vấn đề phân biệt cách dùng các trợ từ, phó từ, kết từ cận nghĩa như “dake” “bakari” và “tada”, “osoraku”và “tabun”, “sokode” và “sorede”v.v…Vì thế tôi đã tâp trung nghiên cứu những vấn đề ngữ pháp tiếng Nhật nảy sinh trong quá trình học tâp của sinh viên ta (tức là những vấn đề ngữ pháp trong giáo trình tiếng Nhật chưa được làm rõ cho đối tượng người học hiểu) trong đó có vấn đề phân tích câu để hiểu bài.

Vậy thì vấn đề phân tích câu tiếng Nhật nên tiến hành như thế nào? Chúng ta cần lần lượt làm rõ những vấn đề như : đặc điểm câu tiếng Nhật, các loại câu, thành phần câu, trợ từ tham gia thành phần câu; tiếp đến là tìm ra cách phân tích câu tiếng Nhật một cách hợp lý, dễ hiểu và dễ nhớ.

I. Câu tiếng Nhật

1. Đặc điểm

- Vị ngữ là danh từ, tính từ hay động từ bao giờ cũng đi ở cuối câu.

- Câu tiếng Nhật thường hay lược chủ ngữ nhất là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai trong.văn nói.

- Dùng nhiều trợ từ tham gia thành phần câu : trợ từ xác định chủ ngữ, trợ từ xác định bổ ngữ, trợ từ xác định tân ngữ v.v

- Trong văn viết hay dùng hình thức ukemi để diễn tả câu mang tính khách quan.

2. Ba loại câu

a) Câu vị ngữ danh từ (gọi tắt là câu danh từ)

Thí dụ: わたしは貿易大学の日本語学部の学生です

Tôi là sinh viên Khoa tiếng Nhật Trường đại học Ngoại thương.

B) Câu vị ngữ tính từ (gọi tắt là câu tính từ)

Thí dụ: きのうのテストはわたしにはとても難しかったです

Bài kiểm tra hôm qua rất khó đối với tôi. (1)

東京は交通がとても便利です

Giao thông ở Tôkyô rất tiện lợi.(2)

Câu (1) là tính từ đuôi i hay còn gọi là tính từ 1

Câu (2) là tính từ đuôi na hay còn gọi là tính từ 2.

c) Câu vị ngữ động từ (gọi tắt là câu động từ)

Thí dụ: 関先生は前に貿易大学で日本語を教えていました

Trước đây thày Seki đã dạy tiếng Nhật ở Trường Đại học Ngoại thương.

3. Thành phần câu

Chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ - định ngữ

a) Chủ ngữ luôn đi với trợ từ “ga” hoặc “wa”, “mo”

Thí dụ:

あの人が山本さんです。山本さんも

chủ ngữ                chủ ngữ

日本人です。

Vị ấy là ông Yamamoto. Ông Yamamoto cũng là người Nhật.

b) Vị ngữ thường đi với trợ từ “no”+ trợ động từ “desu” để biểu thị khẳng định hoặc đi với trợ từ “kara”(hoặc danh từ hình thức “tame” “wake”) + “desu” để chỉ nguyên nhân, lý do v.v…

Thí dụ:

だから、夕焼けは、西の方の空が、かなり広い範囲にわたって、よく晴れている証拠なのである

Chủ ngữ (danh từ đi với trợ từ “wa”) vị ngữ (danh từ đi với “no dearu” phải thêm “na” trước “no”).

Vì vậy, ráng chiều là căn cứ chứng tỏ bầu trời phía tây hửng nắng trên một diện tương đối rộng.

これは、退屈な話を聞いていると、ひげが伸びるという伝説があるためである

Chủ ngữ và vị ngữ của câu này là câu nói rõ lý do, nguyên nhân: Đó là có truyền thuyết kể lại rằng

Bởi vì có truyền thuyết kể lại rằng khi nghe câu chuyện chán ngán thì người nghe râu ria mọc ra tua tủa.

c) Bổ ngữ luôn đi với trợ từ “ni”, “de”, “te”, “to”, “wo”, “kara”, “node”v.v…

Thí dụ:

このほかにも身体の部分を表す言葉

Bổ ngữ 1                      Bổ を含む言い方には「耳を傾ける」「胸を

ngữ 2                 Bổ ngữ 3

張る」など、心の動きや状態を表すものが 少なくない。                 Chủ ngữ

Vị ngữ

Ngoài ra trong cách nói bao gồm những từ thể hiện các bộ phận cơ thể có khá nhiều những từ thể hiện trạng thái hoạt động của tình cảm như “nghiêng tai” (lắng nghe), “ưỡn ngực” (kiêu hãnh) v.v

Trong một câu có thể có hai chủ ngữ gọi là đồng chủ ngữ, khi đó hai chủ ngữ thường nối với nhau bằng trợ từ “to” rồi đi với trợ từ “ga (wa, mo)”, hoặc dùng trợ từ “mo” hai lần thay cho trợ từ “to” và “ga”. Còn bổ ngữ thì có thể có nhiều, trừ chủ ngữ và vị ngữ ra còn lại là bổ ngữ và thành phần phụ đi trước danh từ thường được gọi là định ngữ.

Thí dụ:

山下さんも 田中さんも、英語はあまり

chủ ngữ1      chủ ngữ 2 (đồng chủ ngữ)

得意じゃないでしょう

a) Định ngữ

Thành phần phụ trong câu, phụ thuộc về ngữ pháp vào danh từ và có chức năng nêu thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng v.v…

Định ngữ trong câu tiếng Nhật có thể là danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, thậm chí có thể là một câu đơn, một cụm chủ vị, cụm động tân, cụm động bổ v.v…

Thí dụ:

新鮮な材料が豊富に手に入る日本では、

định ngữ 1                  b. ngữ

その材料の持っている 味や香りを

định ngữ 2           định ngữ 1

生かす ことが/ 料理の基本なのである。     ch.ngữ        vị ngữ

Định ngữ 1 đi trước danh từ “Nihon” + trợ từ “dewa” làm bổ ngữ = tương đương với định ngữ đi trước danh từ hình thức “koto” + trợ từ “ga” làm chủ ngữ.

Định ngữ 2 đi trước danh từ “ajiya kaori”nằm trong định ngữ 1 của chủ ngữ.

Định ngữ thường là một câu đơn gồm có cụm chủ vị (chủ ngữ và vị ngữ) hoặc là một cụm động tân (động từ và tân ngữ) hoặc cụm động bổ (động từ và bổ ngữ).

Thí dụ: Những câu trên thì 新鮮な材料が 豊富に手に入る chủ ngữ

vị ngữ ( cụm chủ vị)

その材料の 持っている

chủ ngữ     vị ngữ (cụm chủ vị)

味や香りを 生かす

tân ngữ     động từ (cụm động tân)

Khi định ngữ là một câu đơn sẽ gồm có chủ ngữ và vị ngữ thì xác đinh như sau:

Định ngữ 1: cụm chủ vị nằm trong bổ ngữ hay chủ ngữ chính thì chủ ngữ và vị ngữ của câu ấy là câu con, gọi tắt là chủ ngữ-vị ngữ 1.     Định ngữ 2 : cụm chủ vị nằm trong định ngữ 1 là một câu nhỏ hơn thì gọi là câu cháu, goi tắt là chủ ngữ-vị ngữ 2. Nếu như có định ngữ 3 nằm trong đinh ngữ 2 là một câu nhỏ hơn nữa thì gọi là câu chắt, gọi tắt là chủ ngữ-vị ngữ 3  v.v… Thí dụ :

というのはわきからだれかが割り込

chủ ngữ chính bổ ngữ 1

んできても黙認してしまうのは

chủ ngữ 1 (ch.ngữ con)

自分もその人について電車に乗り込め

chủ ngữ3 (ch.ngữ chắt)      vị ngữ 3

ことが 明白な 場合に限る から

ch.ngữ 2  vị ngữ 2  vị ngữ 1  vị ngữ

である.

chính

4. Trợ từ tham gia thành phần câu

a) Trợ từ GA ,WA, MO đi với thành phần trong câu để xác định chủ ngữ. Nhưng không phải tất cả các thành phần câu đi với trợ từ “ga “ “wa” “mo” trong mọi trường hợp đều xác định chủ ngữ. Bởi vì thành phần đi với trợ từ “ga” phải là chủ đề của thành phần vị ngữ, nếu như thành phần đi với trợ từ “ga” là đối tượng của thành phần vị ngữ thì trường hợp này trợ từ “ga” xác định bổ ngữ.

Thí dụ 青森県と長野県が、その産地として、特に有名である

GA xác đinh chủ ngữ (chủ đề)                vị ngữ

Tỉnh Aomori và tỉnh Nagano rất nổi tiếng là đất trồng táo tây.

私は旅行が好きです。(1)  日本へ留学するにはお金が必要です。(2)

Tôi thích đi du lịch. Để đi du học ở Nhật thì cần phải có tiền.

姉は理数系の科目が得意です。(3)

Chị tôi thich các môn tự nhiên.

Trợ từ GA ở 3 câu trên đều xác đinh bổ ngữ (đôí tượng), trợ từ WA xác định chủ ngữ (1)(3), NIWA xác định bổ ngữ (2). Như vậy GA xác định đối tượng của vị ngữ thường là tính từ (thích, cần thiết…).Trợ từ GA xác đinh chủ ngữ trong định ngữ là cụm chủ vị có thể dùng trợ từ NO thay cho GA. Thí dụ trên その材料持っている(NO=GA)

Trợ từ WA thay thế cho trợ từ GA xác định chủ thể thì mới có vai trò xác định chủ ngữ. Nếu như WA thay thế cho trợ từ khác như WO, NI, DE thì không phải là xác định chủ ngữ mà là xác định bổ ngữ. Nhất là những trường hợp trợ từ WA thêm vào sau trạng từ, trợ từ NI, DE thành NIWA, DEWA thì vẫn xác định bổ ngữ mà thôi hoặc chen vào giữa động từ để nhấn mạnh.

Thí dụ: りんごの花は5月に咲く。     (Trợ từ WA thay cho GA làm chủ ngữ)

洋服は着たり脱いだりするのも簡単だし、動きやすい。

(Trợ từ WA thay cho WO xác đinh tân ngữ, MO thay cho GA xác định chủ ngữ)

海は、いつ来ても いいですね。

(Trợ từ WA thay cho NI xác đinh bổ ngữ)

今は、どこに行きますか。この場所に駐車してはいけないらしい。

(Trợ từ WA thêm vào trạng từ, động từ để nhấn mạnh)

アジアの国々には、昔から食事を主食と副食に分けて考える習慣がある。

京都へは、もう行きました。

日本ではタクシーに乗っても、チップを渡す必要はありません。

(Trợ từ WA thêm vào sau các trợ từ khác thành NIWA, EWA, DEWA v.v…để nhấn mạnh)

Trợ từ MO là trợ từ ngữ nghĩa có thể thay thế trợ từ GA, WO và thêm vào sau trạng từ , trợ từ NI, DE v.v…Thí dụ:

彼はお腹がすいたから、パンもおかゆも食べてしまった(1)

雨はもう三日も降っています。(2)

このことは誰にも話さないでください。(3)

(Trợ từ MO thay cho WO (câu 1), thêm vào thời lượng từ “mikka” thành “mikkamo” (câu 2), thêm vào sau trợ từ NI thành NIMO (câu 3)

a) Các trợ từ khác như NI, DE, TO, KARA, NODE, NADO đi với các thành phần trong câu đều xác định là bổ ngữ.

b) Trợ từ NO đi với danh từ xác định thành phần danh từ ấy là định ngữ của danh từ đi phía sau. Các định ngữ khác đều đi trực tiếp với danh từ vì động từ, tính từ đuôi i và đuôi na + danh từ. Riêng định ngữ là cụm chủ vị (câu danh từ) thì thành phần vị ngữ danh từ ấy + dearu đi trực tiếp với danh từ.

Ngoài ra trợ từ NO còn có chức năng thay thế cho trợ từ GA trong định ngữ là

một một cụm chủ vị, danh từ hoá một động từ, tính từ, cụm từ, thậm chí cả một câu đơn, có trường hợp NO thay thế danh từ hình thức KOTO v.v…

Thí dụ:

お風呂は、ぬるいが好きです。

(NO thay thế Ofuro đã nêu ở trước để tránh lặp lại)

この赤いは、丸の内線です。

(NO thay thế Marunouchisen nêu ở sau)

あそこに止まっているは、渋谷行きです。

(NO danh từ hoá cụm từ có nghĩa là chiếc xe)

ひもがついているを見せてください。

(NO danh từ hoá một câu đơn làm tân ngữ)

すみません。洗濯することを手伝ってください。

すみません。洗濯するを手伝ってください

(NO có thể thay thế KOTO trong trường hợp này)

II. Cách phân tích câu tiếng Nhật

1. Tìm vị ngữ. Vị ngữ của câu tiếng Nhật bao giờ cũng ở cuối câu cho nên việc tìm vị ngữ rất dễ dàng. Vị ngữ luôn ở ba loại câu vị ngữ danh từ, vị ngữ tính từ và vị ngữ động từ. Vị ngữ của câu phức có thể có hai, ba vị ngữ trở lên. Khi đó vị ngữ sau cùng vẫn ở cuối câu, các vị ngữ của mỗi phân câu xuất hiện theo thứ tự ở cuối các phân câu có dấu ngắt câu.

2. Tìm chủ ngữ. Từ vị ngữ ta có thể tìm ra chủ ngữ. Thí dụ vị ngữ danh từ “…là giáo viên” thì chủ ngữ sẽ tìm ra là “ai là giáo viên”, vị ngữ tính từ “…rất khó” thì chủ ngữ sẽ là “vấn đề gì rất khó”, vị ngữ động từ “….phát triển” thì chủ ngữ sẽ là “vấn đề gì phát triển”v.v…Chủ ngữ thường xuất hiện xuất ở phần đầu câu hoặc gần cuối câu trước vị ngữ chính nhưng phải kết hợp với trợ từ GA (hoặc WA, MO) hoặc lược bớt GA khi đã có trợ từ NADO hoặc không xuất hiện trong câu có nghĩa là chủ ngữ ẩn.

Thí dụ:

海外で今まさに起こっている光景、例えば、オリンピックにおける実況

中継を、放送衛星を通して世界中の何億という人々とともに見ることなど(が

chủ ngữ lược bớt GA

昔は夢にも考えられぬ話であった

vị ngữ

日本人の米食の歴史は 古くすでに

chủ ngữ 1           vị ngữ1-1

弥生時代から 始まっていた

bổ ngữ 1      vị ngữ 1-2

言われている

vị ngữ chính (chủ ngữ chính ẩn)

1. Xác định bổ ngữ chính rồi mới phân tích các định ngữ, nhất là định ngữ là cụm chủ vi, cụm động bổ, bổ ngữ con (nếu có).

III. Cách chuyển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt

Quy tắc cơ bản :

a) Trình tự dịch từ chủ ngữ --- vị ngữ --- bổ ngữ. Nếu bổ ngữ dài thường nói về thời gian, không gian, mục đích thì trình tự có thể dịch từ bổ ngữ --- chủ ngữ --- vị ngữ.

b) Các định ngữ của thành phần nào thì dịch ngay sau thành phần ấy. Cụ thể là chủ ngữ - định ngữ của chủ ngữ --- vị ngữ - định ngữ của vị ngữ --- bổ ngữ - định ngữ của bổ ngữ.

Thí dụ ガラスは私たちの暮らしに

chủ ngữ       bổ ngữ

大変役立っている

vị ngữ

Thuỷ tinh đóng vai trò rất quan trọng

chủ ngữ            vị ngữ            

trong cuộc sống của chúng ta.

bổ ngữ

ちょっと周囲を見回しただけでも

bổ ngữ             chủ ngữ ẩn

数え切れないほどのガラス製品に囲ま

định ngữ (cụm động bổ)

れていることに気づくだろう

vị ngữ

Chỉ cần nhìn xung quanh một chút thôi

bổ ngữ

chúng ta cũng thấy có vô số những đồ

chủ .ngữ  vị ngữ      định ngữ

thuỷ tinh .

Thông thường câu tiếng Nhật chủ ngữ ẩn khi chuyển sang tiếng Việt nhất thiết phải được nêu ra. Vì vậy, việc phân tích câu tìm vị ngữ trước rồi tìm chủ ngữ theo nghĩa logic như đã trình bày ở phần 2 của phần “ II Cách phân tích câu tiếng Nhật” là rất cần thiết và hữu ích, nếu không làm được như vậy sẽ không hiểu bài và tất nhiên cũng không dịch đúng ra tiếng Việt được. Câu thí dụ trên tiếng Nhật chủ ngữ ẩn, vì vậy ta tìm ra chủ ngữ ấy từ vị ngữ “cũng thấy” là “chúng ta” hay “mọi người”. Khi có bổ ngữ tương đối dài như câu thí dụ ở trên(bổ ngữ có định ngữ là một cụm động bổ “chỉ cần nhìn xung quanh một chút thôi”) lại có trợ từ kép “demo” đi sau phó trợ từ “dake” có tác dụng như một danh từ hình thức thì cần được dịch ra tiếng Việt trước để nhấn mạnh.

IV. Dùng cách phân tích câu để giải thích về cách phân biệt nghĩa những từ cận nghĩa, đa nghĩa hoặc những từ không tìm được từ tương đương của tiếng Việt.

Thí dụ mẫu câu …..とみえて、có nghĩa là “qua tình hình thực tế mà có nhận xét như vậy. Đây là sự nhận định chủ quan của người nói”. Trong tiếng Việt khó chọn được từ thích hợp cho từng câu nói. Ta hãy xét xem các ví dụ sau đây thì sẽ rõ;

Thí dụ: a) 最近忙しいとみえて、いつ電話しても留守だ。

Gần đây có lẽ anh ta bận nên lúc nào tôi gọi điện cũng thấy vắng nhà.

b) 何かいいことがあったとみえて、朝からずっとにこにこしている。

Hình như có chuyện gì vui, nên suốt từ sáng đến giờ anh ta cứ tủm tỉm.

c)このクラスの学生はみんなテレビをよく見るとみえて、テレビのことならほ

の学生が知っている。

Sinh viên lớp này đều xem TV, nên nói đến chuyện trong TV thì sinh viên nào cũng biết.

Câu a) Có nghĩa là tôi cảm nhận thấy anh ta bận, tạm dịch là “có lẽ”

Câu b) Có nghĩa là tôi thấy hình như anh ta có chuyện gì vui, tạm dịch là”hình như”

Câu c) Có nghĩa là tôi thấy sinh viên lớp này đều xem TV, không cần nói “tôi thấy” trong tiếng Việt cũng hiểu như thế rồi. Như vậy qua các ví dụ cụ thể giảng giải ý nghĩa của mẫu câu khiến người học nắm được cách dùng qua câu ví dụ, còn cách dịch ra tiếng Việt chỉ để tham khảo. Chú ý đừng để người học hiểu theo nghĩa của cách dịch ra tiếng Việt, mà phải hiểu theo ý nghĩa của cách dùng tiếng Nhật. Trong thực tế nhiều sinh viên học tiếng Nhật khi nêu ra lý do không hiểu là vì nghĩa tiếng Việt dịch ra như nhau, vậy thì phân biệt cách dùng ra sao ? Thí dụ : một nhóm phó từ cận nghĩa “kanarazu”, “kitto” và “zehi” đều dịch ra là “nhất định”. Vậy phân biệt cách dùng như thế nào?

a) Kanarazu 必ず : phải…, nhất định…

Dùng trong trường hợp cần khẳng định khách quan về ý chí, nguyện vọng, nghĩa vụ.

Thông thường dùng trong câu khẳng định, nếu có dùng phủ định thì cũng chỉ là trường hợp ngoại lệ ở dạng mẫu câu “…to ienai” “…towa kagiranai” “…wakedewanai”.

Thí dụ:

休むときは、必ず連絡してください。

Khi nào nghỉ nhất định phải báo cho tôi biết đấy nhé !

b) Kitto きっと: chắc là…, chắc chắn sẽ…

Dùng trong trường hợp khẳng định chủ quan về dự đoán. “kitto” không dùng trong câu phủ định.

Thí dụ:

鈴木さんもきっと来るでしょう。

Chắc chắn anh Suzuki sẽ đến thôi.

c) Zehi ぜひ   : nhất định, thế nào cũng phải…

Dùng trong trường hợp khẳng đinh chủ quan về nguiyện vọng, sự mong muốn.

“Zehi” thường hay được dùng kết hợp với một số mẫu câu thể hiện sự cầu khiến, sự mong muốn như Vtekudasai, Vtehoshii, Vtai, Vruyooni….

Thí dụ:

あの映画はとてもおもしろそうですね。次の日曜日、ぜひいっしょに 見に行きましょう。

Bộ phim ấy hình như rất hay. Chủ nhật sau nhất định chúng ta cùng nhau đi xem nhé !

Một số trường hợp sinh viên dùng sai theo cách nói tiếng Việt “nhất định”như sau:

1) ぜひ話さないでください (X câu sai vì “zehi” không dùng câu phủ định)

絶対に話さないでください。(O câu đúng vì câu phủ đinh dùng “zettai”)

2) ぜひそこに参ります。(X câu sai vi là câu khẳng định khách quan, nên

必ずそこに参ります。phải dùng “kanarazu” câu đúng O )

3) あしたはぜひ晴れてほしい。(X câu sai vì là câu không khẳng định được

あしたはどうしても晴れてほしい。hiện tượng khách quan, nên phải dùng “dooshitemo” có nghĩa là “dù thế nào đi chăng nữa tôi vẫn cứ mong trời nắng ráo. Câu đúng O).

Như vậy qua những ví dụ trên chúng ta thấy rằng việc phân biệt cách dùng của những từ cận nghĩa không đơn giản nếu như không thông qua các câu ví dụ cụ thể để chứng minh những yếu tố khác nhau như “zehi” không dùng trong câu phủ định, nếu  trong câu phủ định thì phải dùng “zettai”. Trong câu không khẳng định được hiện tượng khách quan như thời tiết thì không được dùng “zehi” mà phải dùng “dooshitemo” chẳng hạn…

V. NHỮNG DẤU HIỆU THỂ HIỆN RÕ THÀNH PHẦN CÂU

1. Các dấu hiệu là vị ngữ chính ở cuối câu. Những dấu hiệu này thường là động từ dùng hình thức UKEMI, hoặc động từ khả năng phủ định hay khẳng định, động từ đi với trợ đông từ “beki” hay cách nói khách quan, nên chủ ngữ chính thường được tỉnh lược. Sau đây là các dấu hiệu thường gặp:

。。。。と言われている。Người ta nói rằng….

。。。。と考えられている。Người ta suy nghĩ rằng…

。。。。と感じられる。Tôi cảm thấy rằng…

。。。。と思われる。Tôi cho rằng…

。。。。とは単純には決められない。Không thể quyết định ngay được rằng…

。。。。といえる Có thể nói rằng…

。。。。ということである。(。。。とのことだ。)Nghe nói…

。。。。をよく承知すべきである。 Chúng ta cần phải biêt rõ….

。。。。時のことである。Đó là khi…(Đó là câu chuyện hồi…)

1. Các dấu hiệu là chủ ngữ và vị ngữ chính ở cuối câu. Trường hợp này khi dịch sang tiếng Việt sẽ không phải là chủ ngữ mà là bổ ngữ , nên không tuân theo quy tắc dịch từ chủ ngữ trước rồi đến vị ngữ được, mà phải theo trình tự dịch từ vị ngữ--- bổ ngữ.--- định ngữ…

。。。。ことが多い。Phần nhiều….

。。。。ことがある。Có trường hợp…

。。。。こともある。Cũng có khi….

。。。。ことは少ない(少なくない)Rất ít (không ít) trường hợp…

。。。。ものがある(。。。ものもある) Có thứ …(cũng có loại…)

。。。。習慣がある。Có tập quán…

。。。。という心配も出てくる。Mọi người đâm ra lo lắng….

3. Các dấu hiệu vị ngữ chính là cum động bổ ở cuối câu.

。。。。ことがわかる。Chúng ta hiểu rằng…

。。。。も欠かすことはできない。Và cũng không thể thiếu được…

。。。。すぐに温かいものが 食べられる. Mọi người có thể ăn ngay còn nóng.

1. Các dấu hiệu vị ngữ chính của các phân câu ở giữa câu

Các động từ ngắt câu ở đoạn i, tính từ 1 đổi i thành ku, danh từ và tính từ 2 đi với “de”, “deari”. Thí dụ

Động từ と思い、と思うし、と思って、と思っており、

Tính từ 1 忙しく、難しく、楽しく、

Tính từ 2 便利で、便利であり、明白で、明白であり、

Danh từ 仕事で、仕事であり、結果で、結果であり、

5. Các dấu hiệu là bổ ngữ hay trạng ngữ ở trong câu. Trừ thành phần có thêm trợ từ GA, WA, MO có khả năng là chủ ngữ nếu như GA xác định chủ đề của vị ngữ, WA thay cho GA xác định chủ ngữ, MO thay cho GA xác định chủ ngữ. Ngoài ra có thể còn một vài trợ từ khác như KOSO, SAE nếu thay thế cho GA xác định chủ ngữ. Còn lại tất cả các trợ từ khác tham gia xác đinh thành phần câu đều là bổ ngữ, riêng trợ từ WO xác định tân ngữ cũng coi như là bổ ngữ của động từ. Thí dụ

。。。。では、。。。。には、。。。。にも、。。。。でも、

。。。。について、。。。。につれて、

。。。。として、。。。。とともに、。。。。と同時に、

。。。。だけでなく、。。。。ばかりでなく、。。。。ではなく、

。。。。のように、。。。。ように。。。。。と思って、

。。。。外に、。。。。など、

Trên đây tôi đã trình bày những nét cơ bản nhất trong vấn đề phân tích câu tiếng Nhật để hiểu bài. Nếu như đặt vấn đề phân tích câu về mặt ngữ pháp học thì còn nhiều vấn đề phức tạp nữa. Xuất phát từ vấn đề làm thế nào để giảng dạy tiếng Nhật có hiệu quả hơn nhằm giúp người học dễ dàng tiếp thu loại ngôn ngữ tương đối khó này, đồng thời bằng những kinh nghiệm đúc kết qua nhiều năm làm công tác giảng dạy ở Trường đại học Ngoai thương, tôi trình bày những cách làm thực tế kể trên để các thày cô và các sinh viên tiếng Nhật tham khảo vận dụng.

 

PGS. TS. TRẦN SƠN

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Sơn, Những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy phần ngôn ngữ cơ sở đối với sinh viên tiếng Nhật, Tạp chí KTĐN Trường ĐH Ngoại thương số No19/2006.

2. Trần Sơn, Phân biệt cách dung NO và KOTO trong tiếng Nhật hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á- Viện NC Đông Bắc Á Viện KHXH Việt Nam số 9(69) 2006.

3. Trần Sơn, Phân biệt cách dùng những nhóm phó từ cận nghĩa thường dùng trong tiếng Nhật hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á- Viện NC Đông Bắc Á Viên KHXH Việt nam số 3(73) 2007

4. Giáo trình CHUUKYUU NIHONGO, Trung tâm tiếng Nhật cho SV nước ngoài, Trường ĐH ngoại ngữ TOKYO, Tái bản năm 1995.

5. 教師と学習者のための 日本語文型辞典 グループ・ジャマシイ くろしお出版. Tái bản lần thứ 6 năm 2001 Tokyo Nhật Bản.

 

 

 

 

 

0thảo luận