Trang chủ

10 TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI

Đăng ngày: 20-01-2016, 14:50 | Danh mục: Giới thiệu sách

Tác giả: Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên)

Nxb Chính trị Quốc gia, 642tr., 2014

Ký hiệu: Vv2629

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, có quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong của nó. Cùng với sự phát triển của loài người, khi con người biết sử dụng ra các công cụ lao động, tư duy con người phát triển và có khả năng tư duy trìu tượng, con người biết sùng bái những thế lực linh thiêng, lúc đó tôn giáo đã xuất hiện. Cuốn sách “10 tôn giáo lớn trên thế giới” này đề cập đến 10 tôn giáo lớn đã từng và đang tồn tại trong lịch sử loài người. Trong mỗi chương, tác giả đi sâu phân tích về lịch sử ra đời, nội dung và những nghi thức trong mỗi tôn giáo như:

Chương 1: Tôn giáo Ai Cập cổ đại: là tôn giáo nhà nước của xã hội chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập cổ đại. Khởi nguồn của nó là tôn giáo thị tộc và tông iaso bộ lạc từ thời kỳ đồ đá, sau này được phát triển và chịu ảnh hưởng của tôn giáo Đông Phi, Tây Á và vùng ven Địa Trung Hải

Chương 2: Tôn giáo Babilon cổ đại: là tôn giáo của một số tộc người thuộc khu vực Babilon vùng Tây Á

Chương 3: Đạo Zoroastre: là tông iaso lưu hành ở vùng Ba Tư cổ đại, chủ trương thiện ác nhị nguyên luận.

Chương 4: Đạo Mani là tôn giáo mang tính thế giới hưng khởi ở Ba Tư vào thế kỷ III sau Công nguyên bởi nguời sáng lập tên là Mani. Giáo lý chủ yếu của đạo này là “ Nhị tông tam thế luận” đã hình thành một loạt giới luật và chế độ chùa viện độc đáo.

Chương 5: Đạo Bàlamon là một trong những tôn giáo Ấn Độ cổ đại, hình thức cổ xưa của đạo Ấn Độ, lấy kinh Vê đa và các văn hiến có liên quan tới Vê đe làm nội dung cơ bản cua rnos, bởi sùng bái Brahma mà được đặt tên

Chương 6: Đạo Ấn Độ: còn được gọi là Đạo Balamon mới, là tôn giáo truyền thống của Ấn Độ bắt đầu từ đầu trung thế kỷ lưu truyền tới ngày nay. Trên cơ sở của đạo Balamon đã hấp thụ các nhân tố tín ngưỡng dân gian, đạo Phật, đạo Giaina…mà phát triển thành đạo Ấn Độ

Chương 7: Đạo Giaina: là tôn giáo ra đời là lưu truyền ở Thứ đại lục Á. Nó còn được gọi là “ Tôn giáo của những kẻ chiến thắng”

Chương 8: Đạo Phật: là tôn giáo được lưu hành ở rất nhiều quốc gia. Trong quá trình truyền bá của mình, đạo Phật đã kết hợp tín ngưỡng, văn hóa, tập tục dân gian bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội và văn hóa của rất nhiều quốc gia.

Chương 9: Đạo Xích: chủ yếu lưu hành ở vùng Pungiap, Ấn Độ.

Chương 10: Thần Đạo giáo là một tôn giáo được phát triển trên cơ sở tín ngưỡng vốn có của dân tộc Nhật Bản

Chương 11: Đạo Do Thái: là tôn giáo xuất phát từ người Ixraen. Người Do Thái sống ở khắp nơi trên thế giới, ngôn ngữ có thể đã bất đồng, phương thức sống cũng đạo bộ phận phải nhập cảnh tùy tục, chỉ có duy nhất tôn giáo tín ngưỡng cộng đồng đã trở thành điểm mấu chốt để thắt chặt ý thức dân tộc.

Chương 12: Đạo Cơ Đốc là tôn giáo lớn với tổng số tín đồ đạo lên tới một phần ba tổng số dân trên thế giới. Đạo Cơ Đốc chủ yếu gồm: Công giáo, Chính giáo và Tin lành.

Chương 13: Đạo Ixlam hay còn gọi là Đạo Hồi. Ở hơn hai mươi nước, đạo Ixlam được coi là quốc giáo.

Tôn giáo là một sản phẩm văn hóa của loài người. Trong đời sống xã hội, tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy dân tộc, là một trong những yếu tố hình thành nên văn hóa dân tộc. Bất kỳ một tôn giáo nào, mục đích của nó cũng đều hướng con người đến cái đẹp, cái thiện, cái cao cả vì lợi ích cộng đồng. Tôn giáo có sức mạnh rất lớn trong tiềm thức của con người. Do đó, việc nghiên cứu tôn giáo có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng con người hướng đến những giá trị đạo đức tốt đẹp, giúp ổn định xã hội.

Như vậy, với nội dung cuốn sách “10 tôn giáo lớn trên thế giới” tuy mới chỉ đưa ra những nội dung cơ bản về một số tôn giáo lớn nhưng có thể giúp bạn đọc rút ra những so sánh rõ nét hơn trong quá trình nghiên cứu tôn giáo. Cuốn sách là một sản phẩm giá trị đối với độc giả muốn am hiểu về các giáo phái.

Ngọc Anh

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

0thảo luận