Hưu trí, việc làm và trợ cấp cho người cao tuổi ở Hàn Quốc
Tác giả: Jae-jin Yang, Thomas R. Klassen
Nhà xuất bản Routledge, USA, 2011, 192 trang
Kí hiệu: Lv 834
Ngôn ngữ: tiếng Anh
Lịch sử của các nhà nước phúc lợi hiện đại thường bắt đầu với các quy định công khai cho những người già và có thể cô đơn trong một nền kinh tế lao động tiền lương. Ở Hàn Quốc, tái cơ cấu hệ thống bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi đang được thực hiện do tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Mặc dù đây không phải là hiện tượng duy nhất xảy ra ở Hàn Quốc, sự già hóa nhanh chóng và những phản ứng chính trị và chính sách liên quan, cũng như sự thay đổi văn hóa lớn hơn là điều chưa từng có, thậm chí so với các quốc gia Đông Á khác.
Có thể thấy rằng sự xuất hiện của nhà nước phúc lợi ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là con hổ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, có nhiều đặc điểm độc đáo. Trong số những giá trị nho giáo của các xã hội này, nhà nước và các điều kiện kinh tế độc đáo đóng một vai trò đặc biệt, bao gồm cả tác động của năng suất hoặc bối cảnh xã hội phát triển. Mặc dù đã được thừa nhận, vai trò của các điều kiện nhân khẩu học khác biệt trong việc định hình con hổ Đông Á này đã nhận được ít sự quan tâm chú ý của các học giả. Điều này có thể là do nhân tố nhân khẩu học ít cấp bách, hoặc ít nhất là ổn định hơn, trong sự phát triển của các chế độ phúc lợi xã hội phương Tây. Ngoài ra, nhiều quốc gia phương Tây đã có - và trong một số trường hợp tiếp tục có - tình trạng nhập cư quy mô lớn, và trong một số trường hợp di cư, nhờ các công cụ chính sách để giảm thiểu và quản lý các xu hướng nhân khẩu học.
Ngay cả trong số 4 con hổ Châu Á, với những sự thần kì kinh tế của họ trong nhiều thập kỷ qua cho phép họ gia nhập hàng ngũ các quốc gia phát triển, Hàn Quốc là trường hợp phi thường. Quan trọng là những tiến bộ kinh tế của nước này, từ một quốc gia nghèo đói và bị tàn phá trong những năm 1960, Hàn Quốc trở thành một nhà nước phúc lợi đang nổi lên.
Nhằm cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về một số vấn đề đang diễn ra trong xã hội Hàn Quốc hiện nay, tác giả Jae-jin Yang và Thomas R. Klassen đã cho ra đời cuốn “Retirement, work and pensions in ageing Korea” (Việc làm, nghỉ hưu và trợ cấp cho người cao tuổi ở Hàn Quốc). Mặc dù được thành lập trong một thời gian ngắn và vẫn còn chưa trưởng thành trong một số khía cạnh, hiện nay mô hình Đông Á độc đáo của Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng dân số đang già hóa với tốc độ chưa từng thấy. Cuốn sách này giới thiệu với độc giả về tác động của những thay đổi nhân khẩu học tại Hàn Quốc, đặc biệt là tác động của những thay đổi này đến việc làm, hưu trí và trợ cấp hưu trí; và quan trọng là, đưa ra những lời giải thích về những cải cách chính sách công trong các lĩnh vực này. Các chương của cuốn sách cung cấp đánh giá kịp thời về những chính sách trợ cấp, hưu trí và sự già hóa dân số ở Hàn Quốc, đồng thời cung cấp những hiểu biết có giá trị về các khía cạnh khác nhau của tình trạng già hóa nhanh chóng chưa từng có của nước này. Các chủ đề của cuốn sách này, do các học giả và các chuyên gia hàng đầu của Hàn Quốc đưa ra, là thay đổi nhân khẩu học nhanh chóng tại Hàn Quốc đã trở thành một yếu tố trung tâm trong chính sách bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi, cũng như các chính sách ở nơi làm việc như thế nào.
Như vậy có thể thấy, thông qua 192 trang, lối trình bày khoa học và dễ hiểu, cuốn sách đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn và các vấn đề trong xã hội Hàn Quốc hiện nay, mà cụ thể là vấn đề vệc làm, nghỉ hưu và trợ cấp cho người cao tuổi ở Hàn Quốc. Cuốn sách là tài liệu vô cùng bổ ích cho bạn đọc khi nghiên cứu về xứ sở kim chi này.
Thực hiện: Hà Hậu
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á