Ngày 28 tháng 7, nhân chuyến thăm một số địa điểm trong đó có Đặc khu kinh tế tỉnh Okinawa của ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch (tương đương cấp Bộ trưởng) Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Viện nghiên cứu trực thuộc chính phủ Việt Nam), chúng tôi đã có dịp phỏng vấn ông về ý nghĩa của chuyến thăm.
PV: Cảm tưởng của ngài khi tới thăm Đặc khu kinh tế và một số cơ sở kinh tế công nghiệp của tỉnh Okinawa? Cụ thể là ngài có những dự kiến như thế nào về triển vọng giao lưu hợp tác giữa hai bên?
Ông Nguyễn Xuân Thắng: Tôi đã được nghe trình bày về ‘Tầm nhìn Okinawa trong thế kỷ 21”. Đối với đánh giá về việc Việt Nam trong tương lai sẽ kết nối với mạng lưới tại khu vực châu Á với tư cách là một cứ điểm chung chuyển sản phẩm, tôi cho là có thể đặt nhiều kỳ vọng. Về chính sách thu hút các ngành trong lĩnh vực tài chính, IT, hay tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng... thì phía Việt Nam chúng tôi cũng có chung một ý tưởng, vì thế rất có thể giữa hai bên sẽ tạo nên được một sự gắn kết. Chứng kiến mô hình hình thành cụm nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, tôi có cảm nhận rằng, mô hình đang được tiến hành tại Okinawa có thể ứng dụng tốt tại Việt Nam.
Với những kinh nghiệm phong phú, công nghệ tiên tiến, những mô hình kinh doanh của các ngành kinh tế, các công ty Okinawa có thể chuyển giao kỹ thuật của mình cho phía Việt Nam. Chúng tôi đang có phương châm mở rộng lĩnh vực IT và ngành tài chính tại khu vực miền Trung Việt Nam. Như vậy, những lĩnh vực hai bên có thể hợp tác là rất đa dạng.
Ngoài ra, thành viên trong đoàn lần này đều ở cấp thứ trưởng và chủ tịch tỉnh. Có thể nói rằng chúng tôi tới đây không chỉ để quan sát, mà còn học hỏi để hiện thực hóa những mô hình phát triển kinh tế này dựa trên thực tế tại nước chúng tôi”. (Hết)
Nguồn tin: Báo Okinawa Times Newspaper, ngày 29/07/2011 (trang 2))
Người dịch: Đỗ Ánh, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.